Nguồn gốc lễ giao thừa (lễ trừ tịch)Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau.
 |
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh. |
Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Cúng Giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.
Dưới đây là tư vấn của PGS-TS Trịnh Sinh về việc chuẩn bị nghi lễ đón Giao thừa theo văn hóa dân gian:
1. Chuẩn bị
Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ người đã khuất.
Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.
Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự thay đổi các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng.
Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm có: Hương, đăng, trà, nước. Đăng là 2 cây đèn hoặc 2 cây nến để tượng trưng cho mặt Trăng, mặt Trời. Nước phải là nước trong, nước sạch hoặc có thể dùng một chút rượu.
 |
Mâm cỗ cúng giao thừa. Ảnh minh họa |
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt trời.
PGS - TS Trịnh Sinh cho hay: "Năm Kỷ Hợi, nhiều người quan niệm cúng thủ lợn hay năm Dần thì bắt buộc phải cúng giò lợn. Tuy nhiên, quan điểm này đi ngược lại với tục lệ và văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta.
Việc cúng gà vào đêm giao thừa mang ý nghĩa biểu trưng, bởi nước ta là quốc gia nông nghiệp, trồng lúa nước. Thuở xa xưa, cư dân đã thờ thần mặt trời, xin phù hộ cho một năm mùa màng bội thu.
Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của người nông dân trồng lúa nước. Lâu dần trong phong tục Việt Nam, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.
Thêm vào đó, có thể đặt vào mâm lễ những sản vật khác như xôi, bánh chưng, bánh kẹo, mứt, hoa tươi… Ngoài ra lễ vật có ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét - miền Nam), bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.
Cỗ mặn gồm: Bánh chưng, giò chả; xôi gấc, thịt gà; xôi đậu xanh; các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.
Cúng trong nhà
Theo tục lệ dân gian, cúng giao thừa người ta sẽ tiến hành cúng ngoài trời, cúng trước cửa nhà hoặc trước sân nhà.
Ngoài việc sửa soạn mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời nhiều nhà còn sửa soạn mâm cơm cúng trong nhà để mời tổ tiên ông bà về cùng ăn Tết với gia đình.
Lễ vật cúng trong nhà cũng tương tự như làm cỗ cúng ngoài sân. Tuy nhiên các vị xuất gia cho rằng, lễ ngoài sân hay trong nhà không quan trọng, cái chính vẫn là lòng thành của mỗi gia đình vì trong nhà hay ngoài sân cũng chỉ là để chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Lễ vật to nhỏ không quan trọng mà cái quan trọng nhất vẫn là sự thành kính.
Mọi người lưu ý cách đặt đồ cúng: Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.
Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.
Mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
3. Bài cúng giao thừa theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hóa Thông tin
Bài cúng ngoài trời:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
- Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Mậu Tuất với năm Kỷ Hợi.
Chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút giao thừa năm Mậu Tuất với năm Kỷ Hợi.
Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …………………
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô dì tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Ngày xuất hành đón tài lộc, may mắn năm 2019 theo chuyên gia phong thủy
Nếu bạn muốn gặp nhiều may mắn, vui vẻ, thuận lợi, chọn hướng xuất hành Hỷ thần. Nếu mong muốn quan lộc, tiền tài, chọn hướng Tài thần.
" alt=""/>Sắp dọn bàn thờ và mâm cỗ cúng giao thừa mọi nhà cần biết

Thay vì thù hằn, từ mặt nhau, sau ly hôn Huyền Trang vẫn cùng chồng chăm sóc con cái. Họ tạo cho các con điều kiện phát triển tốt nhất cả về tinh thần và vật chất.Mẹ đơn thân Việt kiều tay trắng nuôi 2 con sau sóng gió hôn nhân
Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa
Vụ cô gái đi đường chết vì thanh sắt rơi trúng người, ai chịu trách nhiệm?
Ngô Huyền Trang (SN 1991, Hà Nội), hiện sống và làm việc tại Ba Lan - người mẹ đơn thân từng được biết đến trong câu chuyện chồng phản bội vợ, có con riêng với nhân tình. Tuy nhiên, sau này người chồng phát hiện ra đứa trẻ đó không phải con ruột mình.
Vượt qua buồn đau của cuộc hôn nhân đó, Huyền Trang mạnh mẽ nuôi con một mình. Để có những tháng ngày an yên, hạnh phúc bên các con, người mẹ này đã trải qua chặng đường dài đầy nước mắt.
Bên cạnh đó, nhiều người còn ngưỡng mộ cô bởi lối ứng xử văn minh sau ly hôn. Thay vì hằn học, từ mặt nhau, vợ chồng Huyền Trang vẫn ngồi lại, trao đổi cách dạy dỗ các con. Họ cùng nhau chăm sóc, dành thời gian cho con.
 |
Hot mom Huyền Trang lấy lại cân bằng sau cuộc hôn nhân sóng gió. |
"Văn minh sau ly hôn đó là việc nói dễ nhưng làm lại khó. Chúng tôi đã không ở với nhau hơn 3 năm. Thế nhưng, người ta vẫn thấy tôi và chồng cũ cùng đưa con đi chơi vui vẻ. Một số người không hiểu, cho rằng hai vợ chồng "gương vỡ lại lành".
Tuy nhiên tình cảm giữa chúng tôi đã hết, mối bận tâm của cả hai lúc này là con cái. Ngay cả thời gian anh ấy ở bên người thứ ba, hàng ngày chúng tôi vẫn trao đổi về cuộc sống của các con", Huyền Trang bộc bạch.
 |
Vợ chồng Huyền Trang ngày chưa ly hôn |
Cô cho hay, các con mình cần có bố cũng như có mẹ, do vậy việc cả hai không còn chung sống nhưng vẫn thường xuyên gặp gỡ là điều bình thường.
 |
Trở thành mẹ đơn thân, Huyền Trang lao vào làm việc, lo cho hai con có cuộc sống đủ đầy. |
"Anh ấy đã có người mới. Đối với chúng tôi không là vợ chồng, vẫn là bạn bè. Trên thực tế chúng tôi vẫn hỗ trợ, làm cùng nhau trong công việc kinh doanh..
Sau bao nhiêu sóng gió chúng tôi không còn ở bên nhau nhưng mãi mãi vẫn là bố mẹ của hai con. Không điều gì thay đổi được sự thật đấy.
Tôi luôn muốn con phát triển trong môi trường tốt nhất, lớn lên bằng tình yêu thương của cả bố và mẹ" - bà mẹ đơn thân vui vẻ khi nhắc đến chồng cũ.
 |
Dù đã ly hôn nhưng mỗi khi nhắc đến chồng cũ, cô vẫn dành cho anh thái độ tôn trọng. |
Cô cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm, nhiều người cho rằng con cái phải có đủ cha mẹ thì mới hạnh phúc, dù cha mẹ không yêu nhau.
Thế nhưng họ hoàn toàn sai lầm, tình yêu giữa cha với mẹ là tình yêu nam nữ. Tình yêu giữa cha mẹ với con cái là tình mẫu tử/phụ tử. Hai tình yêu này hoàn toàn khác nhau và độc lập. Khi tình cảm đã hết, cô lựa chọn ra đi để giữ gìn những kỷ niệm đẹp nhất cho các con.
 |
Từng cố gắng níu kéo chồng, giữ tổ ấm cho các con nhưng bất thành, Huyền Trang lựa chọn giải pháp ra đi với hai bàn tay trắng. |
Người mẹ sinh năm 1991 trải lòng: "Thời điểm người thứ ba xuất hiện, tôi từng níu kéo chồng bằng tình yêu của mình. Tuy nhiên, khi đổ vỡ thì chia tay nhiều khi lại là một giải pháp tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho cả 2 người và cho các con.
Với điều kiện cha mẹ phải tôn trọng nhau, luôn nói tốt về nhau trước mặt con, chia sẻ việc nuôi dạy, chăm con dù mỗi người một nhà.
Việc một người quyết định rời bỏ người kia vì hết yêu không hề ích kỷ. Việc bố mẹ nói xấu, đánh chửi nhau trước mặt con mới là ích kỷ và phá vỡ hạnh phúc của con mình.
Chúng tôi đã hoàn thiện thủ tục ly hôn. Qua bao nhiêu sóng gió tôi chỉ muốn các cặp đôi hiểu rằng dừng lại đúng thời điểm, biết buông bỏ và hãy giữ những kỉ niệm đẹp cho nhau, như vậy sẽ giảm thiểu những tổn thương cho con trẻ".
Trước những lời "tố" cho rằng, thời điểm Huyền Trang chấp nhận việc chồng ngoại tình, không dám ly hôn vì chưa "đủ lông, đủ cánh", còn phụ thuộc chồng về kinh tế, cô cho hay: "Ngày đấy tôi chỉ cần gật đầu kí vào đơn ly hôn, số tài sản tôi được hưởng là trên 10 tỷ đồng nhưng tôi không làm vì khi ấy tôi yêu chồng.
Tôi nghĩ rằng gia đình phải đầy đủ cả bố và mẹ mới là tốt nhất cho con nên tôi đã không muốn ra tòa. Tiền bạc quan trọng nhưng không phải tất cả".
 |
Nhìn người phụ nữ xinh đẹp, mong manh này, ai nghĩ rằng cô đã từng đối mặt với nhiều sóng gió trong cuộc sống |
Người mẹ đơn thân 9x trải lòng, trải qua bao sóng gió, cô hiểu ra hạnh phúc là từ trong tâm mình cảm nhận chứ không phải vì những hình ảnh hào nhoáng bên ngoài.
Cho dù bản thân cố giữ, nếu hai người không còn cảm giác với nhau thì đó cũng chỉ như cái vỏ bọc rạn nứt, chờ ngày tan vỡ. Giữ một người không còn thuộc về mình chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi.
 |
Nhan sắc mặn mà, rực rỡ của bà mẹ 9x |
"Người phụ nữ nhẫn nhịn sẽ bị nói là nhu nhược hoặc có mục đích nào đó nhưng họ sống vì bản thân một chút thì lại cho rằng con người không có tình nghĩa. Nếu ai cũng chạy theo dư luận sẽ rất mệt mỏi.
Tôi nghĩ cứ sống tốt, nuôi dạy con cái trưởng thành, là câu trả lời tốt nhất, phá tan những lời dị nghị", Huyền Trang khẳng định.

Ngôi nhà hoa trên đồi của phó hiệu trưởng ở Tuyên Quang
Ngôi nhà trồng đầy hoa của nguyên phó hiệu trưởng một trường cấp 2 nằm trên một quả đồi ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) khiến nhiều người thích thú bởi cảnh sắc bình yên và giản dị.
" alt=""/>Cuộc sống của mẹ đơn thân Việt kiều sau ly hôn vì chồng ngoại tình