Tôi đã học tới năm cuối chuyên ngành tiếng Anh của ĐH Oxford. Biết rằng khối lượng bài vở sẽ rất nặng, nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho cường độ của khoá học thường xuyên yêu cầu 2 bài luận mỗi tuần này.
![]() |
Nathalie Wright đã nghỉ ốm một năm và phải tham gia một bài thi tái hoà nhập ĐH Oxford khi quay trở lại trường |
Với mỗi bài luận, chúng tôi có thể phải đọc tới 3 cuốn tiểu thuyết cùng với một lượng lớn tài liệu khác. Bạn bè và tôi chẳng thể nghĩ đến chuyện gì ngoài việc trở thành những con cú đêm suốt cả tuần.
Hàng ngày, trong bữa sáng, chúng tôi trò chuyện với nhau về nỗi thống khổ của mình – có người phải thức liền 3 ngày để đọc xong cuốn “Tội ác và trừng phạt”, người khác thì dọn đến thư viện để ăn, ngủ và đánh răng luôn ở đó.
Rồi đột nhiên, tôi lăn ra ốm trong kỳ đầu tiên của năm học cuối. Tôi bị viêm tuyến bạch cầu, và nó sẽ dẫn tới ME – một căn bệnh suy nhược kinh niên. Không thể tiếp tục khoá học, với yêu cầu của bác sĩ gia đình, tôi xin nghỉ một tuần. Nhưng đề nghị của tôi bị trường từ chối.
Bất chấp yêu cầu nghỉ ngơi của bác sĩ, tôi đành lê mình tới thư viện. Vào cái ngày tôi ngã lăn ra sân trường, tôi biết rằng mình cần phải về nhà. Lúc đó, bệnh đã nặng hơn và rõ ràng là tôi sẽ không thể sớm quay lại trường. Tôi cần một năm nghỉ ngơi.
Bệnh tật đã đủ khổ rồi, nhưng phản ứng của trường còn khiến tôi khốn đốn hơn nhiều. Một lãnh đạo của trường đã 2 lần gọi điện thuyết phục tôi quay trở lại vào kỳ học tới, như thể tôi chỉ cần bình tĩnh lại là mọi thứ sẽ tốt hơn. Tôi cảm thấy họ không tin là tôi đang ốm, như thể họ nghĩ rằng tôi được gì đó sau một năm nghỉ học, chứ không phải là một năm sống đau đớn vì bệnh.
Mặc dù tôi đã tới gặp một số bác sĩ ở Yorkshire, và một trong số họ đã gửi các giấy tờ y tế tới trường để xác nhận bệnh tình khiến tôi không thể tiếp tục học, nhưng trường vẫn nói rằng như thế là chưa đủ. Chỉ có bác sĩ của trường mới đủ thẩm quyền quyết định cho tôi nghỉ.
Sau nhiều tuần đàm phán, tôi được phép tạm ngừng việc học tập trong một năm cùng với các điều kiện kèm theo. Đó là tôi không được phép bén mảng tới khuôn viên trường, nơi mà tất cả bạn bè tôi đang sống, trong năm đó. Tệ hơn, để quay trở lại học tập sau thời gian nghỉ, tôi sẽ phải tham gia một bài thi dài 6 giờ và phải đạt tiêu chuẩn 2:1. Kỳ thi này chỉ dành cho những sinh viên nghỉ ốm.
ME là một căn bệnh mà bất kỳ sự gắng sức nào về cả thể chất và tinh thần đều khiến nó trầm trọng hơn. Do đó, việc làm thêm bài thi này sẽ khiến bệnh của tôi càng nặng hơn. Vì thế tôi đã đề nghị được quay trở lại trường mà không phải làm bài thi, nhưng người hướng dẫn nói rằng đó là thù tục cần có để chứng minh rằng tôi có thể học tiếp năm cuối. Một người nói rằng tôi cần phải “cứng rắn hơn”.
Cuối cùng, tôi thương lượng với nhà trường giảm xuống thành một bài thi dài 3 tiếng. Tôi đã mất 2 tiếng đồng hồ không biết phải viết gì, nhưng bằng cách nào đó, tôi đã vượt qua.
ĐH Oxford là một ngôi trường lâu đời và có truyền thống. Website của trường tự hào nói rằng họ là trường đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh.
ĐH Oxford dùng từ “rustication” để nói về việc nghỉ học một năm. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latin: “rus” có nghĩa là vùng quê. Từ này được sử dụng lần đầu tiên đối với những sinh viên bị trục xuất bằng cách đưa về quê nhà. Từ “suspension” mới được sử dụng gần đây, nhưng những người hướng dẫn và sinh viên vẫn gọi là “rustication”.
Và đó không chỉ là vấn đề về cách dùng từ. Nó liên quan đến một quan điểm từ cách đây nhiều thế kỷ cho rằng ốm thì nên bị phạt, và dường như những người cần nghỉ học vì lý do sức khoẻ là những sinh viên có vấn đề cần bị trục xuất, và họ cần phải chứng minh rằng mình xứng đáng trước khi được phép quay trở lại.
Những kỳ thi tái nhập học không phải là chính sách chính thức của ĐH Oxford, nhưng được thực hiện thường xuyên ở nhiều trường trực thuộc.
Năm ngoái, một sinh viên tên là Sophie Spector của Balliol College - một trường trực thuộc ĐH Oxford - khẳng định rằng cô cảm thấy mình bị buộc phải rời khỏi trường vì các loại bài thi. Luật sư nhân quyền Chris Fry miêu tả những kỳ thi này là “một trong những ví dụ cực đoan về sự phân biệt đối xử mà tôi từng chứng kiến”.
Trái với nhiều trường đại học khác, phần lớn điểm số ở ĐH Oxford dựa vào các bài thi cuối kỳ. Vào năm cuối, thời lượng làm bài thi có thể lên tới 30 giờ, và đó là một bài kiểm tra sức chịu đựng về tinh thần cũng như thể chất, các kỹ năng học thuật, kiến thức khác.
Những lập luận chống lại việc thay đổi truyền thống này luôn luôn giống nhau: Để bảo vệ sự toàn vẹn của khoá học, hay đó là sự trải nghiệm “độc nhất” ở Oxford. Tuy nhiên, sự nghiêm ngặt về trí tuệ đã bị nhầm lẫn với sự phù hợp về thể chất và tinh thần.
Tôi đã nói chuyện với một số người từng trải qua “restication”. Một người tốt nghiệp năm 2015 từng gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần, khiến cô tự làm mình đau. Những bức thư của trường gửi tới cô đề cập tới “hành vi” của cô vào thời điểm đó là “hành vi sai trái nghiêm trọng”. Họ nói rằng cô sẽ bị đình chỉ và không được phép sử dụng các trang thiết bị của trường như phòng học chung, phòng máy vi tính, hội trường ăn, sảnh, thư viện và khu nhà ở của trường. Bác sĩ của cô nói rằng một lãnh đạo cấp cao của trường đã miêu tả cô như một “quái vật”.
![]() |
Wright được phép nghỉ học một năm với điều kiện không được sử dụng các trang thiết bi của trường trong năm đó, và không được đặt chân vào khuôn viên trường |
Một sinh viên chuyên ngành lịch sử gần đây đã tổng kết cảm xúc của mình sau khi xin nghỉ một năm bằng từ “bị làm bẽ mặt”. Trong một bức thư, trường nói rằng cô không được phép tới trường mà không có giấy phép trong suốt quá trình nghỉ “để đảm bảo rằng những sinh viên đang học không bị gián đoạn”. Cô cũng phải chuẩn bị làm 2 bài thi và phải đạt 60% tổng số điểm để có thể quay lại học.
“Về cơ bản, toàn bộ quá trình này tôi cảm thấy như bị trừng phạt” – sinh viên này cho biết.
Trường trực thuộc Magdalen cũng từng bị chỉ trích vì cấm những sinh viên đình chỉ học tham gia một buổi khiêu vũ của trường.
May mắn thay, cũng có nhiều sinh viên được đối xử tốt hơn. Tuy nhiên, các trường trực thuộc không đưa ra nhiều quy định riêng.
Nhiều năm nay, sinh viên ĐH Oxford đã vận động nhà trường cải thiện việc quan tâm tới những sinh viên nghỉ ốm. Gần đây đã có một số cải cách nho nhỏ như: Sinh viên tạm ngừng học có thể mượn tài liệu từ thư viện trường trong năm họ nghỉ, và vẫn có quyền truy cập vào email của mình. Nhưng điều này vẫn là chưa đủ.
Các trường đại học khác đã làm thế nào?
Trang Giáo dục của tờ Guardian đã liên hệ với 30 trường đại học để tìm hiểu về các thủ tục khi một sinh viên cần nghỉ học vì lý do y tế. Các trường thường gọi đó là “sự gián đoạn” hay “đình chỉ tạm thời”.
Từ “restication” dường như chi có ĐH Oxford, ĐH Cambridge và ĐH Durham sử dụng. Và ở hầu hết các trường, từ “đình chỉ” chỉ được dùng khi sinh viên đã phạm một số lỗi nhẹ.
Chúng tôi đặt câu hỏi, liệu sinh viên có được yêu cầu phải gặp một bác sĩ hoặc một chuyên gia chính thức của trường (ngoài bác sĩ riêng của họ) để chứng minh rằng họ bị bệnh thật không? Câu trả lời là “Không”. Tất cả các trường đều nói rằng chỉ định của bác sĩ gia đình là đủ rồi.
Hầu hết các trường đều cho biết những sinh viên đã nghỉ học đều được thoải mái sử dụng các trang thiết bị của trường, được tới thăm bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội của trường chỉ với một số ít giới hạn.
Tất cả những trường đã trả lời, ngoại trừ ĐH Cambridge, nói rằng họ không bao giờ yêu cầu sinh viên phải làm lại bài thi để kiểm tra khả năng quay trở lại trường của họ.
Phát ngôn viên của ĐH Cambridge cho biết, các kỳ thi đôi khi được đặt ra, nhưng hiếm. “Đó là vấn đề phúc lợi bởi vì chúng tôi muốn sinh viên đó được chăm sóc tốt. Chúng tôi muốn cả sinh viên và trường đều yên tâm rằng họ đã sẵn sàng quay trở lại và hoàn thành khoá học của mình”.
Nhưng việc đánh đồng thành tích trong một bài thi học thuật với sức khoẻ tâm thần, thể chất để quay lại trường liệu có ổn không? “Làm bài thi để chứng minh rằng bạn phù hợp là thứ mà tôi chưa từng nghe nói, và nếu có thì rất ít” – ông Ruth Caleb, giám đốc tư vấn của ĐH Brunel kiêm điều phối viên của tổ chức Mental Wellbeing in Higher Education (Sức khoẻ tâm thần trong giáo dục đại học) nhận định.
Có rất ít hướng dẫn cho các trường về cách chăm sóc tốt nhất những sinh viên nghỉ ốm. Tuy nhiên, hầu hết các trường, với mong muốn nhìn thấy sinh viên hoàn thành khoá học của mình, đều cung cấp những hỗ trợ cần thiết khi họ quay trở lại.
Nguyễn Thảo (Theo Guardian)
" alt=""/>Cách đối xử kỳ quặc của ĐH Oxford với sinh viên nghỉ ốmDiễn viên Tùng Dương bên người vợ thứ ba (đã ly hôn) và 2 con gái.
- Là ông bố đơn thân của một cô công chúa đang tuổi lớn, anh cảm thấy điều gì là khó khăn nhất?
Tôi thậm chí còn chẳng thấy khó khăn gì cả mà ngược lại tôi coi đó là động lực để mình sống lạc quan hơn. Bởi hàng ngày, niềm vui của tôi là được đón con đi học về, háo hức nghe con kể đủ thứ chuyện ở trường, ở lớp, nghe con tập đàn, cùng xem phim với con rồi hai bố con lên kế hoạch sắp xếp công việc gia đình.
Con gái chính là động lực không phải khó khăn, con là người giúp tôi giải tỏa những mệt mỏi của cuộc sống để có thêm năng lượng. Còn “cơm – áo - gạo - tiền” thì ai cũng thế thôi, luôn phải cố gắng để chu toàn chứ.
- Anh nói mình bị trầm cảm và suy nhược thần kinh, khoảng thời gian ấy anh đối diện với vấn đề đó như thế nào?
Tôi chống chọi với nó một mình. Gia đình và mọi người chỉ biết khi tôi đã nằm viện.
- Trầm cảm mà ở một mình thì không phải quá nguy hiểm sao?
Đúng rồi! nhưng vợ cũ tôi không quen chăm bệnh nhân, nên mỗi khi tôi vào viện thì đều phải thuê người.
- Anh từng chia sẻ rằng vì trầm cảm nên từng có ý định tự tử, nhưng qua tiếp xúc tôi không nghĩ đó là sự thật phải không?
Thực ra cái chuyện tôi nói định tử tự nó kiểu như một câu cảm thán rằng cuộc sống sao mệt mỏi quá, toàn gặp chuyện đen đủi và “tai bay vạ gió” nên “thôi chết quách đi cho rồi” chứ tôi chưa bao giờ định làm thế thật.
Điều này tôi từng chia sẻ với một số bạn phóng viên nhưng chắc mọi người hiểu nhầm ý tôi nên viết sai tinh thần như vậy. Bản thân tôi khi đọc một số thông tin nói mình muốn kết liễu cuộc đời còn hoảng hốt vì suy cho cùng đó chỉ là ý nghĩ lướt qua bởi thực sự mà nói tôi từng chứng kiến nhiều người có số phận “khốn nạn” và bi đát gấp 8 tỉ lần mình mà họ vẫn kiên cường sống đấy thôi.
![]() |
Hiện tại diễn viên Tùng Dương đang kết hợp uống thuốc và tập luyện thể dục theo phác đồ điều trị bệnh suy nhược thần kinh của bác sĩ. |
- Cũng đã lâu khán giả không còn thấy Tùng Dương xuất hiện trên phim, có phải do chưa có vai diễn nào hấp dẫn được anh hay vì những mệt mỏi của cuộc sống đã làm anh vơi cạn đam mê với nghệ thuật?
Không phải đâu, thứ nhất là những năm gần đây tôi thích công việc viết kịch bản hơn là đóng phim và giờ tôi định hướng rõ ràng với mảng hậu trường này rồi.
Nếu được mời vào vai một nhân vật làm cho tôi thích thì tôi vẫn nhận lời như thường (cười) nhưng tôi vẫn chỉ thấy những dạng vai nhang nhác các nhân vật mà mình từng đóng nên giờ tôi vẫn viết kịch bản như các bạn thấy.
- Có phải vì không tìm được vai diễn mà mình thật sự thích thú nên anh chuyển sang làm biên kịch để có thể tự tạo ra nhân vật sở trường của mình?
Một nửa là như thế! Nghĩa là khi làm biên kịch tôi có thể sáng tạo ra những nhân vật theo ý mình trong khi đóng phim thì tôi phải diễn theo khuôn khổ của người biên kịch phim đó yêu cầu. Nôm na là khi viết kịch bản, tôi sẽ được thỏa sức phóng tác các nhân vật và câu chuyện theo cách của chính mình.
Mới đây, trong một bài phỏng vấn anh có tự nhận mình được nhiều người biết đến qua các vai phản diện, nhưng đối với anh đấy không phải thành công vì anh chưa bao giờ lên đến đỉnh vinh quang trong nghề, điều này nhiều người lại không cho là vậy, anh thấy sao?
Mọi người thường đồ rằng lên đến đỉnh vinh quang trong nghề diễn là phải đạt được một giải thưởng gì cao quý nhưng với tôi nó chỉ là hình thức. Bởi theo cá nhân tôi, thành công thực sự là lúc mình có 1 vai diễn mà khi ngồi xem lại, bản thân sẽ cảm thấy rất ưng ý.
Thế nhưng hầu như những nhân vật mà tôi đã từng đóng trong các bộ phim khi xem lại tự tôi đều thấy có nhiều cái thiếu sót và nhủ thầm tại sao khi đóng phim tôi không nghĩ ra, hoặc là trong khi nhập cảnh tôi lại không làm tròn vai như thế này, như thế kia được.
Có thể khán giả thì họ bảo ừ đóng như thế này được rồi, đạt rồi, thành công rồi. Thế nhưng bản thân tôi khi ngồi xem lại thì đúng là chưa có nhân vật nào có thể khiến tôi cảm thấy mình đã làm tròn vai thực sự.
![]() |
Diễn viên Tùng Dương được nhiều người biết đến khi vào các vai phản diện trong phim. |
- Diễn xuất không tự hài lòng, thế còn mảng biên kịch đang theo đuổi thì anh tự nhận xét thế nào?
Mảng miếng hậu trường này tôi lại khá thoả mãn và cảm thấy mình được trở về bản ngã. Ở đó tôi được tự do là mình, viết những kịch bản theo ý muốn, kể những câu chuyện theo cách riêng mà không phụ thuộc vào ai.
- Anh có thể bật mí một chút về những “đứa con tinh thần” khiến anh cảm thấy thỏa mãn chứ?
Tiết lộ một chút là tôi có “Những đóa quân tử lan” đã chiếu ti vi còn “Kẻ tàng hình” dài 44 tập sắp lên sóng.
Trong đó, “Kẻ tàng hình" là phim hình sự, nói về các thế lực ngầm trong xã hội, những băng đảng xã hội đen đội lốt doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng lớn, suốt ngày đi làm từ thiện nhưng ẩn sâu bên trong là những hoạt động ngầm, có khi là làm ăn phi pháp, buôn ma túy, tranh giành thế lực, cạnh tranh nhau về thị trường. Rồi là thanh trừng nhau.
Tôi dám khẳng định “Kẻ tàng hình” là một trong những phim hiếm về truyền hình lấy những nhân vật phản diện làm trung tâm, tức là xoáy sâu đi phân tích về đời sống tâm lý cũng như đời sống 2 mặt của các thế lực mà người ta gọi là “giang hồ cổ cồn” và khắc họa rất sâu sắc về đời sống xã hội đen cũng như các thế lực ngầm.
- Hỏi đùa anh chút là thu nhập của biên kịch có khá hơn khi làm diễn viên không?
Thực ra bây giờ tôi chỉ chịu trách nhiệm nuôi 1 bé nên áp lực kinh tế cũng không quá nặng nề. Nếu như mà trời thương, sức khỏe cho phép, không bị ốm đau, không bị ngắt quãng bởi những cái trời ơi đất hỡi thì 1 năm tôi thong dong viết 1 bộ kịch bản dài tập thì cũng đủ trang trải cuộc sống được.
Ngoài ra tôi còn đi dạy diễn xuất nên cũng có thêm đồng ra đồng vào, với cuộc sống và nhu cầu cơ bản của hai bố con hiện tại thì thế là thoải mái rồi. Làm nghệ thuật, trừ khi là ca sĩ gặp thời chứ bình thường có ai giàu có đâu.
![]() |
Diễn viên Tùng Dương sinh năm 1969 ở Hà Nội, anh từng là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình với các vai phản diện trong một số bộ phim như Ban trong “Lãnh địa đen” (series Cảnh sát hình sự), “Chuyện phố phường”, “Dòng sông phẳng lặng”, “Khi đàn chim trở về”, “ Ngõ lỗ thủng, Nhà có nhiều cửa sổ”, “Hoa cỏ may”,..Đặc biệt Tùng Dương còn là một đạo diễn đầy tài năng cũng như là biên kịch của một số bộ phim truyền hình gồm “Sức mạnh huyền bí”, “Mùa bàng rụng trái”, “Kẻ tàng hình”,... Năm 25 tuổi Tùng Dương kết hôn nhưng lại ly hôn sau thời gian ngắn chung sống. Người vợ thứ hai của anh chính là diễn viên Hoa Thúy. Năm 2007 anh kết hôn lần thứ ba... |
Theo Tiền Phong
"Tôi và vợ chia tay vì những mâu thuẫn trong lối sống, khác biệt tính cách. Cả hai từng nghĩ vì các con để níu kéo nhưng không thành", Tùng Dương chia sẻ.
" alt=""/>Diễn viên Tùng Dương sau ly hôn lần 3: ‘Con gái là động lực để tôi sống lạc quan hơn’Bản chất những chất liệu tạo nên đũa không phải là môi trường lý tưởng để dễ dàng sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc. Tuy nhiên, nếu không rửa sạch sẽ sau khi ăn, thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như: gạo, ngô, đậu… trong thời gian dài sẽ trở thành điều kiện để vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở. Được biết, nấm mốc có chứa nhiều aflatoxin - chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu cho cơ thể con người.
Thớt mốc
Thớt sau khi dùng để chế biến thực phẩm có thể bám những mảnh vụn của thức ăn. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm. Cũng như đũa mốc, thớt bẩn cũng hình thành nên nấm mốc mang chất aflatoxin. Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào, dẫn đến hiện tượng quái thai, ung thư,... Theo các chuyên gia, nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày liên tiếp, chỉ một năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư gan.
Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể loại bỏ sạch aflatoxin. Bởi lẽ, aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy, biện pháp trụng nước sôi đồ vật hoàn toàn vô dụng. Cách tốt nhất là nên đem thớt mốc phơi nắng trong nhiều giờ sau khi làm vệ sinh sạch sẽ để tránh rước bệnh vào người.
Các loại hạt để quá lâu
Theo các nhà khoa học, cũng giống như các loại thực phẩm khác, nhóm lương thực dạng hạt cũng được cấu thành từ các phân tử như chất béo, carbohydrate và protein. Theo thời gian, những chất dinh dưỡng đa lượng này khi trộn lẫn với nhau, đồng thời, tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ khiến thay đổi hương vị, màu sắc và kết cấu, thậm chí là bị hỏng. Từ đó, dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn, nghiêm trọng hơn là hình thành mầm mống ung thư trong cơ thể sau khi sử dụng.
Chảo chống dính kém chất lượng
Chuyên gia Lema Ensyl tại viện Hàn lâm Trung ương Pháp cho biết rằng, những vết xước trên bề mặt chảo chống dính trong quá trình nấu nướng vô tình đẩy các hợp chất cấu thành nên bề mặt chảo bám vào thức ăn. Hợp chất này khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gián tiếp gây nên các bệnh về dạ dày, gan và thậm chí là ung thư. Do đó, để tránh trường hợp tự "đầu độc" bản thân, khi chọn mua chảo, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất liệu an toàn cho sức khỏe và dễ dàng vệ sinh.
Đồ nhựa kém chất lượng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại đồ nhựa kém chất lượng sẽ sản sinh ra chất độc BPA (một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate), gây ra các bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư hoặc tim mạch. Đặc biệt, hậu quả của việc làm này không mang tính nhất thời mà thường tích tụ lâu dài trong cơ thể và chỉ thực sự "bùng nổ" khi sức khỏe suy yếu trầm trọng.
" alt=""/>Những đồ vật tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư trong nhà bếp