Ngày thường, số tiền ấy cũng chỉ đủ chi phí tiền trọ, gửi con út đi nhà trẻ, con gái lớn đi học, cùng với chi phí sinh hoạt của cả gia đình. May thì dư được chút ít, nhưng mỗi khi con ốm là lại phải vay mượn thêm.
![]() |
Không ai muốn để con cái thiếu thốn, nhất là những điều kiện tối thiểu nhất |
Khi thành phố bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, vợ chồng chị Dung vẫn cố gắng đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, dịch bệnh căng thẳng khiến thành phố phải thực hiện biện pháp cao hơn, lúc này, chị Dung buộc phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ.
Để có thể tiếp tục đi làm, chồng chị phải ở lại công ty cùng các đồng nghiệp khác. Chưa bao giờ gia đình chị phải xa nhau lâu đến thế.
Thời gian đầu, chị Dung vẫn có thể mua đồ tích trữ trong tủ lạnh, nhưng rồi lịch giãn cách cứ kéo dài thêm, thực phẩm hết sạch, mà tiền cũng cạn. Vì không thể ra ngoài nên dù chồng chị đã ứng trước tiền lương nhưng cũng chẳng thể gửi về. Mấy mẹ con phải dựa vào sự cưu mang của chủ nhà và hàng xóm.
Chị Dung tâm sự, vì nội ngoại đều ở xa, lại khó khăn nên chẳng thể hỗ trợ. Trước khi nhận được quà của chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, chị vừa phải sang hàng xóm xin ít cá khô cho 2 con ăn tạm. Nhưng tụi nhỏ “chê” cá cứng quá, nhai không được, khiến người mẹ rầu rĩ không biết làm cách nào, bởi những gia đình khác ở cùng nhà trọ đều đã lâm vào khó khăn như chị.
![]() |
Người dân xúc động nhận quà hỗ trợ từ chương trình |
Hàng xóm thân thiết của chị là gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, mướn trọ tại đây cũng khá lâu. Ngày thường, chị Thủy phụ trách chăm con nhỏ 4 tuổi và đưa đón con lớn đi học tiểu học, một mình chồng chị là trụ cột kinh tế. Vốn cuộc sống phải tằn tiện mới đủ ăn, nên khi dịch ập đến, gia đình chị sớm lâm vào kiệt quệ.
Mùa dịch này, cả chị Dung và chị Thủy đều chỉ lo lắng cho những đứa trẻ. “Chúng tôi là người lớn, cơm rau đạm bạc qua ngày cũng được, nhưng con nít thì cần nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng những ngày gần đây, đến cả tụi nhỏ cũng không còn gì ăn nữa, đau lòng lắm”, chị Dung bày tỏ.
Bởi vậy, sau khi mở túi quà, nhìn thấy có cả thịt và sữa, người mẹ ấy đã bật khóc. Những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng chỉ mong muốn được ăn giống như những ngày bình thường. Tuy vậy, đối với người dân ở cả thành phố này, đặc biệt là những người lao động đang thất nghiệp, một bữa ăn như bao ngày trước đây lại là điều quá đỗi xa vời.
Khánh Hòa
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.10 giờ đêm 30/1, thầy Lưu Thành Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ninh (Kinh Môn, Hải Dương) cùng 31 học trò được đưa đến khu cách ly tập trung.
" alt=""/>65 học sinh là F1 của Hải Dương đi cách ly CovidBệnh chlamydia và bệnh lậu do hai loại vi khuẩn khác nhau gây ra, nhưng có một số điểm tương đồng về cách lây truyền, chẩn đoán và biến chứng nếu không điều trị.
Lây truyền: Vi khuẩn gây bệnh chlamydia (Chlamydia trachomatis) và vi khuẩn gây bệnh lậu (Neisseria gonorrhoea) đều có trong tinh dịch và dịch âm đạo. Hai bệnh đều có thể lây lan qua các hình thức quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng, hậu môn hoặc khi lây truyền từ mẹ sang con khi sinh nở.
Chẩn đoán: Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu rất giống nhau. Với phụ nữ, bác sĩ có thể dùng tăm bông để lấy mẫu ở ống âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc sử dụng mẫu nước tiểu. Nam giới được lấy mẫu bằng tăm bông ở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu và tinh dịch ra khỏi cơ thể) hoặc mẫu nước tiểu.
Bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm chlamydia ở hậu môn hoặc cổ họng có thể được lấy mẫu tăm bông từ trực tràng hoặc cổ họng. Người nghi ngờ nhiễm bệnh cũng có thể tự lấy mẫu tại nhà và gửi đến phòng xét nghiệm.
Biến chứng: Người nhiễm chlamydia hoặc lậu không khỏi bệnh nếu không điều trị. Hai bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra những tác động lâu dài tương tự nhau bao gồm vô sinh, bệnh viêm vùng chậu, các vấn đề thai kỳ như sinh non khi nhiễm chlamydia, viêm hoặc sẹo ở vùng sinh dục. Trường hợp nhiễm chlamydia có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể gây viêm khớp do lậu cầu liên quan đến bệnh lậu.
Khác nhau
Bệnh chlamydia và bệnh lậu có một số điểm khác biệt, chủ yếu về triệu chứng và cách điều trị.
Triệu chứng: Người bệnh chlamydia hoặc lậu có thể không biết mình bị nhiễm vì không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng có thể hơi khác nhau tùy vào loại nhiễm trùng.
Các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể bao gồm đau khi quan hệ tình dục, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, đau rát hoặc đau khi đi tiểu, tinh hoàn sưng, tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật.
Các triệu chứng của bệnh lậu có thể bao gồm dịch tiết bất thường từ dương vật hoặc âm đạo màu vàng, xanh lá cây hoặc trắng, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, đau khi đi tiểu, đau hoặc sưng tinh hoàn. Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm hậu môn và cổ họng. Ở hậu môn, các triệu chứng có thể xảy ra như ngứa, tiết dịch hoặc đau. Các triệu chứng ở cổ họng rất ít gặp và có thể chỉ là đau họng.
Điều trị: Hai bệnh nhiễm trùng đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh khác nhau. Liệu trình kháng sinh chữa chlamydia thường kéo dài 7 ngày. Phương pháp điều trị bệnh lậu có khác biệt bởi một số chủng vi khuẩn gây bệnh hiện kháng kháng sinh.
Không cần xét nghiệm ngay sau khi hoàn tất quá trình điều trị (trừ khi nhiễm trùng ở cổ họng hoặc đang mang thai). Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên xét nghiệm lại sau ba tháng điều trị. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi quá trình điều trị hoàn tất nhằm giảm nguy cơ lây truyền cho người khác và bị tái nhiễm.
Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc hoặc lây truyền STI. Tuy nhiên, có một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh chlamydia, lậu hoặc STI khác như người trẻ trong độ tuổi 15-24, người đồng tính nam.
Giảm nguy cơ này bằng cách tiêm vaccine phòng ngừa virus u nhú ở người (HPV) và viêm gan B, hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su, xét nghiệm STI thường xuyên.
Anh Ngọc(Theo Verywell Health)
" alt=""/>Bệnh lậu khác chlamydia thế nào