Theo người phát ngôn của Coinbase, với dân số lên đến 67 triệu người, nước Anh sẽ trở thành một trung tâm về tiền mã hóa hàng đầu của khu vực Châu Âu.
Công nghệ đang thúc đẩy việc ứng dụng tiền mã hóa ở Vương quốc Anh. Ngày càng có nhiều người Anh mua tiền mã hóa, nghiên cứu của Coinbase kết luận. Tuy vậy, kết quả của báo cáo này được xem là khá lạc quan.
Theo một thống kê khác do Statista thực hiện, lượng người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với kết quả do Coinbase công bố.
Trong khi đó, một báo cáo khác của Cointelegraph cũng có chung nhận định khi cho rằng số người sở hữu tiền mã hóa ở Anh chỉ ở mức dưới 10%.
Ở một chiều hướng khác, Việt Nam được tất cả các báo cáo đánh giá cao trong các cuộc khảo sát về mức độ phổ biến của tiền mã hóa.
Theo Chainalysis, Việt Nam là một ví dụ hoàn hảo về một quốc gia có mức độ tham gia vào các giao dịch tiền điện tử vượt xa so với thứ hạng nền kinh tế.
Dù chỉ đứng thứ 53 về GDP với khoảng 262 tỷ USD và được xếp hạng là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn có mức độ chấp nhận khá cao với các giao dịch tiền điện tử.
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Cụ thể, 41% số người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền mã hóa. 20% người Việt được hỏi cho biết họ đã mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.
So với các quốc gia Châu Âu, Châu Á là khu vực cởi mở hơn khi nhiều quốc gia tại đây đã nghiên cứu, thí điểm, thậm chí triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sử dụng công nghệ Blockchain.
Đầu tiên, có thể kể đến trường hợp đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc. Thống kê đến ngày 31/12/2021 cho thấy, đồng nhân dân tệ điện tử của Trung Quốc đã có 261 triệu người dùng với tổng giá trị giao dịch hơn 87,5 tỉ Nhân dân tệ.
Hồi đầu năm nay, tờ Nikkei Asisa từng đưa ra thông tin cho biết, Nhật Bản sẽ phát hành một đồng tiền mã hóa với giá trị được neo giữ theo đồng Yên Nhật.
Khác với tiền pháp định truyền thống, stablecoin cho phép người dùng chuyển tài sản số trên toàn cầu với giá rẻ và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn, trong khi vẫn duy trì sự ổn định về giá.
Ngay tại Campuchia, đồng tiền số Bakong của Campuchia đã tiếp cận với 7,9 triệu người, chiếm một nửa trong tổng số 16,7 triệu dân của quốc gia này. Hiện đã có 6,8 triệu giao dịch tại Campuchia được thực hiện qua Bakong với tổng trị giá 2,9 tỷ USD.
Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng Trung ương được hỏi cho biết, họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các ngân hàng hàng Trung ương bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.
Với trường hợp của Việt Nam, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung được nhắc đến trong bản kế hoạch là Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa: Cường quốc Anh cũng thấp hơn nhiều so với Việt NamThanh tra tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức Hội nghị công bố kết luận thanh tra dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden tại xã Phụng Công (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) do Công ty CP thương mại sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng (Công ty Đại Hưng) làm chủ đầu tư.
Theo đó, đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra, xác minh toàn diện việc thực hiện pháp luật về đầu tư; việc chấp hành pháp luật về đất đai; việc thực hiện pháp luật về xây dựng; việc chấp hành về thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư nguyên tắc và hợp đồng mua bán căn hộ (nhà ở) tại dự án đối với các đơn vị liên quan.
Theo kết luận, tại thời điểm thanh tra (tháng 3/2020), dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương nhưng thực tế đã xây dựng hơn 200 nhà biệt thự, liền kề và chào bán trên thị trường trước đó cả năm trời. |
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại thời điểm thanh tra (tháng 3/2020), dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương. Quá trình triển khai các bước tiếp theo của các sở, ngành gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và chưa phát sinh thất thoát, thiệt hại đối với ngân sách... Tuy nhiên, đoàn thanh tra chỉ ra hàng loạt tồn tại, sai phạm của Công ty Đại Hưng khi thực hiện dự án.
“Công ty Đại Hưng còn tồn tại một số sai phạm về việc thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư theo quy định; chưa đăng ký biến động thay đổi tên pháp nhân; vi phạm quy định pháp luật về đất đai; vi phạm pháp luật về đầu tư; vi phạm quy định pháp luật về xây dựng”, kết luận thanh tra chỉ rõ.
Kết luận thanh tra chỉ rõ, hàng loạt các sở từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường đến UBND huyện Văn Giang, xã Phụng Công chưa sâu sát trong công tác quản lý... |
Ngoài ra, qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước cho thấy, Công ty Đại Hưng còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…
Hàng loạt sở ngành buông lỏng quản lý
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ trách nhiệm của các sở ngành để xảy ra sai phạm, tồn tại tại dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden.
Cụ thể, các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường chưa sâu sát, chưa kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm của đơn vị. Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định chưa bảo đảm nội dung theo quy định.
UBND huyện Văn Giang, xã Phụng Công chưa sâu sát trong công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, chưa có biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm.
Tại hội nghị công bố kết luận thanh tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Bùi Thế Cử yêu cầu các đơn vị có sai phạm cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tại buổi thảo luận sửa Luật Xây dựng ngày (tháng 9/2019) từng đặt vấn đề: “Người dân xây nhà đổ một hai đống cát ở trước cửa là có lực lượng quản lý đô thị đến ngay. Thế nhưng công trình lớn sai phạm thì cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi thẩm quyền có thì trách nhiệm quản lý như thế nào?” |
Đồng thời yêu cầu Công ty Đại Hưng nghiêm túc chấm dứt và khắc phục các sai phạm; các sở, ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra theo đúng nhiệm vụ, chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng. Cùng với đó, chủ động rà soát, nghiên cứu các văn bản để tham mưu UBND tỉnh, bảo đảm việc triển khai xây dựng của Công ty Đại Hưng đúng quy định của pháp luật.
Được biết, trước khi thành dự án khu biệt thự, nhà phố khu đất này được UBND tỉnh Hưng Yên cho thuê đất 50 năm để xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel.
Điều đáng nói, dù chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương nhưng Công ty Đại Hưng vẫn ngang nhiên thi công dự án rầm rộ và ký hợp đồng mua bán với khách hàng.
Theo tìm hiểu, từ năm 2018, Công ty Đại Hưng đã thi công rầm rộ và ký kết Hợp đồng mua bán với khách hàng mua các căn biệt thự, liền kề dự án vườn Vạn Tuế này. Đại diện bên bán là ông Nguyễn Công Huy – Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Hưng.
Trên thực tế, dự án vườn Vạn Tuế đã xây dựng và hoàn thiện xong phần thô hơn 200 căn biệt thự liền kề có diện tích từ 80 – 200m2/căn. Trên nhiều các trang thông tin về bất động sản, dự án này được quảng cáo và rao bán một cách rầm rộ với giá từ 40 - 60 triệu đồng/m2 (chưa kể chi phí xây dựng – PV) tuỳ thuộc vào vị trí của từng căn biệt thự, nhà phố.
Trong khi đó, theo tài liệu của PV có được, trong hợp đồng mua bán căn nhà phố thương mại ký năm 2018 có diện tích 80m2 do Công ty Đại Hưng ký với khách hàng thì giá bán chỉ hơn 2,1 tỷ đồng (bao gồm giá trị đầu tư thiết kế, xây dựng căn nhà là 1 tỷ đổng – PV) như vậy giá đất ở đây chỉ chưa đến 13 triệu đồng/m2.
Việt Anh
- Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng – Vietracimex là chủ đầu tư lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thịVăn Giang có quy mô khoảng 446,90 ha (huyện Vãn Giang, tỉnh Hưng Yên).
" alt=""/>Loạt sai phạm tại khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế ở Hưng YênLiên quan đến việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Tổ hợp nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình Apartment, địa chỉ số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình (Tân Bình Apartment), mới đây UBND TP.HCM đã có văn bản số 1282/UBND-NCPC ngày 8/4/2020 chỉ đạo các sở ngành liên quan thực hiện.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chấp thuận ý kiến đề xuất của Sở Xây dựng và Thanh tra Thành phố về việc không tháo dỡ phần diện tích vi phạm, theo chủ trương phải đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch chung của toàn dự án theo quy định pháp luật.
Tân Bình Apartment là dự án do Công ty TNHH Đầu tư BĐS Tân Bình (Công ty Tân Bình) làm chủ đầu tư. Quá trình thi công dự án, cơ quan chức năng đã phát hiện chủ đầu tư xây dựng diện tích sai thiết kế được duyệt lên đến hơn 3.200m2.
Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Tân Bình vào tháng 8/2016 và tháng 1/2018. Ngoài phạt tiền, Sở Xây dựng còn yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ diện tích vi phạm.
TP.HCM cho tồn hạng mục vi phạm xây dựng tại dự án Tân Bình Apartment nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch chung của toàn dự án. |
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 18/10/2019 Sở Xây dựng TP.HCM có báo cáo, tính đến ngày 20/8/2019 tại dự án Tân Bình Apartment có tổng cộng 11 hạng mục vi phạm và hầu hết tại Khối 2. Các hạng mục vi phạm như: Xây bít tầng mái thành 1 tầng (tăng 28 căn hộ); xây thêm 1 tầng ở tầng kỹ thuật; thay đổi công năng tầng kỹ thuật thành 14 căn hộ; bít 18 ô thông tầng tại tầng lửng; xây phòng trên ban công/lô gia từ tầng 3 – tầng 14...
Trong đó, Công ty Tân Bình đã tháo dỡ được khoảng 2.888m2 diện tích xây dựng vi phạm không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình. Còn lại khoảng 374,12m2 diện tích vi phạm chưa tháo dỡ vì theo chủ đầu tư nếu tháo dỡ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình và kết cấu chịu lực.
Về những hạng mục xin giữ lại, Công ty Tân Bình đề xuất không tháo dỡ diện tích 332m2 tại tầng lửng (bít 18 ô thông tầng) và phần xây dựng tăng 42,12m2 diện tích sàn tại 4 góc của công trình có kết cấu bê tông cốt thép, nếu tháo dỡ sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực, chất lượng công trình. Đồng thời, phần diện tích này chủ đầu tư đã bán cho khách hàng, do đó việc thoả thuận với khách hàng để mua lại phần diện tích này gặp khó khăn, không thể thực hiện được.
Với vi phạm xây dựng phòng trên ban công/lô gia, chủ đầu tư đề xuất khắc phục bằng cách xây tường ngăn vách đúng thiết kế được duyệt là ban công/lô gia vị trí tại căn hộ 01 – 08 và 14 từ tầng 3 – tầng 14.
Cấn trừ diện tích vi phạm vào công trình chưa xây
Theo Sở Xây dựng, về diện tích 332m2 vi phạm tại tầng lửng của dự án, Sở đã có văn bản gửi UBND quận Tân Bình về việc tiếp tục thực hiện cưỡng chế. Phần xây dựng tăng 42,12m2 diện tích sàn tại 4 góc công trình, đơn vị thẩm định cho rằng việc cắt kết cấu tại 4 góc toà nhà sẽ làm kết cấu dầm và sàn không đảm bảo khả năng chịu lực, nếu tháo dỡ sẽ gây mất ổn định toàn bộ công trình. Do đó, chủ đầu tư đề xuất không tháo dỡ phần diện tích này là có cơ sở và cần thiết.
Bên cạnh đó, do dự án còn Khối 1 (căn hộ thương mại) phía trước tiếp giáp đường Hoàng Bật Đạt chưa xây dựng và chưa được cấp giấy phép xây dựng, nên phần diện tích vi phạm tại các hạng mục công trình này được cấn trừ vào các chỉ tiêu quy hoạch (mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất) khi thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng Khối 1.
Việc vi phạm xây phòng trên ban công/lô gia từ tầng 3 – tầng 14, Sở Xây dựng đề nghị Công ty Tân Bình khắc phục phần diện tích xây dựng vi phạm theo đúng bản vẽ được duyệt kèm quyết định thẩm định dự án ngày 8/8/2014.
Đến ngày 27/2/2020, đoàn công tác của Thanh tra TP.HCM đã phối hợp cùng đại diện Sở Xây dựng, UBND quận Tân Bình và Công ty Tân Bình kiểm tra hiện trạng dự án Tân Bình Apartment.
Đoàn kiểm tra ghi nhận, Công ty Tân Bình đã tháo dỡ 8/11 hạng mục vi phạm. Các hạng mục còn lại gồm: Bít 18 ô thông tầng với diện tích 332m2 tại tầng lửng; phần xây dựng tăng 42,12m2 diện tích sàn tại 4 góc công trình; còn vi phạm xây phòng trên ban công/lô gia các căn hộ từ 01-08 và 14 từ tầng 3 – tầng 14, chủ đầu tư đã thực hiện vách ngăn bằng thạch cao tại tầng lửng, còn các tầng còn lại chưa thực hiện.
- Nếu tháo dỡ phần công trình vi phạm tại dự án Tân Bình Apartment sẽ ảnh hưởng đến an toàn của toàn bộ công trình, do đó UBND TP.HCM chấp thuận cho tồn tại.
" alt=""/>Vì sao TP.HCM cho tồn tại vi phạm xây dựng tại dự án Tân Bình Apartment?