Ban chỉ đạo có chức năng nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tại tỉnh Lạng Sơn.
Một trong những nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai CMCN 4.0 tại tỉnh Lạng Sơn.
Tham mưu xây dựng các chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ban chỉ đạo cũng có các nhiệm vụ khác gồm: Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu xử lý sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp, tuân thủ các yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong điều phối ứng cứu sự cố; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh...
Cũng tại quyết định kiện toàn và đổi tên Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh này còn kiện toàn Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh do Giám đốc Sở TT&TT làm Tổ trưởng và có các Tổ phó gồm: Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, Phó Giám đốc Sở Tài chính, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng.
UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở TT&TT là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc; là cơ quan đầu mối thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu xử lý sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh; thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong điều phối ứng cứu sự cố.
Trước đó, vào ngày 24/9, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1619 kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban này.
Việc kiện toàn Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số từ Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, nhằm tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới.
Ủy ban có chức năng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai CMCN 4.0 tại Việt Nam.
Vân Anh
Tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025, tất cả cơ quan nhà nước có trợ lý ảo hỗ trợ công việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, 100% người dân, doanh nghiệp của tỉnh được trợ lý ảo hỗ trợ dùng dịch vụ công.
" alt=""/>Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch làm Phó trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh![]() |
Máy điều hòa Hitachi Scene Camera RAS-VX13CF |
Chăm sóc đêm ngon giấc
Dù thức và vận động hay chìm vào giấc ngủ, hẳn bạn đều mong muốn mình đang ở trong một không gian sinh hoạt lý tưởng. Có nghĩa là không thể thiếu yếu tố nhiệt độ luôn ở mức phù hợp và dễ chịu. Máy điều hòa Hitachi với Scene Camera Twin cùng cảm biến Air Sleep sẽ “quan sát” tình trạng giấc ngủ của bạn suốt đêm.
Chỉ cần bật máy điều hoà Hitachi trước khi bạn đi ngủ, công nghệ Scene Camera Twin nhận biết nhiệt độ khu vực phủ quanh chiếc giường và tự động làm mát. Nhờ đó thật thoải mái khi bạn đặt lưng nằm xuống.
Trong khi bạn ngủ, máy điều hòa Hitachi với chế độ Air Sleep có thể nhận biết bạn đã đi vào giấc ngủ và thế là “chăm sóc” giấc ngủ của bạn bằng cách tự động điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức tối ưu (tăng khoảng 20C trong vòng 2 tiếng) đồng thời khởi động chế độ Cực Êm 19dB (Độ ồn vận hành tối thiểu của Model Air Sleep Inverter 1.0HP và 1.5HP).
Thậm chí khi bạn cảm thấy nóng và trở mình cũng sẽ có ngay một luồng gió mát thổi đến, nhờ chế độ Swing thông minh có khả năng kiểm tra mức độ hoạt động cũng như nhiệt độ cơ thể bạn. Ngay cả khi bạn thức dậy cũng được bầu không khí mát mẻ trong lành chào đón nhờ nhiệt độ được thay đổi trở lại mức cài đặt ban đầu. Nhờ đó, giấc ngủ ngon được cải thiện hiệu quả đáng kể (Dựa trên nghiên cứu hợp tác với AIST về giấc ngủ được tiến hành trong môi trường ngủ thực tế).
![]() |
Làm mát thông minh cho cả ngày sảng khoái
Và một ngày với các hoạt động trong nhà, bạn sẽ vẫn thấy thoải mái khi không vận động nhiều như nghe nhạc, đọc sách hay làm việc nhà và chơi đùa cùng các thành viên khác. Bí quyết đơn giản là bạn chỉ cần thiết lập chế độ Eco, máy điều hòa Hitachi Scene Camera với bộ đôi Camera Nhiệt và Ảnh, sẽ nhanh chóng phát hiện vị trí, mức độ hoạt động và nhiệt độ xung quanh từng người để điều chỉnh làm mát một cách thông minh.
Giờ đây mọi thành viên trong gia đình dù vận động nhiều hay ít đều cảm thấy thoải mái mà điện năng tiêu thụ lại giảm đến 62% (So sánh máy điều hòa Hitachi Scene Camera RAS-VX13CF (chế độ Eco) với model Hitachi 1.5HP không có Inverter (chế độ làm mát))..
![]() |
Nhiều tiện ích hiện đại
Ngoài công nghệ Scene Camera Twin thông minh, máy điều hòa Hitachi tiên tiến còn nhiều tính năng tiện ích khác giúp bạn thêm hài lòng với không gian trong sạch hơn.
- Hệ thống Stainless Clean: Công nghệ thép không gỉ và ion bạc giúp kháng khuẩn, chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh. (Minh họa với hình Hệ thống Stainless Clean)
- Màng lọc Nano Titanium Wasabi: Giải pháp khử trùng, chống nấm mốc và tác nhân gây dị ứng hiệu quả.(Minh họa với hình Màng lọc Nano Titanium Wasabi)
- Công nghệ All DC Inverter: tích hợp công nghệ nguyên bản Smart Vector System (Hệ thống điều hướng thông minh) giúp tiết kiệm đến 62% (So sánh máy điều hòa Hitachi Scene Camera RAS-VX13CF (chế độ Eco) với model Hitachi 1.5HP không có Inverter (chế độ làm mát)) điện năng và làm lạnh cực mạnh.
![]() |
Thanh Triết
" alt=""/>Hè tươi mát với điều hòa Hitachi gắn camera thông minhTrên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước có hệ thống thu phí điện tử không dừng tiên tiến trên thế giới, Bộ GTVT đã xây dựng lộ trình triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng qua 3 giai đoạn lớn.
Trong đó, giai đoạn 1 (đơn làn ETC có barrier) dự kiến thực hiện từ năm 2016 đến năm 2023. Các trạm thu phí vẫn tồn tại barrier, barrier sẽ mở cho xe đi qua trong trường hợp khi xe có thông tin thẻ dịch vụ hợp lệ, có đủ số dư tài khoản thu phí. Khi xe chưa gắn thẻ dịch vụ, hoặc có gắn thẻ dịch vụ nhưng không đủ số dư tài khoản thì hệ thống chuyển sang chế độ thu phí một dừng - MTC.
Giai đoạn 2 (đơn làn tự do ETC) dự kiến thực hiện từ năm 2024 đến năm 2025, giai đoạn này tại các trạm thu phí không còn barrier, chỉ duy trì dải phân cách các làn, không còn cabin thu phí. Các phương tiện lưu thông tự do theo làn qua trạm thu phí.
Và ở giai đoạn cuối cùng (đa làn tự do ETC), dự kiến từ 2026 trở đi, tại khu vực trạm thu phí chỉ còn duy trì giá long môn và các thiết bị thu phí gắn trên giá long môn. Các phương tiện lưu thông tự do đa làn qua khu vực trạm thu phí.
Cả nước có 112 trạm thu phí vận hành hệ thống ETC
Theo thông tin từ Bộ GTVT, đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay, hệ thống thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc đang dừng ở giai đoạn 1 - đơn làn ETC có barrier.
Thông tin cụ thể hơn về quá trình triển khai thu phí dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, cơ quan này cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các trạm thu phí đủ điều kiện đã được lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Cụ thể, đã có 112 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trong đó Bộ GTVT quản lý 69 trạm và địa phương quản lý 43 trạm.
Với một số trạm không triển khai hoặc lùi thời gian do có tính chất đặc thù, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Cụ thể gồm 8 trạm do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, 4 hệ thống thu phí trên cao tốc do VEC quản lý chưa triển khai do vướng mắc về nguồn vốn và 7 trạm do địa phương quản lý.
Mặc dù hệ thống thu phí điện tử không dừng do nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ kết nối, các phương tiện tham gia giao thông chỉ cần dán 1 thẻ đầu cuối có thể qua tất cả các trạm trên toàn quốc.
Hệ thống nạp tiền, trả tiền tiền được đa dạng hóa với nhiều hình thức như áp dụng ví điện tử Momo, Viettel Pay, Zalo Pay…; kết nối liên thông giữa tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân tại một số ngân hàng lớn như BIDV, VP Bank, VietcomBank.
Đặc biệt, có khoảng 2 triệu phương tiện đã dán thẻ tham gia dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Doanh thu thu phí điện tử không dừng trong quý I/2021 tại các trạm thu phí trung bình chiếm khoảng 19% và đến quý III/2021 tỷ lệ này tăng lên 35%.
“Hệ thống thu phí điện tử không dừng đưa vào hoạt động góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, bước đầu đã tạo được sự thuận tiện và niềm tin cho người tham gia giao thông”, Bộ GTVT đánh giá.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng: Do hệ thống thu phí điện tử không dừng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, việc quản lý vận hành hệ thống liên quan đến nhiều đối tượng nên còn tồn tại một số lỗi gây bất tiện cho chủ phương tiện như: Xe qua trạm phải trả tiền mặt trong khi tài khoản giao thông vẫn trừ tiền; Nhiều phương tiện chưa đủ điều kiện (chưa dán thẻ hoặc dán thẻ mà không nạp tiền hoặc thiếu tiền) vẫn đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng…
Nguyên nhân của các tồn tại nêu trên, ngoài yếu tố về giải pháp kỹ thuật còn do sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ trong quá trình vận hành.
Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng còn có một số hạn chế khác như: vướng mắc về nguồn vốn của VEC chưa được tháo gỡ dẫn đến tiến độ triển khai tại các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý chưa được thực hiện; một số trạm thu phí có doanh thu rất thấp, số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao...
Vân Anh
Các tài xế tuyệt đối không được điều khiển xe đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng (ETC) khi xe chưa gắn thẻ đầu cuối hoặc đã gắn thẻ đầu cuối nhưng tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch.
" alt=""/>Từ năm 2026, các trạm thu phí giao thông đường bộ sẽ không còn cabin