Như MC Quỳnh Hoa mô tả, đó là sân khấu "không ánh sáng rực rỡ, không âm thanh hoành tráng, không áo quần lộng lẫy" nhưng nghệ sĩ nào cũng hát như chưa từng được hát.
MC Quỳnh Hoa kể, ban đầu nhóm tình nguyện viên chỉ định vận chuyển thiết bị y tế tiếp sức cho bệnh viện dã chiến, cắt tóc cho các y, bác sĩ và có thể phục vụ văn nghệ nhanh gọn với chiếc loa kẹo kéo nhưng ban giám đốc bệnh viện dã chiến số 6 và 7 mong nhóm mang tiếng hát đến mọi người ở đây. Trước mong muốn thưởng thức âm nhạc để khích lệ tinh thần, chương trình kéo dài 1 tiếng đã thực sự diễn ra phục vụ hàng trăm nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0.
Các nghệ sĩ đã hát với niềm hân hoan lớn nhất những ca khúc cảm ơn lực lượng tuyến đầu như Một đời người một rừng cây, Việt Nam ơi, Tôi yêu người Việt Nam, Nối vòng tay lớn, hay những ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm với quê hương như Hương tóc mạ non...
Qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử, hàng trăm nhân viên y tế đứng quanh sân cổ vũ, hàng nghìn khán giả đứng đông nghịt trên ban công của các khu bệnh viện dã chiến xem các nghệ sĩ biểu diễn.
Việc tổ chức một chương trình âm nhạc có khán giả xem trực tiếp trong mùa dịch có thể xem là một phép màu kỳ diệu. Chương trình ấy không hề có tên nhưng lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều người. Bởi đó là sự giao nhau của những nghệ sĩ thèm hát nhưng không được hát và mong mỏi của những khán giả muốn thưởng thức nhạc "sống" - điều đã lâu không hiện hữu khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Không chỉ xoa dịu, động viên tinh thần của đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến, các video ghi lại phần trình diễn của "đêm nhạc" này còn lan tỏa cảm xúc tích cực đến người dùng mạng. Ca sĩ Huyền Anh Yoko - Á quân chương trình Nhân tố bí ẩn, đã khóc khi nghe tiếng Saxophone của Trần Mạnh Tuấn trong video.
"Giữa 10.000 bệnh nhân F0 đang mang trong mình con virus mà cả thế giới khiếp sợ có thể lấy đi sinh mạng của họ bất kỳ lúc nào. Giữa hàng trăm y bác sĩ tiếp xúc những bệnh nhân ấy hàng ngày mà chỉ cách con virus qua lớp áo bảo hộ mỏng manh. Giữa khoảng sân một bệnh viện dã chiến ở Sài Gòn, tiếng kèn Saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn vang lên giai điệu: Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày.. Ôi nghe sao mà da diết, xúc động đến thế!", cô viết.
Ca sĩ cũng bày tỏ: "Họ không cùng cha, cũng chẳng cùng mẹ, họ thương nhau như ruột thịt của họ, họ sẵn sàng chiến đấu ngày đêm để bảo vệ cho sự an toàn cho đất nước! Vì sao? Vì họ là người con của đất Việt, chảy trong mình dòng máu yêu nước mãnh liệt. Chúng tôi, những người dân Việt Nam, sẽ chẳng bao giờ quên những ngày tháng này đâu, những ngày các chiến sĩ đẫm mồ hôi trong chiếc áo bảo hộ, những ngày các chiến sĩ ngủ cả trên đường vì sự an toàn tính mạng của chúng tôi. Xin được cúi đầu biết ơn các chiến sĩ nơi tuyến đầu, xin tri ân bằng cả tấm lòng!".
Khán giả Hồng Phạm bình luận: "Nước mắt cứ chảy. Kính trọng và yêu thương vô cùng tận các chiến sĩ tuyến đầu. Chỉ biết ở nhà và cầu nguyện dân mình luôn được bình an".
Tài khoản Lê Hữu Phúc viết: "Rất tuyệt. Cám ơn anh Trần Mạnh Tuấn đã tạo cho tinh thần các chiến sĩ phòng chống dịch sảng khoái, vơi bớt mệt nhọc qua tiếng kèn Saxophone. Ôi thương và cảm ơn vô cùng các chiến sĩ diệt dịch vì dân quên mình".
Trong khi đó, nghệ sĩ Quyền Linh đăng tải video chia sẻ về những hình ảnh không thể nào quên về một Sài Gòn. Nam nghệ sĩ chia sẻ: "Thương đứt ruột đứt gan, Thương quá Sài Gòn ơi". Trong video này có lồng bài hát Sài Gòn tôi sẽ do thầy giáo Nguyễn Thái Dương sáng tác và thể hiện.
Cẩm Loan - Ngân An
"Có đi tình nguyện thực tế mới thấy khủng khiếp, khác xa lời nói. Người không biết lại hay nói nhiều chứ chúng tôi không biết diễn tả thế nào cũng chẳng biết nói gì", Phương Thanh tâm sự.
" alt=""/>Lời ca, tiếng saxophone và nước mắt khán giả những ngày giãn cáchNguyên liệu:
- Bông bí: 1 bó
- Tôm: 200g
- Tỏi: 100g
- 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm.
Các bước thực hiện:
- Bông bí tước xơ, ngắt ngắn, ngâm 3 – 4 lần nước, để ráo. Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Nếu dùng tôm đông lạnh, bạn cho tôm ra ngoài rã đông. Nếu dùng tôm tươi bạn bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen ở lưng tôm. Ướp tôm với hạt nêm và tiêu trong khoảng 5 phút.
- Làm nóng chảo, cho ½ chỗ tỏi vào phi thơm, cho tôm vào xào cho đến khi tôm chuyển màu đỏ hồng. Thêm bông bí vào xào chung.
- Khi bông bí chín tái cho hạt nêm, muối vừa ăn vào, đảo đều đến khi bí chín thì nêm nếm lại lần cuối. Cho nốt 1/2 chỗ tỏi vào chảo, đảo đều rồi dọn ra đĩa, dùng nóng.
Mách nhỏ:
Giữ cho bông bí xào không bị nát và giòn, trước khi bắc chảo xào thì trụng bông bí qua nước sôi rồi thả vào bát nước lạnh (cho ít đá viên và từ trước). Lúc xào bông bí phải đảo đều tay và thật nhanh cho ra dĩa nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công món bông bí xào tôm tuyệt ngon này nhé!
(Theo Món ngon Việt Nam)
" alt=""/>Ngon mê ly bông bí xào tômPhiên đấu giá 19 lô đất tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội được diễn ra vào ngày 19/8 trước đó (Ảnh: Dương Tâm).
Phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 4/11 tại hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức. Các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích 89-145 m2/thửa với giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2. Tiền đặt trước của các lô đất là từ 130,8 triệu đến gần 212,6 triệu đồng.
Hình thức đấu giá là cách bỏ phiếu trực tiếp tối thiểu 6 vòng theo phương thức trả giá lên. Bước giá áp dụng chung đối với các thửa đất là 6 triệu đồng/m2.
Thông báo đấu giá quyền sử dụng đất đợt một đối với 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội cũng vừa được đưa ra.
Các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích 83-157 m2/thửa đất với giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Tiền đặt trước của các lô đất là từ 88 triệu đồng đến 166 triệu đồng.
Hình thức, phương thức đấu giá, đấu giá từng thửa đất bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên. Cuộc đấu giá được tổ chức lúc 8h30 ngày 16/11 tại Nhà thi đấu huyện Thanh Oai.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện.
Tuy nhiên, sau đó, chỉ 13 lô đất trúng đấu giá nộp đủ tiền. 55 lô không được nộp tiền, trong đó có lô giá trúng cao nhất.
Vào ngày 19/8, huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04 thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Sau 20 tiếng với 9 vòng đấu, lô đất LK03-12 có giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm. Lô đất này có diện tích 113m2, như vậy tổng giá trị cả lô là 15 tỷ đồng.
Các lô đất khác có giá trúng từ 91,3 triệu đồng/m2 đến 127,3 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Huyện Hoài Đức, Thanh Oai sắp đấu giá 77 lô đất, khởi điểm từ 5,3 triệu/m2