Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa kể lại câu chuyện này và cho biết, trong quá trình tư vấn tâm lý, ông đã gặp không ít gã đàn ông như vậy.
H là một thạc sĩ, đã 34 tuổi và từng có 3, 4 mối tình đi quá giới hạn. Nhưng khi cưới vợ, anh ta yêu cầu vợ phải còn trinh.
Đêm tân hôn, thay vì làm những điều khiến cả hai hạnh phúc, H chăm chăm để ý đến mảnh vải trắng do mẹ chuẩn bị để kiểm tra tiết hạnh con dâu.
Khi thấy mảnh vải có dính vài giọt máu, H thở phào, mỉm cười hạnh phúc theo suy nghĩ của riêng mình.
Một ngày, biết vợ đã từng có nhiều bức ảnh thân mật với người yêu cũ, H sinh nghi. Anh ta lên mạng xã hội tìm hiểu rồi xin gặp chuyên gia tâm lý để giải tỏa nỗi lòng.
![]() |
Chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa. |
‘H hỏi tôi về sự khác biệt giữa màng trinh thật và màng trinh giả vì nghi ngờ vợ đã lừa dối mình đêm tân hôn’, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nhớ lại.
Tuy nhiên, ông không vội trả lời H mà đặt câu hỏi ngược lại. Ông hỏi H về phẩm chất đạo đức, cách ứng xử và lối sống hiện tại của cô vợ mà H đang chung sống. Sau đó, khi đã nhận được câu trả lời, ông mới trở lại câu chuyện màng trinh.
Ông nói với H, trinh tiết của người phụ nữ không phụ thuộc vào chiếc màng mỏng manh nơi âm đạo. Vì thực tế, có rất nhiều cô gái bị rách màng trinh sau khi gặp tai nạn, tập thể dục nặng hoặc do cấu tạo cơ thể ...
Cùng với đó, do sự phát triển của xã hội, nam nữ được tự do tìm hiểu, yêu đương nên trước khi cưới, hầu hết các chàng trai cô gái đều đã trải qua ít nhất một mối tình. Việc các cô gái đã từng hết mình với người yêu trước khi đến với chồng cũng là điều không quá nặng nề.
‘Người đàn ông lấy vợ đừng chăm chăm để ý đến chuyện vợ còn trinh hay không? Hãy xem cô ấy có công ăn việc làm, đối nhân xử thế ra sao và phẩm chất đạo đức thế nào …? Một cô gái còn trinh nhưng nói năng vô lễ, không có phẩm chất đạo đức, không biết kính trên nhường dưới, không có công ăn việc làm... thì sớm muộn gì cũng tạo nên sóng gió hôn nhân’, vị chuyên gia tâm lý nói.
Cũng nhân câu chuyện này, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, nếu phát hiện người yêu của mình có tư tưởng phong kiến, đặt màng trinh lên trên mọi giá trị thì các cô gái nên tìm cách tránh xa. ‘Đừng ‘cố đấm ăn xôi’, qua mắt chồng bằng cách vá màng trinh hay sử dụng màng trinh giả’.
Ông không bàn đến vấn đề sức khỏe khi chị em sử dụng những tấm màng giả được bán tràn lan trên thị trường nhưng qua nhiều năm làm chuyên gia gỡ rối tâm lý, ông thấy có rất nhiều cuộc hôn nhân đã rơi vào bế tắc vì sự lừa dối này.
‘Thực tế, màng trinh không giúp cho cuộc yêu của nam nữ thăng hoa. Nó chỉ khiến những gã đàn ông vui sướng vì được là người đầu tiên của vợ.
Tuy nhiên, nếu quá để tâm đến chuyện màng trinh và đay nghiến, chì chiết vợ chỉ vì vợ đã không giữ được trinh tiết thì đó là những người đàn ông gia trưởng, cổ hủ, nhỏ mọn và thiếu kiến thức xã hội’, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, sống với người đàn ông như vậy, phụ nữ sẽ không bao giờ có được quyền bình đẳng và không bao giờ nhận được sự chia sẻ của chồng. Cuộc hôn nhân cũng vì thế mà khó hạnh phúc.
Do đó, ông khuyên những người phụ nữ khi yêu hãy khéo léo dò ý người đàn ông. Nếu thấy anh ta quá coi trọng trinh tiết thì nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định kết hôn.
Theo lời chào mời hấp dẫn, màng trinh giả có giá 600 nghìn đồng, giúp các cô gái khi quan hệ có hiện tượng giống như lần đầu.
" alt=""/>Thạc sỹ sửng sốt, cầu cứu chuyên gia tâm lý sau cú lừa của vợ đêm tân hôn
![]() |
Thuỷ Thu cao 1,68m với số đo 3 vòng 83-61-90. Tận dụng thời gian rảnh để đi chụp mẫu, cô tiết lộ thu nhập hiện tại của bản thân khoảng 30-40 triệu đồng/tháng. |
![]() |
![]() |
Con đường mẫu ảnh đến với Thuỷ Thu rất tình cờ. Nhân một lần cô chụp ảnh kỷ niệm rồi bất ngờ được dân mạng chia sẻ, các thương hiệu thời trang tự tìm đến và đề nghị Thu làm mẫu cho họ. "Chụp ảnh cũng như đóng phim vậy, diễn xuất càng tự nhiên thì bức ảnh càng chân thật, sống động, có hồn, thu hút người nhìn" - 9X cho hay. |
![]() |
Cô gái quê Nghệ An chủ yếu chụp lookbook áo dài. "Mình không đặt nặng việc chụp mẫu ảnh, điều đó như là thứ giúp mình giải trí, xả stress sau những ngày học tập căng thẳng thôi", 9X nói. |
![]() |
Hồi cấp 3, Thuỷ Thu học chuyên Sinh nên đã có sẵn niềm đam mê với khoa học và quyết tâm phải trở thành bác sĩ. Chia sẻ với Zing.vn, nữ sinh Đại học Y cho biết: "Thời điểm hiện tại, nhiều bạn bè khác đã ra trường mà mình vẫn đang học nhưng chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì chọn ngành Y. Chụp ảnh chỉ chiếm một phần thời gian nên không ảnh hưởng gì nhiều". |
![]() |
Thu sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay. Sau đó, 9X sẽ tạm hoãn các việc riêng để tập trung phát triển sự nghiệp. Ước mơ trong tương lai của nữ bác sĩ là có phòng khám nha khoa riêng. |
![]() |
Chia sẻ về mẫu bạn trai lý tưởng, nữ bác sĩ tương lai bày tỏ: "Người đàn ông mình thích là người biết quan tâm, chăm sóc, tinh tế, ân cần, biết để ý, đối nhân xử thế phù hợp, khiêm tốn và có chí tiến thủ trong công việc nữa". |
![]() |
Khi được hỏi có muốn kết hôn với người cùng nghề hay không, Thuỷ Thu không suy nghĩ gì nhiều mà trả lời thẳng thắn: "Người chồng tương lai làm nghề gì cũng được, quan trọng phù hợp với mình, hai người cùng yêu thương nhau và bên nhau những lúc khó khăn, đối xử ôn hoà với những người xung quanh là được". |
Sở hữu nhan sắc quyến rũ, thân hình nóng bỏng, không ít lần bạn gái của cầu thủ Quang Hải gây xôn xao khi đăng tải những bức hình khoe thân đầy táo bạo.
" alt=""/>Hot girl trường Y tiết lộ kiếm được 40 triệu/tháng nhờ nghề mẫu ảnh‘Con trai cả của tôi (SN 1983), đi cách đây 7 năm trước. Sau đó, cháu đưa em trai (SN 1985) cùng em dâu sang. Cuối cùng, vợ cháu cũng sang Đài Loan với chồng. Các cháu đều làm chung ở một công ty. Hiện chỉ còn vợ chồng tôi, bố chồng và 2 cháu nội ở nhà’, bà Thiệp nói.
‘Gia đình tôi nằm trong diện có nhiều người XKLĐ nhất làng’, người phụ nữ này nói thêm.
Bà lý giải về quyết định của các con mình: ‘Trước đây, chúng tôi là một trong những hộ nghèo nhất vùng. Cả gia đình có 9 khẩu sống chung trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, mùa mưa nước dột long tong, che không khỏi ướt.
Kinh tế gia đình trông vào mấy sào ruộng, nay được mùa, mai mất, rất bấp bênh. Con trai cả nhà tôi mở quán cắt tóc, con trai thứ làm nghề phụ hồ. Tuy nhiên kinh tế không khá lên, tai họa còn xảy ra…’, bà Thiệp nhớ lại.
![]() |
Căn nhà của gia đình ông Nam xây dựng năm 2014 nhờ vào tiền của các con đi XKLĐ gửi về |
Đó là thời điểm năm 2002, con trai thứ của bà đi làm thợ xây, bị một thanh gỗ rơi trúng đầu phải nhập viện.
Sau đó, anh lên Hòa Bình làm ăn nhưng do vết thương cũ tái phát, một lần nữa phải vào viện cấp cứu… Gia đình bà vay mượn, xoay xở khắp nơi để có tiền lo cho con.
‘Cuối cùng, con trai lớn của tôi nói với bố: ‘Con phải đi làm ăn, nhìn cảnh nhà túng thiếu, khổ sở… con không chịu được. Thế là nó đi…’, ông Nam nhớ lại.
Gia đình ông Nam vay mượn hơn 100 triệu đồng để lo cho con sang Đài Loan. Thấy con cả làm ăn được, gia đình ông tiếp tục chạy tiền cho những người con khác đi. ‘Cứ xoay đủ tiền (120 -160 triệu đồng/người) cho đứa nào là tôi cho đứa đó đi’, người đàn ông sinh năm 1958 kể lại.
![]() |
Căn nhà cũ của họ trước đây |
Việc bán sức lao động nơi xứ người đã khiến cho cuộc sống của họ khá hơn. Người con trai gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ, xây nhà, mua sắm các vật dụng như ti vi, tủ lạnh, xe…
‘Ngày trước, các con tranh nhau vét cơm trong nồi, bữa ăn chẳng có gì, chủ nợ liên tục hỏi, nay chúng tôi chi tiêu, sinh hoạt không còn phải lo nghĩ’, bà Thiệp nói.
‘Căn nhà này xây 2014 với khoảng hơn 800 triệu đồng. Chúng tôi cũng đang xây dở căn nhà 2 tầng khác cho con trai thứ hai trên mảnh đất thôn này. Tiền làm nhà không dưới 1 tỷ đồng’, ông Nam tự hào nói thêm.
Hiện, các con đều đặn gửi tiền về nên ông bà cũng nghỉ luôn việc đồng áng, hàng ngày nuôi gà, trồng rau và đưa đón các cháu đi học.
Ông kể tiếp: ‘Lương con tôi chỉ khoảng mười mấy triệu/tháng nhưng chúng chăm chỉ làm thêm bất kể việc gì vào các ngày cuối tuần, lễ Tết nên thu nhập cũng được khoảng 20 triệu/tháng’.
Tuy nhiên giọng người đàn ông này chùng xuống: ‘Tôi thương con vì chúng nó vất vả. Có những ngày, tôi nhìn ảnh con gửi về mà rơi nước mắt. Trời nắng, con phải bịt khăn kín đầu rồi lao vào làm không kể việc gì, không kể ngày nào… Những ngày lễ, Tết nhìn nhà người ta đông đủ, bậc làm cha làm mẹ không khỏi chạnh lòng’.
Cũng theo 2 vợ chồng, cuối năm nay, các con của ông bà đang có kế hoạch về quê sinh thêm con.
'Trước kinh tế khó khăn, bố mẹ cũng không có điều kiện chăm con học hành nên các con tôi chỉ học hết cấp 2. Nhưng giờ chúng tôi hài lòng vì các con chăm chỉ, chí thú làm ăn. Sau này, các cháu dự tính đi học lái xe, sau đó lái xe máy ủi, máy xúc… để có nghề ổn định khi về nước’, ông Nam chia sẻ.
Không chỉ gia đình ông Nam, nhiều hộ gia đình khác trong thôn này cũng 'thay da đổi thịt' nhờ việc đi xuất khẩu lao động.
Nhiều năm về trước, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1971, thôn Yên Hồng) cũng có cuộc sống không dư giả. Con nhỏ, chồng thường xuyên đau ốm nên gánh nặng gia đình phụ thuộc vào chị.
![]() |
Căn nhà của gia đình chị Hà xây dựng sau khi chị đi XKLĐ về |
Năm 2003, chị Hà đi XKLĐ tại Đài Loan. 3 năm ở Đài Loan, chị có tiền gửi về nuôi con, chữa bệnh cho chồng. 5 năm tiếp theo, chị làm giúp việc gia đình tại Cộng hòa Síp. Với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng, chị Hà có tiền gửi về nhà mua đất xây nhà hơn 1 tỷ đồng. Hiện, con trai và con dâu của chị cũng đang XKLĐ tại Đài Loan.
Gia đình này đang tiến hành xây căn nhà lớn thứ 2 cho người con thứ. ‘Nếu không đi XKLĐ, chúng tôi không thể thoát nổi cảnh nghèo đói nói gì đến việc xây nhà tiền tỷ, kinh tế ổn định’, người phụ nữ này chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khơi, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư, cho biết, xã Yên Lư có hơn 15 nghìn dân với 20 thôn.
Mỗi năm, xã có trung bình 50 -70 người đi XKLĐ tại Đài Loan, Hàn Quốc, cộng hòa Síp…
![]() |
Hàng loạt căn nhà tiền tỷ được xây dựng tại thôn Yên Hồng nhờ số tiền từ việc đi XKLĐ |
Yên Lư là xã thuần nông với 685 ha đất sản xuất nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên xã xác định phương hướng phát triển kinh tế địa phương là khuyến khích người dân đi XKLĐ.
Công việc chính của họ là giúp việc gia đình, chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, trong các công ty… Độ tuổi XKLĐ thường là 25- 35, trong đó phần nhiều là phụ nữ.
Việc XKLĐ có hiệu quả, người dân có gửi tiền về cho gia đình khiến kinh tế toàn xã được cải thiện. Bình quân mỗi lao động gửi về nước từ 100 -200 triệu/năm.
'Thôn nào có nhiều con, em đi XKLĐ bộ mặt thay đổi đáng kể, thể hiện qua việc xây dựng nhà cao tầng, mua xe, có tiền gửi ngân hàng… ', ông Khơi cho biết.
Xã Hải Minh (Hải Hậu, Nam Định) nổi tiếng với những biệt thự, lâu đài nằm san sát nhau. Trong đó, có những biệt thự trị giá từ 40-50 tỷ đồng, được xây dựng suốt gần 1 thập kỷ.
" alt=""/>Bất ngờ thôn nghèo: Loạt nhà tiền tỷ mọc lên san sát chỉ sau mấy năm