Người ta có thể đoán được rất nhiều điều về một người đàn ông qua cái cách anh ta lựa chọn chiếc đồng hồ cho riêng mình. Đặc biệt là đối với những người nổi tiếng.
Từ phi hành gia Buzz Aldrin cho đến nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King, đây là câu chuyện về 6 chiếc đồng hồ của 6 người đàn ông vĩ đại trong lịch sử nhân loại:
Chiếc OMEGA Speedmaster của phi hành gia Buzz Aldrin
Như chúng ta đã biết, phi hành gia Buzz Aldrin chính là người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng, chỉ sau Neil Armstrong. Thành ra chiếc OMEGA Speedmaster của Aldrin đã trở thành chiếc đồng hồ đầu tiên của nhân loại được đem lên Mặt Trăng.
Tuy nhiên, khi các nhà du hành vũ trụ trở về Trái Đất, họ đã gửi tất cả những thiết bị cho Smithsonian và vì một lý do nào đó, chiếc OMEGA Speedmaster lại không hề xuất hiện ở Trái Đất. Rất có thể nó đã bị mất trong khi du hành vũ trụ hoặc đang bay về một hành tinh nào đó, hiện giờ không ai có thể biết được.
Chiếc Omega Ultra Thin của tổng thống John F. Kennedy
JFK đã từng là tổng thống của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước đó ông lại làm một chính trị gia từ Massachusetts. Lúc đó, một người bạn đã tặng cho tổng thống Kennedy một chiếc đồng hồ custom có tên Omega Ultra Thin để chúc mừng việc chiến thắng bầu cử.
Chiếc đồng hồ đặc biệt có mặt màu trắng và nạm vàng 18 karat, được khắc dòng chữ “TỔNG THỐNG CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ JOHN F. KENNEDY, TỪ NGƯỜI BẠN GRANT”. Vào năm 2005, OMEGA đã trả 350.000 USD trong một phiên đấu giá cho chiếc đồng hồ này. Hiện nay, nó đang nằm ở viện bảo tàng của Omega tại Bienne, Thụy Sĩ.
Chiếc Rolex Submariner của Steve McQueen
Đạo diễn, nhà sản xuất và nhà biên kịch nổi tiếng Steve McQueen từng được người ta đặt cho biệt danh là “The King of Cool” (vua ngầu).
Với chiếc Rolex Submariner, ông đã từng tặng nó cho huyền thoại đóng thế Loren James - người đã từng xuất hiện trên các phim như Bullitt và The Getaway. Đằng sau đồng hồ đã được khắc cẩn thận dòng chữ: “TẶNG LOREN, NGƯỜI ĐÓNG THẾ GIỎI NHẤT THẾ GIỚI. STEVE”.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất về chiếc đồng hồ này lại không phải là người đàn ông sở hữu nó, mà bởi độ bền không tưởng của nó. Vào năm 2016, tại Los Angeles đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng thế nhưng Rolex Submariner vẫn không hề gặp phải một hỏng hóc lớn nào. Mặc dù chiếc đồng hồ đã gặp phải một vài lỗi nhỏ nhưng Rolex sau đó đã cố gắng phục hồi nó về trạng thái tốt nhất.
Hiện chiếc Rolex Submariner này được dự đoán sẽ lên kệ đấu giá vào tháng 10 năm nay, mức giá sẽ giao động từ 300.000 USD cho đến 600.000 USD.
Rolex Daytona của Paul Newman
Diễn viên, đạo diễn gạo cội Paul Newman từng sở hữu chiếc Rolex Daytona trứ danh. Sau này, món trang sức của ông đã trở thành chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới từng được đấu giá, với giá trị lên tới 17,8 triệu USD.
Chiếc đồng hồ này nổi tiếng đến nỗi nó đã trở thành một biểu tượng cho sự cổ điển của Hollywood, một phần lịch sử của nước Mỹ, và là một minh chứng về thời kỳ vàng son của một trong những ngôi sao điện ảnh được yêu thích nhất thời bấy giờ.
Tudor Oyster Prince của Major Desmond Homard
Major Desmond E.L. Homard là một người không hề nổi tiếng đối với những ai không thông thạo về những chuyến thăm dò Bắc Cực. Cụ thể, ông đã tham gia vào hai cuộc thám hiểm cực kỳ quan trọng của Anh trong thời hậu thế chiến thứ II, đó là cuộc thám hiểm phía Bắc Greenland vào năm 1952 - 1954 và cuộc thám hiểm Nam Cực vào năm 1955-1958.
" alt=""/>Câu chuyện về 6 chiếc đồng hồ của 6 người đàn ông vĩ đại trong lịch sử nhân loạiArtifact, là sản phẩm mới đầu tiên của Valve trong hơn hai năm qua, điểm nổi bật là sử dụng tất cả những gì có trong Dota 2– từ các heroes, items, skills và cả cốt truyện, đặc tính nhân vật…Tuy nhiên, Chủ tịch Valve Gabe Newell đã nhắc lại vào hồi tháng 3 vừa qua rằng, Artifactkhông phải là phiên bản card game của Dota 2 - mà đây là card game diễn biến trong bối cảnh thế giới Dota 2.
Kể từ đó đến nay, Valve vẫn khá kín tiếng về dự án Artifact. Tuy nhiên, vẫn có đủ thông tin để tất cả có thể hình dung về sản phẩm được Valve đặt rất nhiều tâm huyết, mà cụ thể là:
NGÀY PHÁT HÀNH
Chắc chắn là Valve chưa thể ấn định ngày giờ phát hành vào thời điểm hiện tại, nhưng hãng này cho biết Artifactsẽ được ra mắt vào khoảng cuối năm 2018. Valve đã giữ chỗ trên Steam cho Artifactvào ngày 27/12, theo những gì rò rỉ vào hồi tháng 3 vừa qua, nhưng nó đã nhanh chóng bị gỡ bỏ.
Ngoài ra, phiên bản mobile của Artifactcũng đã được lên lịch vào khoảng giữa năm 2019.
Một phiên bản beta lưu hành nội bộ, được cho là chỉ dành cho các pro players thể loại card-game và những chuyên gia trong ngành, đã được Valve tung ra vào tháng 3 vừa rồi. Tuy nhiên, cũng chưa rõ khi nào chúng ta mới được thử nghiệm bản beta này.
MỨC GIÁ
Không như Hearthstone, card-game nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới vào thời điểm hiện tại do hãng Blizzard phát triển, Artifactsẽ chắc chắn không phải là trò chơi free-to-play.
Vào tháng 3, Valve đã tổ chức một sự kiện, tại đây Gabe Newell nói rằng ông không muốn tạo ra một card-game có cơ chế pay-to-win và tin rằng nó sẽ đem đến tác động xấu cho cộng đồng người chơi toàn cầu.
Nhưng mức giá bao nhiêu vẫn còn đang là một dấu hỏi lớn.
GAMEPLAY
Theo những thông tin sơ bộ được đăng tải mạng Internet và các trang mạng xã hội trong suốt thời gian vừa qua, thì những lá bài trong Artifactsẽ dựa hoàn toàn vào những gì đặc trưng nhất của Dota 2– từ các units, heroes, skills, thậm chí creeps cũng sẽ có chỉ số tấn công và lượng máu.
Những trận đấu trong Artifact sẽ xoay quanh ba lanes, tương tự như Dota 2, cùng ba trụ bảo vệ để ngăn cản đối phương tiến gần đến Ancient. Ngay khi một người chơi đánh sập trụ bảo vệ, họ có thể tấn coogn Ancient, và kết thúc trận đấu nếu hủy diệt được “nhà chính”.
Valve đã xác nhận một vài heroes Dota 2sẽ được đưa vào những lá bài trong Artifact. Người chơi có thể lựa chọn bất cứ lá bài nào trong số 44 heroes có sẵn. Mỗi người sẽ chơi sẽ được lựa chọn tổng cộng 40/280 lá để đưa vào cỗ bài của họ trước khi bước vào trận đấu.
Các lá bài và heroes đều sẽ có màu sấc tượng trưng cho đặc tính của chúng – gồm có đỏ, xanh lá, đen và xanh dương.
Các heroes đều sẽ được trang bị skill và chúng có thể sử dụng một món vũ khí, giáp hoặc phụ kiện. Hero có thể nằm xuống nếu chúng nhận quá nhiều sát thương, nhưng sẽ không biến mất vĩnh viễn – bởi rất có thể sẽ hồi sinh sau một lượt ra bài và lại hiện diện trên lane theo chủ đích của người chơi.
TÍCH HỢP STEAM MARKETPLACE
Artifact sẽ tích đầy đủ các tính năng của Steam Marketplace, có nghĩa là người chơi có thể trao đổi và mua bán những bản sao của các lá bài. Đây có thể là coi là sự khác biệt đáng kể nhất giữa Artifactvới các card-game khác trên thị trường - như Hearthstonehoặc Magic the Gathering Arenakhi chúng đều sư dụng đơn vị tiền in-game, hệ thống chế tạo (crafting) hoặc các gói đặc biệt.
Trao đổi và mua bán trên Steam Marketplace đã từng chứng tỏ sự thành công với các tựa games khác của Valve, mà chủ yếu ở đây là những skins và hòm đồ trong Counter-Strike: Global Offensive. Do đó, không có gì lạ lẫm khi Valve khuyến khích người chơi giao dịch qua lại theo cách thức này.
Theo Valve, hệ thống giao dịch của Artifact được tạo ra bởi “cha đẻ” của Magic the Gathering Arena, Richard Garfield. Garfield đã bắt tay vào phát triển Magic the Gathering Arenatừ năm 1993 và nó đã trở thành một trong những card-game có thể trao đổi hay nhất thế giới.
TIỀM NĂNG ESPORTS
Tương tự như cách Valve tiếp cận Dota 2thông qua giải đấu đầu tiên của The International vào năm 2011, sẽ có một giải đấu Artifact trị giá một triệu USD được khởi động trong năm 2019. Sau giải đấu đặc biệt này, sẽ có thêm nhiều sự kiện nữa được tổ chức ở tất cả các cấp trình độ người chơi.
Ngoài ra Valve vẫn sẽ tổ chức song song các giải đấu dành cho giới chuyên nghiệp – được Gabe Newell liên tưởng tới hệ thống giải đấu đồ sộ của CS:GO, Dota 2và Team Fortress 2.
Gamer (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Tất cả những gì chúng ta biết về Artifact – card game đỉnh cao của Valve