![]() |
4 dãy nhà khu tập thể nằm ở mặt trường Lê Hồng Phong trên địa bàn quận Hà Đông đã được gần 50 tuổi |
Ghi nhận tại khu tập thể, 3 dãy nhà đầu tiên được lợp bằng ngói đất nung. Sau hàng chục năm, khung mái bằng gỗ đã mục, gãy nhiều, mái ngói xô lệch, mốc, vỡ. Có hộ gia đình phải khắc phục bằng cách dỡ mái ngói thay bằng mái tôn. Đưa chúng tôi đi dọc tầng 3 của dãy nhà A, bà D. sống tại đây cho biết ở giữa Thủ đô nhưng nhiều khi không bằng ở nông thôn. Chỉ tay vào từng mảng tường lở trơ ra vôi vữa, phía trần nhà xuất hiện nhiều lỗ thủng lở lớp vữa, trơ cốt thép đã hoen rỉ hay trần nhà bằng tre trát vữa đã bong tróc bà D. lắc đầu lo lắng.
![]() |
3 dãy nhà đầu tiên được lợp bằng ngói đất nung |
“Gia đình tôi ở đây cũng đã vài chục năm cả gia đình ông bà, con cháu ở trong 40m2 rất bức bách về chỗ ở, chỗ nằm. Cả nhà chỉ kê được cái tủ, cái giường, cái bàn học là hết. Gia đình tôi còn không dám mua bàn ghế vì không có chỗ để. Những hộ ở tầng 3 như chúng tôi mới thấm thía nhất tình trạng xuống cấp. Trên là ngói vỡ mưa là dột. Đi lại ở cầu thang trong khu tập thể mà phải đội nón. Nước dột từ trên xuống rất khổ” – bà D. nói.
Theo bà D. gần đây nhà bà đã 3 lần tự sửa chữa căn hộ nhưng tình hình vẫn không mấy cải thiện.
“Sinh hoạt đời sống hiện đại mà mấy người ở trong nhà được vài chục m2 thiếu thốn không gian. Tôi và nhiều người ở đây bây giờ rất mong họ đập đi xây lại chứ không phải sửa chữa để càng sớm càng tốt khu này được xây mới, các ông các bà còn được hưởng tuổi già” – bà D. bày tỏ.
![]() |
Mái ngói xô lệch, mốc, vỡ sau gần 50 xây dựng |
Ông Trần Văn Mật, Tổ trưởng tổ dân phố 13 cho biết, khu nhà tập thể này đã trải qua gần 5 thập kỷ, nên kết cấu hạ tầng đã ọp ẹp, mục dần theo thời gian. Cũng theo vị Tổ trưởng tổ dân phố khu tập thể xuống cấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, luôn sống trong thấp thỏm vì lo sợ khu nhà có thể sập bất cứ lúc nào nhất là những lúc thời tiết mưa bão.
Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, trong năm 2018, UBND quận Hà Đông và Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai đã 3 lần tổ chức hội nghị nhà chung cư trong đó tại hội nghị lần 3 có 66,8% tổng số 193 chủ sở hữu đồng ý lựa chọn để Công ty CP Xuân Mai làm chủ đầu tư. Nhiều ý kiến muốn tăng hệ số đền bù, đền bù phần lấn chiếm, tăng tiền hỗ trợ tái định cư, tăng tiền thuê nhà...
![]() |
Nhiều mảng tường, trần lở vôi, vữa trơ ra khung thép hoen rỉ... |
![]() |
...khung mái bằng gỗ đã mục, gãy |
![]() |
Theo người dân ở đây, trên là ngói vỡ mưa là dột, đi lại ở cầu thang trong khu tập thể mà phải đội nón |
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng Hà Nội qua 3 lần tổ chức Hội nghị nhà chung cư Công ty CP Xuân Mai chưa được tất cả các chủ sở hữu thống nhất (100%) theo quy định tại Khoản 3 điều 110 Luật Nhà ở năm 2014.
Sở đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hà Đông và Công ty CP Xuân Mai tiếp tục tổ chức hội nghị nhà chung cư lấy ý kiến thống nhất của tất cả các chủ sở hữu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Khoản 3 điều 110 Luật Nhà ở năm 2014.
![]() |
Từ năm 2016, khu tập thể đã được kiểm định ở mức 3 tình trạng nguy hiểm, tồn tại khuyết tật, hư hỏng có thể dẫn đến phá huỷ kết cấu |
Được biết, từ năm 2016, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội) đã có báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ về hiện trạng chất lượng công trình xây dựng trong đó kết luận khu tập thể ở mức 3 tình trạng nguy hiểm, tồn tại khuyết tật, hư hỏng có thể dẫn đến phá huỷ kết cấu.
Trên cơ sở đó, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng kién nghị đưa vào diện ưu tiên khảo sát, đánh giá chi tiết ngay, cần có biện pháp khoanh vùng nguy hiểm và chống đỡ.
Thuận Phong
Vinaconex đưa ra 2 phương án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong đó có phương án xây mới 6 tòa chung cư với chiều cao từ 35-50 tầng.
" alt=""/>Khu tập thể gần 50 tuổi xập xệ dột nát giữa Thủ đôTrước đó, vào ngày 28/2, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip. Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cùng các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh có Căn cước công dân gắn chip tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID.
Cụ thể, cơ sở khám chữa bệnh thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).
Đối với người bệnh đã được cấp Căn cước công dân có gắn chip, trường hợp khi kiểm tra Căn cước công dân(quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi KCB BHYT kể từ lần sau bằng Căn cước công dân gắn chip hoặc bằng ứng dụng VNEID.
Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh giải thích để người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên Căn cước công dân chưa thể thực hiện được; và thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành - xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh.
Với người bệnh chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip, tiếp tục tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành - xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021. Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Một mục tiêu cụ thể của Đề án 06 trong năm 2022 là bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID), trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như thẻ BHYT.
Vân Anh
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, tỉnh khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.
" alt=""/>Đã tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế vào Căn cước công dân gắn chipNgày 7/1/2016, ICTnews đăng bài “Sóng truyền hình chập chờn: SDTV bị nghi ngờ chơi xấu đối thủ”. Sau khi bài báo đăng chưa lâu, theo phản ánh trên Diễn đàn DVB-T2 Việt Nam, tình hình thu sóng kênh 33 của SDTV đối với các đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 đã được cải thiện rõ rệt so tình trạng chập chờn kéo dài cả tháng trước đây.
"Sau khi báo đăng, sóng SDTV đã tốt hơn, doanh nghiệp đỡ đau đầu vì bị các đại lý và khách hàng phản ánh", giám đốc một doanh nghiệp cung cấp đầu thu cho ICTnews hay.
Trả lời phỏng vấn ICTnews hôm 6/1/2016, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc SDTV phản bác lại ý kiến cho rằng: SDTV đã cố tình dùng biện pháp kỹ thuật để đầu thu DVB-T2 của các đối thủ khó thu sóng kênh 33, hoặc có thu được nhưng chất lượng kém không thể xem được, trong khi đầu thu do chính SDTV cung cấp vẫn thu sóng tốt.
Theo giải thích của ông Hòa, do SDTV phát sóng DVB-T2 trên mạng đơn tần từ đầu tháng 12/2015, các đầu thu do SDTV phát hành và các tivi có tích hợp đầu thu đều thu tốt tín hiệu của SDTV.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đầu thu DVB-T2 và phần lớn đều là đầu thu Free-To-Air có xuất xứ từ Trung Quốc với chất lượng chipset thấp. Đầu thu thông thường có thể thu tốt được tín hiệu của mạng đa tần nhưng khi chuyển lên mạng đơn tần thì vấn đề đồng bộ tín hiệu đòi hỏi chipset phải xử lý rất phức tạp nên cần kiểm tra và hiệu chỉnh lại firmware của đầu thu mới thu sóng tốt được.
Trung Quốc đang sử dụng chuẩn phát sóng DTMB khác so với chuẩn DVB-T2 trên mạng đơn tần của Việt Nam. Vì vậy khi xuất xưởng phần lớn các đầu thu đều không được kiểm tra kỹ trong điều kiện thu thực tế của mạng đơn tần để hiệu chỉnh lại firmware.
Hiện nay một số hãng sản xuất đầu thu đã nhận ra thiếu sót này và cung cấp firmware mới để khắc phục các lỗi phát sinh trên mạng đơn tần. Các loại đầu thu sau khi được cập nhật firmware mới đều có thể thu sóng DVB-T2 của SDTV ổn định.
" alt=""/>Nghi án SDTV chơi xấu đối thủ: Có nên đề nghị Bộ TT&TT kiểm tra?