Bước đầu trao đổi với VietNamNet, ông Lê Vinh Danh khẳng định ông không can thiệp vào việc cán bộ, giảng viên nhà trường viết đơn phản đối Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. |
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
"Tôi là hiệu trưởng nhưng không can thiệp và không có quyền can thiệp vào việc của giảng viên" - ông Danh nói.
Về việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam yêu cầu nhà trường nộp tiền, ông Danh cho hay: Hiện nay là Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của trường, điều này trái với các chủ trương của Đảng đặc biệt là Nghị quyết 19.
"Bản chất vấn đề ở đây là Tổng LĐLĐ Việt Nam có đòi chúng tôi nộp tiền không? Tôi khẳng định là có và đã 3 lần Tổng liên đoàn đòi chúng tôi phải nộp tiền. Việc này là sai, bởi Tổng LĐLĐ Việt Nam không phải là đơn vị sáng lập, cũng không phải là đơn vị đầu tư cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ là đơn vị tiếp nhận do Chính phủ chuyển Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ UBND TP.HCM về nên không thể đòi thu tiền"- ông Danh nhấn mạnh.
Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh cũng gay gắt trong lịch sử giáo dục Việt Nam từ trước tới nay chưa có một cơ quan chủ quản nào đòi trường học trực thuộc của mình phải nộp tiền. Nhưng từ năm 2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có hai văn bản và mới nhất năm 2019 có yêu cầu nhà trường đưa vào dự toán, trích nộp về cho cơ quan chủ quản 30% kinh phí.
Thực hư yêu cầu nộp cơ chủ quan 30% kinh phí sau thuế
Thực hư việc Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải nộp 30% kinh phí sau thuế là như thế nào?
Phát biểu trên báo chí chiều 8/6, ông Phan Văn Anh, Phó Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết "chưa thu đồng nào của trường".
Theo tìm hiểu của VietNamNet, năm 2006 Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quy định 1684 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của công đoàn. Trong đó, phần tài chính có quy định: Đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định.
Từ năm 2017, Đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam khi làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã nêu theo Quy định 1684 Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải thực hiện nghĩa vụ với cơ quan chủ quản là Tổng liên đoàn. "Tổng liên đoàn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của công đoàn "Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế. Mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định".
Sau đó, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ông Lê Vinh Danh đã ký văn bản gửi đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong văn bản mà hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ký nêu rõ giai đoạn 2015-2016 khi Quyết định số 1684 đang có hiệu lực, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.
Cụ thể, mục 1 của Quyết định nêu trên quy định: Đối tượng thực hiện quy định này là các đơn vị sự nghiệp dự toán độc lập trong hệ thống công đoàn, do các cấp công đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán bao gồm: Báo, nhà xuất bản, tạp chí, trường công đoàn, trường dạy nghề, cung văn hóa, nhà văn hóa lao động, trung tâm giới thiệu việc làm, nhà khách tổng liên đoàn, văn phòng tư vấn pháp luật.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng là đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ra quyết định thành lập mà không phải do các cấp công đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Trong khi Quyết định 1684 của Tổng liên đoàn chỉ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp mà các cấp công đoàn ra quyết định thành lập. Do đó việc trích dẫn Quyết định này để đặt nghĩa vụ tài chính cho trường là không đúng.
Thứ hai, mục 2 văn bản 3995 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có quy định, không chuyển các thu nhập của trường (học phí, các tài trợ khác, khoản thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ, biếu tặng) cho Tổng LĐLĐ Việt Nam hoặc bất kỳ tổ chức, các nhân nào ngoài trường. Với quy định này của Chính phủ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có nghĩa vụ phải trích nộp tài chính cho Tổng liên đoàn.
"Tổng liên đoàn hàng năm giao nộp nhiệm vụ phải nộp lên theo quy định là không phù hợp với pháp luật và cac quy định của nhà nước"- trích văn bản do ông Danh ký.
Đến ngày 29/11/2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản trả lời công văn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong đó có đề cập đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ với Tổng liên đoàn.
Văn bản này nêu rõ theo Quy định 1684 của Tổng liên đoàn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của công đoàn "Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế. Mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định".
"Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã viện dẫn đối tượng thực hiện Quyết định số 1684 chỉ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp do cấp công đoàn ra quyết định thành lập còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng là không đúng. Tuy nhiên xét Nghị quyết 77 của Chính phủ và văn bản 3995 của Văn phòng Chính phủ ngày 18/6/2008 về việc xây dựng quy chế hoạt động của Trường cho phép Trường ĐH Tôn Đức Thắng hưởng cơ chế đặc thù. Đoàn kiểm tra ghi nhận ý kiến và sẽ xin ý kiến của Thường trực Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn về nội dung này - văn bản trả lời nêu rõ.
Cũng theo văn bản này năm 2017, Tổng liên đoàn đã phê duyệt báo cáo quyết toán năm 2016 và dự toán thu chi năm 2017 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tuy nhiên trong dự toán được duyệt chưa thể hiện phần nghĩa vụ của trường phải nộp cho Tổng liên đoàn theo quyết định 1712 của Tổng liên đoàn.
Vì vậy kiến nghị Tổng liên đoàn hàng năm phê duyệt dự toán thu chi của trường và giao nghĩa vụ phải nộp lên cho Tổng liên đoàn theo quy định.
Tới tháng 4/2019, trong văn bản gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng để tham gia góp ý kiến dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra ý kiến trong đó về tài chính: "Đề nghị mục chi thường xuyên của trường bổ sung "nộp nghĩa vụ về Tổng liên đoàn theo quy định".
Quả trứng nở con gà vàng có công sức chung |
Trong quá trình đó, LĐLĐ TP HCM trước đây và Tổng LĐLĐ VN sau này (với tư cách là đơn vị quản lý Trường) đã tạo điều kiện hết sức như cấp vốn, cho vay vốn, giao quản lý, sử dụng đất đai, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp đất, với số tài sản được giao cho Trường quản lý, sử dụng và cho vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trường có được cơ đồ như ngày hôm nay, không thể không nói đến sự quan tâm, tạo điều kiện của Tổng LĐLĐ VN và LĐLĐ TP HCM và công sức của cán bộ, đoàn viên công đoàn cả nước. Từ quả trứng nở thành con gà vàng, đó là công sức chung của nhiều người, nhiều thế hệ. Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Theo Dân Trí |
Lê Huyền

Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản đối Tổng LĐLĐ Việt Nam
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã viết đơn phản đối Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- cơ quan chủ quản của trường này vì phải nộp lại tài chính.
" alt=""/>Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ba lần đòi tiền Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Đó là thí sinh N.T.L (sinh năm 2004, trú tại xóm 3 thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch). Nhà L. có ba chị em, L. là con út, mẹ đã mất, bố bị thần kinh. |
Điểm trường Trương Thế Vinh. Ảnh: áo Pháp luật TP.HCM |
Theo Báo Người lao động, chiều ngày 5.6, tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh, em L. không tham dự thi lại môn Ngữ văn đúng với thời gian quy định.
Một cán bộ tại điểm trường này cho hay, lúc em L. đến trường để thi là 17h, cũng là thời điểm kết thúc thời gian thi, trong khi toàn bộ học sinh thi lại vào lúc 14h30.
Khi nghe cán bộ thông báo, em L. đã quỳ gối tại trường và khóc nước nở. Em L. lý giải rằng hôm thi môn Toán, hết 2/3 giờ em đã ra về. Cuối buổi thi, các giám thị mới thông báo thi lại môn Ngữ văn theo đề dự bị nên em không biết được lịch thi.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM, chiều ngày 6.6, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình, cho biết sau khi nắm được thông tin về thí sinh N.T.L, ông đã trực tiếp gọi điện xin lỗi em L. và hứa sẽ xem xét cho em vào trường để tổ chức xét tuyển.
Ông Nhân cho biết đây là sự cố không ngờ tới. Hôm thi môn Toán, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của các thí sinh nên các điểm thi không thông báo sớm về việc thi lại môn Ngữ văn. Đợi đến khi thi xong mới thông báo nên em L. về sớm không biết.
"Tôi cũng có nghe về hoàn cảnh khó khăn của Lài, trong gia đình đến tivi cũng không có, may bác em có điện thoại chúng tôi mới liên hệ được”, ông Nhân nói.
Ông Nhân còn cho biết thêm có một em ở xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) tham dự thi tại điểm thi trường THPT Lê Hồng Phong sau khi thi môn Toán phải nhập viện và không tham dự thi lại môn Ngữ Văn. Về sự việc này, Sở cũng đang xem xét thực hiện theo quy chế.
Trước đó, như Vietnamnet đã thông tin, Ngày 3.6 trong buổi thi môn Ngữ văn vào lớp 10 của Quảng Bình đã liên tiếp xảy sự cố. Cụ thể, tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, giám thị coi thi ký nhầm vào ô của cán bộ chấm thi. Khi thời gian làm bài đã trôi qua hơn một nửa hai giám thị coi thi của phòng thi số 25 mới phát hiện ký nhầm, dẫn đến 24 thí sinh phòng này phải làm lại bài thi từ đầu.
Sau khi kết thúc buổi thi, thí sinh và phụ huynh phản ánh đề thi môn này giống hệt với đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 của các trường THCS tại TP Đồng Hới. Do đó, tỉnh Quảng Bình đã quyết định bố trí để toàn bộ thí sinh thi lại môn Ngữ văn bằng đề dự phòng. Giám đốc Sở GD-ĐT cũng công khai xin lỗi thí sinh và phụ huynh vì đã để xảy ra sự cố.
Ngân Anh (tổng hợp)

Thí sinh Quảng Bình kết thúc buổi thi lại trong thoải mái
Chiều 5/6, hơn 6.400 thí sinh ở Quảng Bình đã kết thúc buổi thi lại môn Ngữ văn.
" alt=""/>Không biết tin thi lại môn Văn lớp 10, nữ sinh Quảng Bình khóc nức nở