Sáng 26/3, Grab Việt Nam đã phát đi thông báo cho biết Grab thu mua toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á và tích hợp các hoạt động này vào nền tảng di chuyển và công nghệ tài chính hàng đầu của Grab.
Theo đó, Uber sẽ sáp nhập vào Grab tại khu vực Đông Nam Á và Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab, tương ứng với thị phần của mỗi công ty. Đồng thời, CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.
Đánh giá về thương vụ này, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech cho rằng thương vụ Grab – Uber hoàn toàn không có lợi cho người Việt Nam.
Phân tích về nguyên nhân, Nguyễn Hòa Bình cho hay: Việc mua bán, sáp nhập giữa Grab – Uber hoàn toàn xảy ra ở nước ngoài chứ không trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, về bản chất, Nhà nước, các cơ quan quản lý chẳng thu được lợi ích gì. Còn về phía người dùng, thực tế cho thấy, giá của Grab đắt hơn Uber, dịch vụ cũng thua kém hơn. Như vậy, sau thương vụ Uber bị xóa sổ tại Đông Nam Á thì người tiêu dùng sẽ phải đi với phí đắt hơn và dịch vụ kém đi. Như vậy là điều không có lợi cho đất nước và người tiêu dùng trước mắt. “Đây có thể là dấu hiệu tiêu cực đối với Việt Nam và người Việt đã phải chịu thua thiệt trong thương vụ này”, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm.
Tiếp xúc với nhiều tài xế chạy xe công nghệ cho thấy, thông tin Uber sáp nhập Grab khiến không ít tài xế hoang mang đặc biệt là các tài xế đã từng "nhảy ứng dụng" khi chuyển từ Grab sang Uber.
" alt=""/>Thương vụ Grab – Uber: Người Việt đang phải chịu thua thiệtÔng Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Huawei
Ông Nhậm Chính Phi vừa tổ chức buổi họp báo giữa thời điểm công ty đang phải đối đầu với chính phủ Mỹ. Thay vì phản ứng thù địch, ông nhấn mạnh ngành công nghiệp phải hợp tác toàn cầu để phát triển.
“Không ai có thể thúc đẩy sáng tạo và công nghệ một mình”, ông nói với nhóm phóng viên Trung Quốc tại trụ sở Huawei hôm 21/5, chỉ vài giờ sau khi Mỹ nói sẽ tạm thời dỡ bỏ một số hạn chế với công ty.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông hàng đầu và nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, trở thành tâm điểm chú ý vài tháng qua. Quyết tâm hạ gục Huawei của chính phủ Mỹ được một vài người quan sát xem như khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Trung.
Trước lập trường của Washington đối với Huawei và căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nước, cộng đồng người Trung Quốc kêu gọi ủng hộ Huawei. Một số người còn nói ủng hộ bằng cách tẩy chay Apple.
" alt=""/>Bị rút giấy phép Android, nhà sáng lập Huawei vẫn khen Google là “công ty trách nhiệm”