TIN LIÊN QUAN:
2010 - Năm của những vụ khủng bố nhỏ
Những bức ảnh khắc họa thế giới 2010
Một thế giới biến động của năm 2010
5 vụ bê bối tình ái rúng động năm 2010
Những sáng chế công nghệ tiêu biểu của năm 2010
"Mạng xã hội đang gây hại cho con em chúng ta và tôi đang kêu gọi chấm dứt điều đó", Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu tại một cuộc họp báo.
Thủ tướng Anthony Albanese đã đề cập đến những rủi ro đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em khi sử dụng mạng xã hội quá mức, đặc biệt là rủi ro đối với các bé gái từ những hình ảnh, mô tả có hại như tiêu chuẩn của cơ thể hoặc những nội dung phân biệt giới tính.
"Nếu bạn là một đứa trẻ 14 tuổi tiếp nhận những điều này, vào thời điểm bạn đang trải qua những thay đổi trong cuộc sống và đang trưởng thành, đó có thể là thời điểm thực sự khó khăn. Những gì chúng tôi đang làm là lắng nghe và hành động", Thủ tướng Anthony Albanese tuyên bố thêm.
Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese lo ngại mạng xã hội sẽ có tác động xấu đến trẻ em dưới 16 tuổi (Ảnh minh họa: RightStep).
Thủ tướng Australia cho biết, dự luật sẽ được trình lên Quốc hội trong năm nay và sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng sau khi được phê chuẩn. Đảng Tự do bày tỏ sự ủng hộ với dự luật này, cho thấy nhiều khả năng dự luật sẽ được thông qua.
Chính phủ Australia đang thử nghiệm một hệ thống xác minh độ tuổi, nhằm ngăn chặn trẻ em dưới 16 tuổi có thể đăng ký và tham gia mạng xã hội. Lệnh cấm sẽ được áp dụng rộng rãi, không có ngoại lệ, kể cả trẻ em dưới 16 tuổi được sự đồng ý của phụ huynh hoặc những trẻ em đã có tài khoản mạng xã hội trước đó.
Thủ tướng Anthony Albanese cho biết, trách nhiệm thực thi giới hạn độ tuổi người dùng sẽ thuộc về các nền tảng mạng xã hội, yêu cầu các nền tảng này phải chứng minh rằng, họ đang thực hiện các bước hợp lý để ngăn chặn trẻ em dưới 16 tuổi truy cập. Thủ tướng Australia nhấn mạnh rằng, trách nhiệm này sẽ không thuộc về phụ huynh hoặc người dùng trẻ.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Michelle Rowland nêu rõ rằng, dự luật nhắm vào các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok, X (trước đây là Twitter) và có thể bao gồm cả YouTube.
Hầu hết nền tảng mạng xã hội hiện nay như Facebook, Instagram, X… đều cấm trẻ em dưới 13 tuổi tham gia. Tuy nhiên, hiện các nền tảng này không có biện pháp kiểm duyệt và ngăn chặn phù hợp, cho phép trẻ em dưới 13 tuổi có thể dễ dàng qua mặt để đăng ký tài khoản.
Dự luật mới tại Australia là một trong những chính sách nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay, hướng tới việc bảo vệ an toàn cho trẻ em trong thời đại kỹ thuật số.
Mạng xã hội TikTok từ chối đưa ra bình luận, trong khi Facebook, Google và X không đưa ra phản hồi khi được hỏi về dự luật này tại Australia.
Hiệp hội Công nghiệp số (DIGI), tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho ngành công nghiệp kỹ thuật số tại Australia, bao gồm các công ty lớn như: Google, Facebook, Microsoft, TikTok, X… cho rằng các biện pháp của chính phủ Australia sẽ phản tác dụng, khuyến khích người trẻ khám phá những phần tối tăm, không được kiểm soát trên Internet.
"Giữ an toàn cho người trẻ trên mạng là ưu tiên hàng đầu, nhưng lệnh cấm thiếu niên truy cập vào các nền tảng số là phản ứng của thế kỷ XX đối với thách thức của thế kỷ XXI", Giám đốc điều hành DIGI Sunita Bose bình luận, ám chỉ lệnh cấm của chính phủ Australia không phù hợp ở hiện tại.
"Thay vì chặn quyền truy cập thông qua các lệnh cấm, chúng ta cần có cách tiếp cận cân bằng để tạo ra không gian phù hợp với độ tuổi, xây dựng kiến thức số và bảo vệ người trẻ khỏi tác hại trên mạng", bà Sunita Bose chia sẻ thêm.
Trước Australia, nhiều quốc gia từng đưa ra những dự luật ngăn trẻ em và trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội. Năm ngoái, Pháp đã đề xuất cấm trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng mạng xã hội, ngoại trừ trường hợp được sự đồng ý của phụ huynh. Tháng 3 vừa qua, Tây Ban Nha cũng đưa ra dự luật cấm người dưới 16 tuổi truy cập mạng xã hội, thay cho độ tuổi 14 ở hiện tại. Tuy nhiên, hiện những dự luật tại Pháp và Tây Ban Nha vẫn chưa được thông qua.
" alt=""/>Chính phủ Australia muốn ngăn trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hộiTrong y học cổ truyền Trung Quốc có câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, không cần bác sĩ kê đơn”. Đây là phong tục được truyền lại từ bao đời nay ở Trung Quốc, mùa hè thời tiết nắng nóng cùng với việc sử dụng điều hòa nhiều dễ dẫn đến sốc nhiệt, lâu ngày có thể gây ra cảm cúm. Bản thân gừng có tính ấm, ăn một chút mỗi ngày sẽ phòng được bệnh cảm cúm vào mùa hè.
Nguyên liệu
500g gừng non, 150g đường phèn, 400ml giấm.
Cách thực hiện
![]() |
Gọt vỏ gừng, cắt lát mỏng. Rắc một lớp muối lên các lát gừng đã cắt, đảo đều, để yên trong nửa tiếng rồi dùng tay bóp cho nước gừng chảy ra.
![]() |
Đun sôi nước, cho gừng vào nấu trong 3 phút, vớt ra để nguội, rồi dùng tay bóp hoặc cho vào gạc bóp chắt bỏ bớt nước thừa trong gừng.
![]() |
Lấy một chiếc nồi sạch khác, đổ gừng, giấm và đường phèn vào, đun sôi rồi tắt bếp.
![]() |
Chuẩn bị lọ thủy tinh có nắp, đổ hỗn hợp trên vào, để nguội rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Món này có ăn trong vòng 1 tuần.
Theo báo Giao thông
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
" alt=""/>Cách làm món gừng ngâm chua ngọt, được ví như thuốc bổ vào mùa hèDeepfake là công nghệ sử dụng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo và chỉnh sửa để cho ra ảnh hoặc video trông như thật về người đó, thậm chí tạo được cả giọng nói.
Nhiều trường hợp trở thành nạn nhân bởi cùng một cách thức. Nam sinh lén tải ảnh từ tài khoản Instagram cá nhân của nạn nhân rồi chế ra hình ảnh nhạy cảm và chia sẻ vào phòng trò chuyện, chủ yếu để xúc phạm bạn nữ cùng lớp và giáo viên.
Tình trạng này cho thấy khủng hoảng deepfake khiêu dâm đang phủ bóng lên các trường học ở Hàn Quốc. Giới chuyên gia nhận định sự kết hợp mang tính độc hại giữa Telegram, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và luật pháp lỏng lẻo khiến vấn đề càng thêm nghiêm trọng.
"Ngoài tổn thương do chính deepfake gây ra, sự lan truyền của chúng còn khiến nạn nhân cảm thấy nhục nhã và đau đớn hơn nữa", Bang nói.