Đáng nói, trong vụ án này Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam (Công ty KMV), Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Vụ án này đã từng 2 lần bị TAND Cấp cao hủy Bản án phúc thẩm vì những sai sót trong quá trình xét xử.
Theo nội dung vụ việc, giữa tháng 8/2014, Saigonbook ký hợp đồng mua máy in C1070P của nhà cung cấp là Công ty KMV thông qua đại lý là Công ty Sao Nam với giá hơn 1,3 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 10/2014, Saigonbook tiếp tục ký với Công ty Sao Nam mua máy C1100 với giá 3,4 tỷ đồng. Saigonbook đã thanh toán trước hơn 500 triệu đồng. Do kẹt tiền nên Saigonbook, Công ty Sao Nam và Công ty ACBL đã tiến hành ký lại hợp đồng, trong đó có phụ lục để Công ty ACBL cho thuê tài chính thanh toán mua máy.
Sau khi nhận máy và đưa vào hoạt động, Saigonbook nhận ra giá các máy in của mình mua quá cao so với giá thị trường hiện hành nên đã tiến hành khảo sát giá máy in cùng loại trên thị trường.
Qua đó, Saigonbook phát hiện chiếc máy C1070P mà công ty mua với giá hơn 1,3 tỷ đồng thì tại Công ty Giải pháp công nghệ Sài Gòn (một đại lý thương mại khác của Công ty KMV) báo giá chỉ có 760 triệu đồng; còn chiếc C1100 phải mua hơn 3,4 tỷ đồng, thì Công ty Giải pháp công nghệ Sài Gòn bán chưa đến 1,3 tỷ đồng.
Sau khi thu thập chứng cứ, Saigonbook yêu cầu Công ty Sao Nam và Công ty KMV thu hồi máy trả lại tiền.
Sau đó, ngày 14/8/2015, Saigonbook đã trả lại máy C1070P và nhận lại hơn 1,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với máy C1100, Công ty Sao Nam đề nghị làm thủ tục thu hồi máy bằng hợp đồng mua bán, vì cho rằng máy C1100, Saigonbook đã ký hợp đồng thuê tài chính từ Công ty ACBL, máy này là tài sản của Công ty ACBL.
Không đồng ý với yêu cầu của Công ty Sao Nam, Saigonbook cho rằng mình trả máy chứ không bán máy và cũng đã tất toán khoản vay của Công ACBL.
Do cả 2 không đạt được thỏa thuận, Saigonbook đã khởi kiện ra tòa, buộc Công ty KMV và Công ty Sao Nam hoàn trả số tiền mua máy và các khoản thiệt hại với số tiền gần 3,8 tỷ đồng.
Ngày 19/4/2016, TAND Quận 3 đã chấp nhận một phần khởi kiện của Saigonbook, buộc Công ty KMV và Công ty Sao Nam phải trả lại cho Saigonbook số tiền mua máy hơn 3,4 tỷ đồng (không chấp nhận yêu cầu về thiệt hại). Sau đó, cả nguyên đơn và bị đơn đã làm đơn kháng cáo.
Ngày 22/9/2016, TAND TPHCM xét xử phúc thẩm, tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook.
Không đồng tình với phán quyết này, Saigonbook đã đề nghị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.
Ngày 6/11/2020, Ủy ban Thẩm phán của TAND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cho thấy ngay từ đầu phía Công ty Sao Nam đã không trung thực trong việc giao kết hợp đồng với Saigonbook. Cấp phúc thẩm xét xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook là không có căn cứ, không phản ánh đúng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án.
Vì vậy, Ủy Ban TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của Chánh án, quyết định huỷ bản án phúc thẩm, đề nghị xét xử phúc thẩm lại.
Tại phiên phúc thẩm lần 2, TAND TP.HCM đã quyết định hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để giải quyết lại từ đầu.
Saigonbook tiếp tục đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm lần 2, Chánh án TAND cấp cao cũng kháng nghị, đề nghị hủy án bản án phúc thẩm lần 2.
Tại phiên Giám đốc thẩm lần 2, Ủy Ban Thẩm phán nhận định: Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng mua bán tài sản và Phụ lục hợp đồng đều vô hiệu do lừa dối. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm không tuyên bố các hợp đồng này vô hiệu mà lại hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để giải quyết lại từ đầu là không đúng.
Ngoài ra, Ủy Ban thẩm phán còn chỉ ra rằng, cấp phúc thẩm cho rằng tòa sơ thẩm chưa thu thập đủ tài liệu, chứng cứ về yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn, nhưng vấn đề này thực tế cấp sơ thẩm đã thu thập, chứng từ có trong hồ sơ.
Vì vậy, Ủy Ban Thẩm phán đã chấp nhận đề nghị kháng nghị của nguyên đơn, kháng nghị của Chánh án, hủy toàn bộ án phúc thẩm lần 2, yêu cầu xét xử phúc thẩm lại lần 3.
" alt=""/>Mua máy in với giá ‘cắt cổ’, một doanh nghiệp khởi kiện ra tòa![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội |
Sáng nay 24/4, ông Phan Viết Lượng (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) đã thông tin với VietNamNet về nội dung buổi làm việc này.
Theo đó, báo cáo bằng văn bản của 2 bộ hầu hết là các thông tin mà báo chí đã đăng tải.
Bộ GD-ĐT đã báo cáo về số thí sinh, số lượng bài thi, được phát hiện sửa, nâng điểm tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
Bộ Công an cho biết, việc tìm lại điểm thi gốc rất khó khăn, phức tạp. Hiện nay, cơ quan điều tra mới khôi phục được điểm vì bài thi trắc nghiệm nên không biết khoanh tròn nào là của học sinh, khoanh tròn nào là của người sửa bài.
Đề nghị Bộ GD-ĐT rà soát đầy đủ thí sinh liên quan, điều chỉnh lại quy chế, xử nghiêm người đứng đầu
Theo ông Lượng, sau khi nghe báo cáo giải trình và trên cơ sở các ý kiến phát biểu, Thường trực Ủy ban đã đưa ra những đề nghị cụ thể cho các bộ.
Cụ thể, với Bộ GD-ĐT, Ủy ban đề nghị rà soát, tổng hợp lại toàn bộ các thí sinh có liên quan đến việc sửa điểm.
Ngoài 12 thí sinh ở Hòa Bình và Sơn La hiện về điểm thật vẫn đủ điểm trúng tuyển và đang tiếp tục được theo học, cần thống kê đầy đủ số lượng thí sinh, trong đó có tỉnh Hà Giang.
"Bộ GD-ĐT phải nắm chắc về số lượng đối tượng này, để nếu có gian lận, xử lý cho nghiêm và đầy đủ, không bỏ sót ai cả", ông Lượng nói.
Cùng đó, Ủy ban cũng đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét, đối chiếu các quy định đối với các thí sinh như việc sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp không hợp pháp, đánh giá xem việc thực hiện thế nào đối với các em về điểm thật nhưng đủ điểm chuẩn và đang theo học.
Ủy ban cơ bản đồng tình với giải thích của Bộ GD-ĐT là tạm thời vẫn để các em theo học. Sau khi có kết luận điều tra, tiếp tục căn cứ vào đó cũng như các quy định khác để có quyết định cuối cùng.
![]() |
Ông Phan Viết Lượng: "Bộ Công an phải hỗ trợ, tham gia với các đơn vị địa phương để có sự công bằng giữa các tỉnh". Ảnh: Thúy Nga |
Cùng với đó, Ủy ban cũng đề nghị Bộ rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế thi cho phù hợp, khắc phục và xử lý những vi phạm liên quan đến gian lận điểm như kỳ thi năm 2018 nhằm đảm bảo sự công bằng. Có thể nghiên cứu những quy định liên quan đến đối tượng là phụ huynh, người thân. “Phải điều chỉnh lại quy chế để trong trường hợp phát hiện phụ huynh, người thân có tác động sửa điểm là có thể hủy bỏ kết quả, không cần biết điểm thực của thí sinh có đủ điểm đỗ hay không”, ông Lượng nói.
Đặc biệt, Ủy ban cũng đề nghị Bộ phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm. Chẳng hạn như phó giám đốc Sở GD-ĐT, trưởng phòng khảo thí, rồi chuyên viên vi phạm, bị khởi tố điều tra thì cũng phải xem xét trách nhiệm giám đốc sở đó.
Theo ông Lượng, cần phải chấn chỉnh những sai phạm trong ngành giáo dục để răn đe cho những nơi khác khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sắp đến. Đề nghị Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ, sớm công bố kết quả điều tra Đối với Bộ Công an, ông Lượng cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ, sớm công bố kết quả điều tra.
"Như ở Hà Giang, thời gian điều tra đến nay cũng đã khá lâu, hơn 9 tháng rồi, nên phải sớm kết thúc và công bố với dư luận".
Đề nghị Bộ Công an làm rõ có đưa và nhận hối lộ hay không
Ủy ban cũng lưu ý Bộ Công an phải điều tra, làm rõ hành vi, đối tượng vi phạm, nhất là với những phụ huynh, người thân có chức quyền để bảo vệ uy tín, đồng thời phát huy tính nêu gương của người cán bộ Đảng viên.
“Có hay không những người lợi dụng chức vụ quyền hạn; có hay không những người đưa hối lộ và nhận hối lộ? Cơ quan điều tra phải đặc biệt lưu ý đến kết quả này”, ông Lượng nói.
Ủy ban cũng đề nghị phải chú ý, đảm bảo sự công bằng trong điều tra giữa các tỉnh. Bởi hiện có tỉnh thì cơ quan an ninh điều tra của Bộ vào cuộc, nhưng có tỉnh lại do chính địa phương tự làm. Bộ Công an phải hỗ trợ, tham gia với các đơn vị địa phương để có sự công bằng giữa các tỉnh.
“Cần phải chủ động, không để xảy ra việc ém nhẹm, thiên vị, hay vì áp lực nào đó mà làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra. Hai Bộ phải luôn chủ động giải trình, cung cấp đầy đủ thông tin để dư luận cùng theo dõi, giám sát, đảm bảo sự khách quan, chính xác trong quá trình xử lý”, ông Lượng nói.
Thanh Hùng
- Thủ tướng vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí nêu về gian lận điểm thi ở Hà Giang và báo cáo Thủ tướng.
" alt=""/>Bộ Công an, Bộ Giáo dục được đề nghị gì sau cuộc họp gian lận điểm thi?Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (sang tên sổ đỏ).
Thủ tục sang tên sổ đỏ cần những hồ sơ sau:
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Phí và thuế phải nộp khi sang tên sổ đỏ
Thuế chuyển quyền sử dụng đất:
Tiền nộp = (Diện tích đất) x Giá đất x (Thuế suất)
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá
– Thuế suất: 2% đối với đất nông nghiệp, 4% đối với đất ở
Lệ phí trước bạ:
Tiền nộp đất= (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp nhà) x (Lệ phí)
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá
– Lệ phí 0,5%
Thuế thu nhập cá nhân:
– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế;
– Trường hợp không xác định được giá vốn và chi phí liên quan: 2% trên giá trị chuyển nhượng;
Các chi phí khác liên quan:
– Phí công chứng,
– Phí đo vẽ
Thời gian sang tên sổ đỏ ở hà Nội mất bao lâu?
Thời gian thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tối đa khoảng 30 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Theo Người đô thị
Bắt đầu từ 8.2.2021, người dân được lựa chọn thời gian, địa điểm làm sổ đỏ. Theo đó, nếu có nhu cầu, người dân có thể ngồi nhà vẫn làm được sổ đỏ.
" alt=""/>Thủ tục sang tên sổ đỏ nhanh tại Hà Nội năm 2021