Đặng Văn Giỏi (sinh năm 1990) sinh ra trong gia đình nông dân tại vùng quê KimBôi, Hoà Bình. Gia đình khó khăn nhưng Giỏi học rất giỏi.
Năm 2007 Giỏi đậu Trường ĐH Hoà Bình và bắt đầu thực hiện đam mê viết game mobile.Bạn bè nhìn Giỏi ngưỡng mộ vì năm thứ 2 đại học Giỏi đã xin được vào làm việc tại mộtcông ty phần mềm có tên tuổi tại Hà Nội.
![]() |
Đặng Văn Giỏi (giữa) trong buổi offiline chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền từ việc làm game |
Đang trong guồng quay vừa học vừa làm trang trải cuộc sống thì năm 2009 (năm thứ 3đại học) mẹ đột ngột qua đời. Cũng từ đó, bố đau ốm thường xuyên không làm việc đượcnên Giỏi phải tự mình xoay sở trang trải cuộc sống.
Tốt nghiệp được một năm thì Giỏi xin nghỉ việc ở công ty và tự mày mò tìm hiểu tựlàm game.
Đến nay Giỏi được 23 game thành công, thu được gần 60 triệu đồng trong tháng 8. Còn hiện nay, trung bình mỗi tháng Giỏi bỏ túi gần 20 triệu đồng.
"Để cóđược kết quả như thế Giỏi tự lên mạng tìm tài liệu mày mò dịch qua dịch lại các tàiliệu bằng tiếng Anh - tài liệu tiếng Việt hiện nay không có. Việc dịch tài liệu thờigian đầu khá vất vì ngoại ngữ không tốt” - Giỏi chia sẻ.
Kinh nghiệm viết một ứng dụng và hoàn thành nó người lập trình phải đầu tư nhiềuthời gian, công sức. Nên mỗi ngày Giỏi dành từ 5 - 6 tiếng để viết code, thời giancòn lại thì đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
Theo Giỏi, thị trường smartphone bùng nổ cũng là cơ hội cho dân công nghệ thôngtin (IT) tăng thu nhập với các dịch vụ ăn theo.
Giỏi tự làm game và đưa nó lên các chợ ứng dụng lớn như Google Play, Appstore… chongười chơi dùng miễn phí. Sau đó thu lợi nhuận từ quảng cáo qua các nhà cung cấp dịchvụ khác như Google AdMob, Airpush, StartApp...
Giỏi cho biết, tiền thu về được tính trên số lần click của người dùng vào cácquảng cáo hoặc số lượt tải ứng dụng. Trung bình mỗi lần click, hoặc tải ứng dụngthường tương đương với 0.01$.
“Nhiều người cho rằng 0.01$ là nhỏ nhưng tích tiểu thành đại, chỉ cần 5000click làbạn đã có 1 triệu rồi”- Giỏi nói.
Tuy nhiên, để kiếm được 0.01$ Giỏi cũng phải lăn lộn với thời gian kín mít trongkhi vốn trong tay chưa sẵn sàng. Giỏi cho biết, để làm được một game thành công, thulợi nhuận lớn ngoài đầu tư về thời gian, công sức, sự sáng tạo mày mò thì vốn ban đầulà rất quan trọng. Có dự án Giỏi phải nhịn ăn để giành tiền làm vốn.
Chương trình sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến trên nền tảng số qua những điểm cầu và phát trực tiếp lên các kênh chính thức của VNCERT/CC trên nền tảng mạng xã hội. Chuỗi webinar dự kiến tổ chức định kỳ hàng tháng bắt đầu từ tháng 4/2022 và kết thúc vào tháng 12/2022 với 9 chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ có một diễn giả trình bày; một khách mời chuyên gia và một người điều phối để tạo tương tác giữa diễn giả, khách mời và trao đổi, giải đáp các câu hỏi đến từ những người tham gia.
Diễn giả cho chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin thông qua hợp tác chia sẻ tri thức về tấn công mạng” của tháng 4 này là ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ An ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel. Ông có hơn 13 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt là các mảng dịch ngược, nghiên cứu mã độc, xử lý sự cố an toàn thông tin, phòng chống tấn công có chủ đích.
Ông Trần Minh Quảng từng tham gia xử lý nhiều sự cố an toàn thông tin nghiêm trọng thuộc các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp lớn. Chuyên gia đến từ Công ty An ninh mạng Viettel cũng là diễn giả thường xuyên của nhiều hội thảo trong và ngoài nước như Security Bootcamp, TradaHacking, Security World…
Chương trình tháng 4 còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Lê Thành, Phó Tổng giám đốc VNG. Trước khi về Việt Nam, ông Nguyễn Lê Thành là kiến trúc sư chính phụ trách an toàn cho các bộ vi xử lý và chipset tại tập đoàn Intel. Ông là sáng lập viên của nhóm nghiên cứu VNSecurity (từ năm 1998) và là thành viên của “The Hacker’s Choice” - nhóm nghiên cứu đầu tiên phá mã A5 GSM trong vòng một phút. Trong suốt thập niên vừa qua, ông Nguyễn Lê Thành đã tham gia thuyết trình ở nhiều hội thảo quốc tế như Black Hat USA, HackInTheBox, PacSec…
Diễn ra dưới sự điều phối của Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC Lê Công Phú, chương trình webinar đầu tiên sẽ tập trung chia sẻ, cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như góp phần gắn kết các thành viên trong mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Trung tâm VNCERT/CC cũng đang dự thảo nội dung cho các chủ đề tiếp theo nằm trong chuỗi chương trình webinar về “Đảm bảo an toàn thông tin trong kỷ nguyên chuyển đổi số quốc gia”, bao gồm các nội dung kỹ thuật chuyên sâu về xu thế, hình thức tấn công mạng.
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia đã có 220 thành viên, bao gồm 58 thành viên thuộc bộ, ngành; 63 thành viên thuộc địa phương và 99 thành viên thuộc các doanh nghiệp, tổ chức khác.
Vân Anh
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU), ngày 19/4, VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin tổ chức chương trình đào tạo về cách thức xây dựng, vận hành và đánh giá năng lực đội ứng cứu sự cố theo mô hình SIM3.
" alt=""/>Khởi động chuỗi webinar định kỳ hàng tháng về hoạt động ứng cứu sự cốMột trong những thủ đoạn phạm tội của các đối tượng là lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội như Zalo, Facebook... và sử dụng vào việc đăng ký sử dụng các dịch vụ online (mua hàng, xin việc, vay tiền để đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.
Các đối tượng còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, đối tượng đưa ra nhiều lý do, xin chụp ảnh chân dung, chụp ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân (có thể trả cho người dân từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng trên mỗi căn cước công dân, chứng minh nhân dân được chụp), hoặc các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng của người dân.
Sau khi có thông tin dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng của người dân, các đối tượng bán thông tin cho các đối tượng khác (kể cả người nước ngoài) để sử dụng vào mục đích phạm tội, vi phạm pháp luật như: Làm giấy tờ giả để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các khoản vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính; chuyển nhận tiền đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
Giả mạo, giả danh cán bộ Công an, Toà án, Viện kiểm sát, hải quan, thuế... gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra hoặc làm quen qua mạng xã hội hứa hẹn gửi quà, tiền đánh vào lòng tham của người dân rồi yêu cầu họ chuyển tiền phí, lệ phí và tiền “bôi trơn” vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để chiếm đoạt...
Cục Cảnh sát hình sự thông tin thêm, phần lớn những người cho thuê, cho mượn thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng không biết việc sử dụng thông tin, tài khoản để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dù biết rõ nhưng vì hám lợi vẫn tiếp tay, tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội và đã bị xử lý với vai trò đồng phạm.
Cảnh giác với hành vi thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân
Trước diễn biến phức tạp của hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người dân, để phòng tránh tội phạm và những hệ lụy có liên quan, Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng.
Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội. Không cung cấp thông tin căn cước công dân, chứng minh nhân dân cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội.
Trường hợp bị mất Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân; đồng thời phòng ngừa trường hợp số căn cước của công dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật.
Cục Cảnh sát hình sự cũng lưu ý, khi bị các đối tượng xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân để tiến hành các hoạt động phi pháp, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng nơi gần nhất để được hỗ trợ.
Trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện số căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, người dân cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao.
Bên cạnh đó, trong trường hợp phát hiện đối tượng mượn, chụp, thuê Căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân; mời chào cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, Cục Cảnh sát hình sự đề nghị người dân tố giác và cung cấp ngay tài liệu, chứng cứ đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
“Nếu biết đối tượng sử dụng Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng vào mục đích vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng bao che hoặc vẫn bán, cho thuê, cho mượn thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm”, Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ.
Vân Anh
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, Cục đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân đang có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép.
" alt=""/>Khuyến cáo người dân không chia sẻ hình ảnh Căn cước công dân lên mạng xã hội