Tuy nhiên, phương án trao cúp cho HAGL dù có cái lý riêng, nhưng vẫn tạo ra nhiều tranh cãi. Theo BLV Quang Huy, liệu đa số các đội bóng có đồng ý hay không, và thậm chí là HAGL cũng khó chấp nhận vì nhiều lý do. Bên cạnh đó, VPF chắc chắn cũng không đồng tình với đề xuất này.
![]() |
HAGL dẫn đầu V-League sau 12 vòng đấu |
"Thực sự rất khó chọn ra một phương án phù hợp vào lúc này. Trao cúp cho HAGL chỉ là một trong những những đề xuất được đưa ra. Chúng ta có nhiều tham số. Tôi nghĩ rằng VPF muốn lùi V-League sang tháng 2/2022 cũng có cái lý của mình, bởi có thể lúc đó 70% dân số Việt Nam đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19. V-League nếu lúc đó được tổ chức có thể vẫn đá với thể thức cũ.
Tuy nhiên, việc giải đấu lùi 6-7 tháng như vậy ảnh hưởng đến các CLB. Các đội có những bản hợp đồng tài trợ, hợp đồng với cầu thủ kết thúc vào cuối năm nay, nên sang năm không còn người để đá",BLV Quang Huy nói.
Theo BLV Quang Huy, phương án cuối cùng về việc tổ chức V-League cần phải theo số đông, được sự ủng hộ của người hâm mộ, chứ không thể quyết theo đề xuất của một hay vài đội bóng.
"Các bên đều có cái lý riêng của mình. Một số đội đề xuất phương án khi đội tuyển đá xong thì V-League diễn ra luôn trong tháng đó, nhưng như vậy cũng có sự bất cập vì các cầu thủ trở về nước phải mất thời gian cách ly.
Cá nhân tôi cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như thế này, muốn làm điều gì thì tất cả các đội bóng, VPF, cần có sự chia sẻ với nhau. Dịch bệnh không ai muốn, không có phương án nào là hoàn hảo cả, mỗi bên lùi một chút. VPF cần hành động theo số đông, được các đội bóng, người hâm mộ ủng hộ", BLV Quang Huy chốt lại.
Đa số các đội bóng không muốn lùi V-League sang năm 2022, nhưng lại không đưa ra được phương án phù hợp lúc này |
Trong khi đó, Trưởng đoàn bóng đá HAGL Nguyễn Tấn Anh từ chối đưa ra ý kiến về việc trao cúp vô địch cho đội bóng phố Núi. Ông Nguyễn Tấn Anh chỉ bày tỏ quan điểm không đồng ý với đề xuất lùi V-League sang năm 2022.
GĐĐH Nam Định Trần Thái Toán cho biết: "Trong trường hợp cần thiết, tổ chức một trận đấu cuối cùng cho HAGL và Viettel tranh ngôi vô địch. Nếu cần chọn đại diện dự AFC Champions League, VPF dựa trên kết quả của những đội top trên, còn không đội nào đủ điều kiện thì VPF cử đi".
HLV Phùng Thanh Phương của Sài Gòn FC cũng có chung quan điểm: "Chúng tôi không đồng ý thi đấu sang năm,dừng giải và công nhận các thứ hạng đầu BXH để sang năm thi đấu AFC cup 2021”.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Giám đốc điều hành CLB bóng đá Hà Nội, mong muốn tất cả các giải đấu diễn ra thành công trọn vẹn và an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, CLB bóng đá Hà Nội chưa đồng ý phương án tổ chức giải đấu do VPF đưa ra.
"Chúng tôi mong muốn VPF tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, lắng nghe ý kiến xây dựng từ các chuyên gia và các đội bóng tham dự để tìm ra phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo lợi ích cho VPF, nhà tài trợ và tất cả các đội bóng ở V-league lẫn giải hạng Nhất”, ông Nguyễn Quốc Tuấn nói.
Huy Phong
Nhiều đội bóng không đồng ý với phương án lùi V-League sang năm 2022, thay vào đó ủng hộ trao luôn cúp vô địch cho HAGL.
" alt=""/>Trao cúp vô địch cho HAGL, người trong cuộc nói gì?Phố đi bộ Hồ Gươm
Phố đi bộ Hồ Gươm là địa điểm vui chơi quy tụ đông đảo các bạn trẻ và du khách. Vào mỗi dịp Halloween, với không gian rộng rãi, các bạn trẻ thường biến đây thành "sàn diễn thời trang", nơi khoác lên mình những bộ trang phục kỳ quái, trang điểm độc lạ.
Ở phố đi bộ Hồ Gươm cũng có nhiều hoạt động vui chơi thú vị như hóa trang, vẽ mặt nạ, những màn ảo thuật hồi hộp hay biểu diễn đường phố. Đừng lo lắng nếu như bạn chưa kịp chuẩn bị một lớp hóa trang cho bản thân, bởi vì ở đây sẽ có rất nhiều dịch vụ trang điểm, vẽ mặt mở ra vào dịp này.
Công viên Yên Sở
Công viên Yên Sở là một trong những công viên lớn nhất ở Hà Nội, là nơi lý tưởng cho việc hòa mình vào thế giới kinh dị.
Khi ghé thăm công viên Yên Sở vào dịp Halloween, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian ghê rợn, được trang trí ma quái, hứa hẹn mang đến những cảm xúc đầy bất ngờ. Ở công viên Yên Sở không chỉ có hoạt động và trò chơi liên quan đến chủ đề ngày lễ ma quỷ mà còn các hoạt động vui nhộn như nhảy hiện đại, DJ, ảo thuật, ca hát,... và check in với nhiều bối cảnh thú vị. Đối với các gia đình có con nhỏ, công viên Yên Sở cũng là một địa điểm vui chơi tuyệt vời, với không gian ngoài trời rộng lớn cho các bé tha hồ chạy nhảy và vui đùa.
Công viên nước Hồ tây
Công viên nước Hồ Tây đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho lễ Halloween từ đầu tháng 10 để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho cả người dân Thủ đô lẫn du khách. Nơi đây được nhiều bạn trẻ đánh giá là địa điểm hấp dẫn nhất mỗi khi đến dịp lễ Halloween.
Công viên nước Hồ Tây sẽ tổ chức nhiều hoạt động thú vị trong ngày Halloween, bao gồm lễ hóa trang đầy màu sắc, các trò chơi kịch tính như vòng quay tử thần, con đường máu, tham quan các ngôi nhà ma ám, mua sắm tại hội chợ ma quái, và đặc biệt là khám phá đường hầm kỳ bí và rùng rợn. Bạn cũng có thể thách thức sự can đảm của mình thông qua những pha hù dọa, trải nghiệm âm thanh kỳ quái trong những căn nhà ma. Cuối cùng bạn đừng quên cùng tham gia bữa tiệc âm nhạc sôi động, cuồng nhiệt và "quẩy" hết mình, tận hưởng không khí lễ hội đầy sôi động.
Các trung tâm thương mại
Mỗi dịp Halloween, nhiều trung tâm thương mại hàng đầu ở Hà Nội như: Vincom Center, Lotte Center, và Tràng Tiền Plaza, Royal City,... thường tổ chức các sự kiện Halloween độc đáo. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều góc trang trí chủ đề Halloween để check-in, mua sắm và tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng gia đình, bạn bè.
Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn không khí Halloween kết hợp mua sắm, ăn uống đa dạng thì trung tâm thương mại sẽ là địa điểm lý tưởng để các bạn tham khảo.
Kim Ngân (Tổng hợp)
" alt=""/>Địa điểm vui chơi lễ hội Halloween 2023 tại Hà Nội hút khách nhất“Đó là một quyết định đúng đắn vì mức thu nhập của mình nhỉnh hơn, phụ huynh cũng rất quan tâm và thấu hiểu cho công việc của cô giáo”.
Tuy nhiên, gần nửa năm sau đó, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều giáo viên trường tư như cô H. lao đao.
“Thật khó khăn khi giáo viên phải nghỉ dạy liên tục; thu nhập vì thế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều”.
Dù không tới trường nhưng hàng ngày, cô H. vẫn phải đều đặn đăng bài lên nhóm lớp để… tương tác với phụ huynh. Hơn 3 tháng nghỉ dịch năm ngoái, mỗi tháng cô được hỗ trợ 2 triệu đồng.
“Ám ảnh” vì đợt dịch ấy, vì thế, ngày 4/5, khi nghe Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo tạm dừng đến trường đối với học sinh các cấp, cô H. bắt đầu hoang mang.
“Đợt dịch lần này phức tạp hơn rất nhiều, không biết kỳ nghỉ sẽ kéo dài dai dẳng đến bao giờ”, cô H. nói.
Nghỉ để phòng dịch đồng nghĩa với việc cô sẽ bị cắt bảo hiểm.
Nhà trường nói rằng, đây là thời điểm khó khăn chung nên giáo viên cần đồng hành cùng nhà trường.
Như tháng 2 vừa rồi, dịch Covid-19 khiến học sinh phải nghỉ gần 1 tháng, thế nhưng giáo viên cũng bị trường cắt bảo hiểm. Nếu dịch cứ kéo dài thế này, chúng tôi xác định sẽ không được đóng bảo hiểm nữa”.
Nhiều giáo viên mầm non lao đao vì dịch. Ảnh minh họa
Ở Hà Nội, cô H. và chồng phải đi thuê nhà. Chồng cô là hướng dẫn viên du lịch, vì thế giai đoạn này anh cũng lao đao do không thể đi “tour”.
Hai vợ chồng đều rơi vào cảnh thất nghiệp, cô H. đành đánh tiếng và được một phụ huynh trong lớp nhờ tới nhà trông con hộ.
“Trước đây lương giáo viên mầm non là 7 triệu, giờ giảm tới quá nửa, vì thế, ai thuê gì tôi cũng làm nấy”.
Ngoài ra, cô T. cũng phải xin thêm “trợ cấp” từ ông bà ngoại.
“Quê tôi ở Quốc Oai nên hàng tuần sẽ về quê xin ông bà rau cỏ. Thi thoảng, bà có con gà, quá trứng cũng gói ghém gửi cho con. Còn thiếu đâu mình lại mua ngoài này, nhưng phải tính toán chi li hơn trước. Ví dụ, giờ nhà có 5 người thì chỉ dám tiêu 100 nghìn mỗi ngày cho tất cả mọi thứ”.
Thấy vợ chồng con vất vả, nhiều lần mẹ cô T. động viên con đưa cháu về quê để ông bà chăm.
“Nhưng cả 3 đứa đều đang học Zoom, ông bà lại không biết gì về công nghệ. Hơn nữa, cô giáo cũng thường xuyên gửi bài để phụ huynh in cho con làm, vì thế, tôi vẫn phải để con ở Hà Nội”.
Cô T. dự định tạm thời vẫn sẽ trông trẻ thuê cho đến khi nào dịch ổn, học sinh quay trở lại trường.
Cô giáo trẻ vào gần 20 nhóm tìm việc làm
Cũng giống như cô T., M.H.B (25 tuổi), giáo viên mầm non tại Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy đang phải chật vật để vượt qua giai đoạn khó khăn vì Covid-19.
B. nói, sau 3 năm ra trường và đi làm, có quá nửa thời gian cô phải gắn với “con Covid”.
“Năm ngoái được coi là “kỳ nghỉ” đáng nhớ nhất của mình khi quãng thời gian “thất nghiệp” kéo dài quá lâu. Lúc đầu nghe thông báo được nghỉ, mình còn cảm thấy mừng vì nghĩ được tạm xả hơi vài ngày. Nhưng không ngờ, tình hình dịch kéo dài, giáo viên nghỉ việc, bị giảm tới gần 80% lương”.
Vì thế, năm nay, nghe loáng thoáng vài ca mắc Covid-19, B. đã mường tượng ra cảnh sẽ tiếp tục có những kỳ nghỉ kéo dài.
“Không ngờ, điều đó một lần nữa lại đang xảy đến”, B. nói.
Tình hình khó khăn, trường của B. buộc phải cắt giảm nhân sự vì không kham nổi thiệt hại. Dù không nằm vào trong số đó, nhưng B. cũng rơi vào hoàn cảnh “không sung sướng hơn là bao nhiêu”.
D. đăng bài lên các hội nhóm để tìm kiếm việc làm
Để duy trì thu nhập, cô giáo trẻ chủ động lên trên mạng xã hội, tham gia gần 20 hội nhóm tìm kiếm việc làm.
“Ban đầu, mình cũng đăng tìm công việc trông trẻ tại nhà nhưng không có ai phản hồi. Vì thế, mình bắt đầu chuyển hướng sang tìm các công việc khác như đánh máy thuê tại nhà, nhận làm theo sản phẩm.
Nhiều người cũng phản hồi tìm giúp việc theo giờ, nhưng quả thực, tốt nghiệp đại học xong, mình không đủ dũng khí vượt qua rào cản để đi làm những công việc ấy”, B. nói.
Suốt cả tuần nay, bố mẹ B. ở quê liên tục gọi điện hỏi thăm con, B. đành nói dối đã tìm được việc trông trẻ để bố mẹ bớt lo lắng.
“Mình mới đi làm được vài năm nên thu nhập chưa cao, lại cắt giảm 80% lương nên rất chật vật để sống. Tuần tới, nếu tiếp tục không tìm được công việc tại nhà, mình sẽ xin đi bán quần áo”, T. nói.
Chủ trường cũng “đuối sức”
Không chỉ giáo viên, các chủ trường tư cũng nêu ra “cái khó” khi không thể không cắt giảm lương của nhân viên.
Bà Hà Phương, chủ trường Mầm non Chiaki (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, dịch Covid-19 khiến các trường tư bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Riêng tiền thuê mặt bằng, mỗi tháng trường này phải chi hơn 30 triệu đồng. Mặc dù chủ đầu tư có giảm để hỗ trợ, nhưng bà Phương cho rằng, mức giảm đó “cũng không đáng là bao nhiêu”.
Mặt khác, học sinh nghỉ đồng nghĩa với việc trường sẽ không có nguồn thu, nhưng mỗi tháng, trường vẫn phải trích ra một phần để hỗ trợ giáo viên.
Bà Phương nhẩm tính, trường có quy mô 10 nhân viên, nhận trông giữ trên dưới 60 trẻ. Nếu hỗ trợ mỗi giáo viên từ 500 nghìn – 1 triệu đồng/tháng, cộng với tiền thuê mặt bằng thì trường sẽ “đuối sức” nếu dịch tiếp tục kéo dài.
Bà Phương cho hay, một số trường nếu còn nguồn dự trữ sẽ phải lấy kinh phí ấy ra để có thể tồn tại thêm một thời gian. Nhưng nếu thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài thì cũng rất khó khăn để tồn tại.
Một số khác sẽ phải tính tới phương án chuyển nhượng cơ sở. Nhưng việc chuyển nhượng cũng rất khó vì không ai dám tiếp nhận trường trong thời điểm tất cả cùng khó khăn như thế cả.
Như vậy, các trường phải tính đến việc thanh lý đồ dùng và giải thể do không nuôi nổi cả một bộ máy.
“Mặc dù khó khăn nhưng trường tôi bằng mọi giá vẫn phải cố gắng không cắt giảm nhân sự vì tính đến lâu dài, khi hết dịch trở lại vẫn cần đủ số lượng giáo viên để dạy học.
Nhưng cũng phải nói thật, mùa dịch năm ngoái, có một số cô giáo không chịu được vì thời gian nghỉ dịch quá dài, lên đến 3 – 4 tháng, nên các cô đành phải đi tìm việc khác để kiếm được thu nhập tốt hơn”, bà Phương nói.
Thúy Nga
Điều lo lắng nhất cũng đã đến rồi. Covid-19 không còn bên Ấn độ, Nepal nữa mà nó đã về đến quê hương, đã vào trong trường Lê yêu dấu của chúng ta mất rồi...'
" alt=""/>Dính 2 mùa Covid