Giếng khoan của anh Tự bất ngờ phun ra khí và nước cao gần 10m (Ảnh: Phạm Hoàng).
Theo ông Tự, gia đình mới mua 1ha rẫy cà phê tại thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn. Do thiếu nước tưới nên anh đã thuê người đến khoan giếng. Khi thợ khoan đến 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn.
Ngay lập tức, đội khoan giếng đã đưa máy móc lên. Lúc này, cột khí và nước phun lên rất mạnh.
Theo vận động của chính quyền địa phương, gia đình anh Tự đang nghiên cứu cách để lấp giếng lại.
Nước và khí phun cao với áp suất lớn nên gia đình phải tạm dừng việc khoan lại (Ảnh: Chí Anh).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, chiều 11/12, giếng khoan tại rẫy cà phê của anh Tự vẫn xuất hiện cột khí và nước cao gần 10m. Do giếng khoan nằm ở khu vực rẫy vắng nên ít người hiếu kỳ đến xem.
Ông Đào Quang Bình, Chủ tịch UBND xã Ia Phìn, cho biết, xã đã phối hợp với đoàn thể tuyên truyền gia đình chấp hành quy định về việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Đồng thời, xã đã báo cáo lên huyện và cơ quan chức năng để có hướng khắc phục tình trạng trên.
Chính quyền xã đã vận động gia đình anh Tự lấp giếng lại khi áp suất khí giảm (Ảnh: Phạm Hoàng).
Như Dân tríthông tin, sau đợt rung chấn động đất tại tỉnh Kon Tum, vào ngày 28/7, giếng khoan của gia đình ông Đàm Xuân Hòa, ở xã Ia Kly, huyện Chư Prông xuất hiện những tiếng động lạ.
Khi gia đình khoan giếng xuống độ sâu 180m để tìm nguồn nước, bất ngờ có hiện tượng dòng nước và khí phun mạnh lên khỏi mặt đất, tạo thành cột cao hàng chục mét.
Sau đó, gia đình đã dùng các trụ bê tông lấp giếng lại. Hơn 2 tháng nay, giếng khoan này đã không còn hiện tượng gì nữa.
Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, hiện tượng khí và nước phun cao thành cột có thể do quá trình khoan đã chạm đến chiều sâu phân bố của các túi khí.
Kiểm tra tại hiện trường giếng khoan nêu trên, lực lượng chức năng nhận thấy nước trong, có vị the, hơi ngọt, nhiệt độ bình thường, không có mùi. Hỗn hợp khí, nước phun cao 20-22m. Nước có chất lượng tốt, với các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia.
Có thể nhận định, nước trong lỗ khoan có nguồn gốc từ nước mưa, thông qua quá trình ngấm trực tiếp từ trên xuống mặt đất.
" alt=""/>Xuất hiện thêm giếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10mNinja Van huy động thành công 578 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, bao gồm một khoản đầu tư từ Alibaba, nâng giá trị lên hơn 1 tỷ USD. Vòng gọi vốn Series E giúp công ty có cả sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại như Geopost, B Capital, Hill Ventures và Zamrud.
Theo đồng sáng lập kiêm CEO Ninja Van Lai Chang Wen, chất lượng của các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường nhận ra tiềm năng của logistics thương mại điện tử Đông Nam Á. Ông cho biết Ninja Van được định vị để đóng vai trò trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Thành lập năm 2014, Ninja Van điều hành nền tảng trải dài các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Startup tuyển dụng hơn 61.000 nhân viên và tài xế giao hàng, xử lý khoảng 2 triệu bưu kiện mỗi ngày.
Trong vòng gọi vốn trước đó vào tháng 5/2020, Ninja Van huy động được 279 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Grab. Ông Kenny Ho, Giám đốc Đầu tư của Alibaba tại Đông Nam Á, tin tưởng vào tiềm năng của thương mại điện tử trong khu vực, đặc biệt là sức mạnh của dịch vụ logistics dựa trên công nghệ.
Các khách hàng của Ninja Van có Lazada và Shopee, nền tảng thương mại điện tử của Sea, Tokopedia. Theo nguồn tin của Bloomberg, Ninja Van sẽ tìm cách IPO vào năm sau. Nếu điều đó xảy ra, công ty sẽ đi theo bước chân của những người cùng ngành như JD Logistics, Full Truck Alliance, 58 Freight hay Lalamove.
Du Lam (Theo SCMP)
Các bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 được Sở Công Thương gửi xuống doanh nghiệp, doanh nghiệp cấp phát miễn phí cho shipper.
" alt=""/>Ninja Van huy động thành công 578 triệu USDTrong hơn 4 năm Chương trình chuyển đổi số quốc gia được triển khai, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số: “Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người trong quá trình phát triển chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nhất là trong cuộc sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp”.
Đáng chú ý, riêng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử - EGDI năm 2024 mới được Liên Hợp Quốc công bố, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 86 lên xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, lần đầu tiên có tên trong nhóm nước có chỉ số Chính phủ điện tử đạt mức rất cao. Đây cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên Hợp Quốc vào năm 2003 cho đến nay.
Đảm bảo người dân được thụ hưởng các thành quả chuyển đổi số
Với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, nhằm tiếp tục thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược, đề án liên quan trong năm tới, Bộ TT&TT vừa có hướng dẫn các bộ, tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025.
Cụ thể, trong nội dung hướng dẫn, Bộ TT&TT đã nêu rõ các yêu cầu chung, một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và đặc biệt là cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương khung kế hoạch chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh năm 2025’ để các bộ, tỉnh thuận tiện trong xây dựng và triển khai công tác chuyển đổi số năm tới.
Về yêu cầu, Bộ TT&TT hướng dẫn, kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện trong thực hiện kế hoạch năm 2024, giai đoạn 2021- 2024; bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.
Đồng thời, phải quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và Đề án 06 cùng các chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương đến hết năm 2025.
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của các bộ, ngành, địa phương phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của chuyển đổi số, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”; gắn kết chặt chẽ với hoạt động cải cách quy trình, thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước...
Bộ TT&TT cũng lưu ý, các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đặt ra phải thiết thực, bám sát thực tiễn, điều kiện thực tế, có tính đột phá. Các mục tiêu cần rõ ràng, định lượng, có tính khả thi, rõ phương pháp đánh giá, đo lường kết quả; gắn liền với thực hiện mục tiêu theo kế hoạch 5 năm của bộ, ngành, địa phương và của quốc gia.
Cùng với đó, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 phải gắn liền với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; gắn liền với bố trí nguồn lực thực thi phù hợp; bám sát thực tiễn, bám sát các quan điểm, định hướng và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm chuyển đổi số, có tính đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo công tác tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ chuyển đối số phải cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm; phải đảm bảo phù hợp khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, tỉnh năm 2025, Bộ TT&TT điểm ra 9 nhóm chính kèm hướng dẫn cụ thể nội dung của từng nhóm nhiệm vụ, bao gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số; thể chế, chính sách số; hạ tầng số; nhân lực số; phát triển dữ liệu số; an toàn thông tin mạng; chính phủ số; kinh tế số và xã hội số; nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin.
Đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và khả thi khi xác định các nhiệm vụ triển khai, Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 của bộ, tỉnh mình trước ngày 30/10.
Ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào phương pháp tiếp cận và bài học kinh nghiệm triển khai thành công Đề án 06, mỗi bộ, tỉnh nghiên cứu tìm ra mũi đột phá cho mình, xây dựng 1 đề án về chuyển đổi số có tính chất tương tự như Đề án 06 và bảo đảm kết nối với Đề án 06; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện xong và thành công đề án trong thời gian từ nay đến hết năm 2025. Đề án chuyển đổi số của các bộ, tỉnh phải đảm bảo phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, dữ liệu quốc gia cũng như Đề án 06 và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số khác của bộ, ngành, địa phương. |