Khởi nghiệp từ niềm đam mê cái đẹpNgay khi còn trẻ, Thu Ngân đã tự xác định rõ sở thích của mình là kinh doanh và mỹ phẩm. Như bao người phụ nữ khác, chị yêu cái đẹp và hiểu rằng để sở hữu một vẻ đẹp tự nhiên bằng mỹ phẩm không hề đơn giản, nhất là trong thời buổi hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan.
Mỗi ngày một tìm tòi, đến khi có đủ kiến thức để chăm sóc sắc đẹp cho mình thì cũng là lúc chị nung nấu và cho ra đời dòng mỹ phẩm thiên nhiên Mini Garden.
Thu Ngân cho biết quá trình ra đời “đứa con cưng” cũng không kém phần gian nan. Năm 2014, nhờ một cơ duyên Thu Ngân bước chân vào ngành kinh doanh mỹ phẩm online.
 |
‘Bring You Back To Nature’ slogan gắn liền với thương hiệu Mini Garden |
Thời điểm này, chị phát hiện ra nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của khách hàng rất lớn. Cô gái trẻ nảy ra ý tưởng cho ra đời thương hiệu của riêng mình, và đó phải là sản phẩm khắc phục được những nhược điểm của các nhãn hàng.
Năm 2016 khi công việc kinh doanh đang phát đạt, Thu Ngân gặp biến cố với nhà sản xuất khiến mọi thành quả gầy dựng trong hai năm tan biến. Tưởng như cú sốc ấy đã hạ gục Thu Ngân, nhưng không trong khoảnh khắc ấy ý tưởng xây dựng thương hiệu ngày nào bùng lên trong đầu cô gái trẻ.
Thu Ngân đứng dậy, lần này chị đồng hành cùng một người bạn đã có hai năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất son. Chị cung cấp ý tưởng, còn người bạn thực hiện hoá ý tưởng. Cả hai đã gặp rất nhiều khó khăn khi cho ra đời thỏi son đầu tiên. Suốt 3 tháng nghiên cứu công thức son, làm việc ngày đêm, tets lên test xuống, đổ đi hàng ngàn mẫu thí nghiệm. Cuối cùng Thu Ngân và người bạn đón nhận sản phẩm đầu tiên trong những giọt nước mắt vui sướng.
 |
Nữ doanh nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu cho thương hiệu mỹ phẩm Mini Garden |
Nữ doanh nhân trẻ khi ấy quyết định đặt tên thương hiệu của mình là Mini Garden bởi sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Mini Garden - Thương hiệu mang trong mình nhiều khát vọng
Sau ba năm hình thành và phát triển, hiện nay Mini Garden đã có trên 1000 đại lý trải rộng khắp cả nước, cho ra đời hàng loạt sản phẩm, tạo được nhiều dấu ấn và sự tin yêu của người tiêu dùng như các loại son, kem nền dạng thỏi, serum...
 |
Hệ thống đại lý thương hiệu Mini Garden |
Năm 2018, thương hiệu Mini Garden vinh dự đoạt danh hiệu ‘Cúp Vàng sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng’ năm 2018 do cục Sở hữu Trí Tuệ và Hội Liên hiệp khoa học doanh nhân Việt Nam trao tặng.
 |
Danh hiệu Cúp Vàng sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng’ năm 2018 của Mini Garden |
Dù nhận được sự uy tín của người tiêu dùng, nhưng Mini Garden vẫn không ngừng nghiên cứu, đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, an toàn.
Mới đây nhất, ngày 23/6/2019 CEO Thu Ngân cùng Mini Garden tổ chức chương trình đại nhạc hội hoành tráng, ra mắt dòng son lì - Roses Matte Lipstick phiên bản 2019.
 |
Đại nhạc hội ra mắt Roses Matte Lipstick phiên bản 2019 |
Độ lưu màu của thỏi son lì Roses Matte Lipstick 2019 lên đến 24 tiếng đồng hồ, với nhiều thành phần tự nhiên mang đến phái đẹp làn môi mướt mịn, sáng hồng. Mẫu son nhiều ưu điểm này khiến các nàng hotgirls, beauty blogger tham gia trải nghiệm say mê thích thú và trở thành sản phẩm được săn lùng ráo riết ngay từ khi mới ra mắt.
Nhìn lại thành quả và sự ủng hộ, phản hồi tích cực từ khách hàng, nữ CEO trẻ cảm kích vì đã kết nối, lan toả vẻ đẹp đến với cộng đồng. Tuy vậy, chị vẫn luôn đau đáu về uy tín của những sản phẩm mang thương hiệu Việt, CEO Mini Garden chia sẻ: “Hồi mới bắt tay vào buôn bán, động lực của mình là chiến thắng trong kinh doanh, nhưng càng làm, càng dấn sâu vào nghề, mình dần nhận ra ý nghĩa về lợi nhuận nhỏ dần. Mình muốn phá tan những định kiến về sản phẩm mỹ phẩm Việt chỉ là kem trộn, phấn trộn.”
Doãn Phong
" alt=""/>CEO 9X khát vọng nâng tầm mỹ phẩm Việt
Nhiều dự án nhà thương mại xin chuyển đổi làm nhà ở xã hội đã đổi vận vì doanh nghiệp nhanh chân triển khai, nhưng cũng có dự án gặp khó khăn vì sự chậm trễ của chủ đầu tư. |
Việc triển khai chậm trễ khiến Dự án nhà xã hội Bright City bị mắc kẹt khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hết hạn. Ảnh: Phương Anh |
Đổi vận vì nhận ưu đãi
Giai đoạn năm 2012-2013, thị trường bất động sản gặp khó khăn, không bán được sản phẩm và thiếu vốn triển khai dự án, nhiều chủ đầu tư đã xin cơ cấu lại diện tích căn hộ, số khác xin chuyển đổi dự án nhà thương mại sang nhà xã hội để hưởng ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về vay vốn lãi suất thấp từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Tính đến năm 2015, Hà Nội có đến hơn 20 dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà xã hội. Một số dự án sau khi chuyển đổi đã đổi vận nhờ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, như Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà, hay dự án số 30 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy của CTCP Đầu tư xây dựng và Thương mại Bắc Hà…
Tại dự án 143 Trần Phú, trước khi một phần dự án được chủ đầu tư xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, đây là dự án tổ hợp nhà ở cao tầng, có 3 tầng hầm. Dự án được giao cho chủ đầu tư từ năm 2008 và chủ đầu tư cũng từng huy động vốn của nhiều khách hàng, nhưng không triển khai. Đến năm 2013, sau khi một phần dự án được chấp thuận chuyển đổi sang nhà ở xã hội, dự án mới được triển khai. Đến cuối năm 2015, dự án đã hoàn thiện, bàn giao cho khách.
Tương tự, tại dự án số 30 Phạm Văn Đồng, vốn là dự án tổ hợp văn phòng cho thuê, thương mại và căn hộ để ở, nhưng lại bị “đắp chiếu” trong thời gian dài vì chủ đầu tư không đủ năng lực triển khai. Sau khi được chuyển đổi sang nhà ở xã hội, dự án đã được tái khởi động và có rất nhiều khách hàng quan tâm nộp hồ sơ đăng ký mua.
Tại Hà Nội, hiện tượng khách hàng phải đăng ký quyền mốc thăm mua căn hộ không chỉ diễn ra dự án 30 Phạm Văn Đồng, mà còn diễn ra ở các nhà xã hội khác như Dự án Đại Kim của Handico5, Dự án Tây Nam Linh Đàm của Công ty BIC Việt Nam…
Mắc kẹt khi gói 30.000 tỷ đồng hết hạn
Trong giai đoạn khó khăn, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để hưởng các chính sách ưu đãi được coi là phao cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thành công chỉ đến với các dự án mà chủ đầu tư tận dụng được chính sách hỗ trợ ưu đãi để đẩy nhanh triển khai dự án khi chính sách hỗ trợ còn hiệu lực, còn với các dự án mà chủ đầu tư triển khai ỳ ạch, đến khi gói 30.000 tỷ đồng không tiếp khách mới và giải ngân sắp hết, cả chủ đầu tư và khách hàng đều bị mắc kẹt.
Chẳng hạn, tại Dự án nhà xã hội Bright City, huyện Hoài Đức của AZ Land. Dự án này nằm trong nhóm dự án đầu tiên được chuyển đổi, nhưng doanh nghiệp lại bị khách hàng khiếu nại và quá chậm trong khâu triển khai, khiến kế hoạch bán hàng bị trì hoãn.
Sau khi thông tin gói 30.000 tỷ đồng sắp hết hạn lan rộng, Dự án Bright City đã không thể tiếp tục bán căn hộ. Việc không bán được sản phẩm khiến tiến độ Dự án Bright City hiện nay có chững lại, khiến những khách hàng đã mua trước đó lo lắng.
Khách hàng và chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội như Dự án nhà xã hội Bright City sau đó bớt lo lắng hơn khi Thủ tướng chính phủ ký quyết định về lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội chỉ 4,8%/năm. Thế nhưng, phía đại diện các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho biết, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về gói lãi suất 4,8%/năm, nên việc bán nhà ở xã hội hiện nay vẫn bị “đóng băng”.
Trong khi các dự án nhà thương mại chuyển đổi sang nhà xã hội đang triển khai dở dang đang khốn đốn vì gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc, thì các dự đã được phép chuyển đổi, nhưng chưa triển khai (đang chiếm đa số), tương lai còn mờ mịt hơn.
Theo Tin nhanh chứng khoán
" alt=""/>Số phận những dự án chuyển đổi sau gói 30.000 tỷ đồng