
LG BL40 là sản phẩm tiếp nối của các series sản phẩm Chocolate, Shine và Secret cùng thuộc dòng Black Label của hãng. Hãng LG gọi đây là “thế hệ Chocolate mới” và “kỳ vọng sản phẩm sẽ ra mắt thị trường vào tháng 8 tới”.
Máy có tỷ lệ hình ảnh hiển thị 21:9 tương tự như màn hình chiếu phím của các rạp với độ phân giải 345 x 800 pixel. Hiện LG chưa công bố chính xác kích cỡ màn hình nhưng dự tính sẽ lớn hơn 3 inch.
" alt=""/>'Rạp chiếu phim' LG BL40

"'Chửi' ai chưa biết nhưng khi dựng vở, ngoài việc muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn thì đặc biệt khán giả thích vở của chúng tôi phải 'chửi', 'chửi' theo kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, dù báo chí đã làm mạnh lắm rồi", NSƯT Chí Trung chia sẻ. |
Chí Trung trong chương trình Táo quân
|
Nhà hát Tuổi trẻ vừa hoàn thành và cho ra mắt vở diễn "Lời nói dối cuối cùng", kịch bản của cố nhà văn Lưu Quang Vũ và công bố dự án "Chắp cánh niềm tin - kết nối tương lai" - mang vở diễn tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước với kinh phí lên tới 4 tỷ đồng. Nhân dịp này NSƯT Chí Trung đã có những chia sẻ rất thật xung quanh chuyện làm nghề và quá trình dựng vở.
"Lời nói dối cuối cùng" vở kịch do đạo NSND Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớp diễn viên tài năng của Nhà hát Tuổi trẻ ngày ấy như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Đức Hải... được công diễn vào tháng 12/1985 và được khán giả đón nhận mạnh mẽ.
 |
Cảnh trong 'Lời nói dối cuối cùng'. |
Hỏi NSƯT Chí Trung lý do tại sao hay chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, có phải bởi cái tên Lưu Quang Vũ đã là vé đảm bảo để vở diễn được chú ý ngay từ đầu?
Anh chia sẻ: "Khi đọc kịch bản, dù đã hơn 30 năm nhưng vở diễn với những thông điệp vẫn đúng, đủ bởi bản thân trong vở diễn đã hội đủ tính thông điệp, dự báo. Đặc biệt vở diễn kết cấu chặt chẽ, nhân vật xuất hiện có số phận, có sự tươi sáng, cái kết mang lại hạnh phúc đủ đầy cho người xem và người diễn. Ngày xưa khán giả cái gì cũng xem, miễn là của Lưu Quang Vũ và của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng bây giờ khán giả khó tính hơn nhiều. Họ có nhiều lựa chọn, kể cả ngồi nhà không mặc gì họ cũng xem được cả thế giới. Nên tôi rất hiểu khán giả trẻ của tôi hiện nay, họ không chỉ muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn và đặc biệt là họ muốn chúng tôi 'chửi', 'chửi' ai không biết nhưng cứ phải 'chửi', kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, mặc dù báo chí đã làm.
Kịch bản văn học rất hay, từng lời văn có thơ mà từng lời thơ hàm ý văn học, giàu tính biểu tượng. Nói thế thôi, hay thì rất hay nhưng khi bắt tay vào làm lại khó vô cùng. Vì là vở cổ, với câu chuyện cổ xoay quanh nhân vật Cuội, Bờm, Lụa. Mà những câu chuyện cổ bây giờ đâu tiếp cận được với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Chưa kể áp lực với tôi là phải giữ nguyên được nguyên tác. Thực ra là tôi tự gây áp lực cho mình. Tôi luôn muốn giữ hết mức nguyên tác của tác phẩm chứ không như nhiều đạo diễn khác là xé toang tác phẩm ra, chỉ lấy cái tên. Nên vấn đề đưa những thứ hấp dẫn khác, có điểm nhấn vào tác phẩm khiến tôi đau đầu. Lần này tôi đã nhớ tới nhạc sĩ Quốc Trung phụ trách âm nhạc dân gian cho tôi, anh đã đưa hip hop, rap vào", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Vẫn là Chí Trung với lối dàn dựng tác phẩm như một 'nồi lẩu thập cẩm' nhưng các vị đưa vào đều hài hòa? - PV hỏi. Đạo diễn Chí Trung cho biết: "Tôi luôn luôn lắng nghe xem khán giả của mình thích gì, tôi làm chiều theo khán giả. Hôm sơ duyệt, khán giả 600 người không ai bỏ về, duy chỉ có một cặp vợ chồng trẻ, tôi chạy ra hỏi ngay, lý do họ về là con họ khóc quá. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Những bài đồng dao kiểu Bờm, Cuội nhạc sĩ Quốc Trung đã biến thành đọc hip hop. Nếu cứ để khán giả xem một vở cổ mà không đưa hơi thở thời đại vào thì làm sao giữ chân được họ lâu. Phần âm nhạc cũng được đầu tư nhiều nhất với tác phẩm sân khấu, bình thường chỉ 30 triệu đồng nhưng tôi đầu tư lên tới 50 triệu đồng".
"Lời nói dối cuối cùng" sẽ ra mắt ngày 17/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
T.Lê
" alt=""/>Lời nói dối cuối cùng
Chiều 20/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam mới được bổ nhiệm nhiệm kỳ 2016-2019.Phó Cục trưởng Cục Quan hệ Quốc tế, Bộ VHTTDL Lê Ngọc Định đã đánh cao sự hỗ trợ tích cực của các bộ đặc biệt là Bộ Ngoại giao trong việc quảng bá VHTTDL trong thời gian qua.
Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao Dương Chí Dũng cho hay: "Chúng tôi xác định: trọng tâm công việc đối ngoại của cơ quan đại diện là ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa… Trong đó, ngoại giao văn hóa rõ ràng là một mảng rất quan trọng".
Ông Dương Chí Dũng cũng nhận định thời gian qua, các đại sứ luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Bộ VHTTDL vào những dịp lễ lớn, lễ hội, hội chợ.. để giới thiệu, quảng bá về Việt Nam.
 |
|
"Đất nước chúng ta có truyền thống bề dày lịch sử và chủ động hội nhập. Nhưng thế giới biết đến chúng ta còn rất hạn chế. Họ chỉ biết chúng ta với chiến tranh chống Mỹ chứ chưa biết tới nền văn hóa dân tộc mang màu sắc hiện đại như thế nào… Vì vậy, chúng tôi cảm ơn các cơ quan chức năng của Bộ đã tổ chức những Ngày văn hóa Việt Nam, Tuần Văn hóa Việt Nam… tại các nước. Nếu không có sự chủ động của Bộ thì khó có thể đạt được những kết quả ấn tượng như vậy" - Ông Dương Chí Dũng đánh giá.
Tại cuộc gặp, các đại sứ, tổng lãnh sự cũng đã nêu những "gạch đầu dòng đặt hàng" Bộ VHTTDL trong các hoạt động quảng bá.
 |
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói ngoại giao văn hóa là cầu nối trước tiên để mở đường cho kinh tế, du lịch |
Các đại sứ mong muốn có kế hoạch phối hợp giữa Bộ và các đại sứ quán, đặc biệt là các đại sứ quán đóng ở những địa bàn nhỏ, cộng đồng người Việt ít; mong có được những ấn phẩm, sản phẩm du lịch quảng bá về văn hóa, du lịch như các triển lãm tranh, ảnh hoặc trình chiếu các bộ phim mới về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam...
Tại buổi gặp, đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của các vị đại sứ.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL): "Chúng tôi luôn sẵn sàng có các ấn phẩm để phục vụ quảng bá. Gần đây các quốc gia và truyền thông quốc tế cũng có nhiều hoạt động để quảng bá du lịch trong nước. Chúng tôi sẽ gửi các kế hoạch từng nước, từng thị trường để phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài".
Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) Trần Nhất Hoàng cho hay hiện Cục Hợp tác quốc tế đang có các video của nhiều chương trình khác nhau với chất lượng tốt.
Cục cũng sẽ thiết kế hình ảnh chuẩn, có bản quyền với chất lượng cao để hỗ trợ các đại sứ quán.
"Các đại sứ sẽ giới thiệu các đối tác làm phim nước ngoài đến Việt Nam. Bởi với thành công của phim King Kong quay tại Việt Nam, hình ảnh của Việt Nam cũng được giới thiệu rộng rãi tới cộng đồng quốc tế" - ông Hoàng nói.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cho hay, ngoại giao văn hóa là cầu nối trước tiên để mở đường cho kinh tế, du lịch… Do đó, việc thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hóa đó cũng là trách nhiệm của Bộ VHTTDL mà đứng đầu là Bộ trưởng.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị các đại sứ cung cấp cụ thể các yêu cầu của mình và gửi kế hoạch sớm cho Bộ, Bộ sẽ tổng hợp và kết hợp các nguồn lực trong, ngoài nước, huy động xã hội hóa để cùng tổ chức thực hiện với các đại sứ quán.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chúc các đại sứ sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác và dành nhiều sự quan tâm tới Bộ VHTTDL để Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoại giao văn hóa của mình.
Tổ Quốc
" alt=""/>Bộ trưởng Văn hóa tiếp các Đại sứ

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
 |
|
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam.
Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ...
Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.
Khánh An
" alt=""/>Quần thể di tích Cố đô Huế có gì?