Do không ăn uống được, chị T. sút mất 15kg, mặt hốc hác, người như “cành củi khô”, mắt trũng sâu. Trước đây, chị có thể ăn hai bát cơm nhưng từ khi mắc chứng bệnh này một hạt cơm cũng không ăn được. Thậm chí, một ngụm nước cũng khiến chị nôn ói.
Tại bệnh viện, dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ phát hiện thực quản bị giãn rộng, ứ đọng dịch và thuốc, lỗ tâm vị co bóp chặt. Hình ảnh X-quang cho thấy ứ đọng thuốc cản quang thực quản, co thắt tại vị trí tâm vị. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị co thắt tâm vị. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân nuốt nghẹn, nôn ngay sau ăn, cơ thể suy kiệt.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại, bệnh nhân T. khi vào viện đã bị co thắt tâm vị mức độ nặng, sức khỏesuy kiệt do nôn nhiều, lâu ngày không ăn uống được bất kể thứ gì.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt cơ dưới thực quản và tạo van chống trào ngược qua nội soi ổ bụng. Ca mổ diễn ra thuận lợi và an toàn sau 90 phút, không có biến chứng, không mất máu. Sau mổ ngày thứ nhất, bệnh nhân đã hết nuốt nghẹn, ăn uống được, không nôn.
Bác sĩ Hùng cho biết co thắt tâm vị nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, như viêm loét thực quản, viêm phổi, suy kiệt sức khỏe và có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản. Vì vậy, ông khuyến cáo, khi có bất kỳ triệu chứng nôn ói, trào ngược, sụt cân, khó nuốt, nuốt nghẹn xảy ra, người dân nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo thông tư này, để được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh, giáo viên phải đạt yêu cầu ở 3 nội dung sau: Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; Hai bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi.
![]() |
Hai lý do khiến thi giáo viên giỏi không còn phù hợp
Từ kinh nghiệm đi thi, cả chấm thi giáo viên dạy giỏi khá nhiều năm, tôi cho rằng các nội dung thi giáo viên giỏi như hiện nay chưa phù hợp.
Thứ nhất, dạy học là quá trình lâu dài, cần có sự vun đắp, nâng niu như trồng cây chờ ngày hái quả. Chỉ bằng hai tiết dạy, một sáng kiến kinh nghiệm và một bài thi viết mà đánh giá một giáo viên nào đó là dạy tốt hay không thì sẽ phiến diện giống như việc đánh giá một người nông dân trồng cây có tốt hay không chỉ bằng quan sát anh ấy thực hiện trong hai giờ với một vài dụng cụ hỗ trợ.
Thứ hai, các nội dung thi này vô tình gây áp lực rất lớn cho giáo viên do phải đạt thành tích như nhà trường đã đặt ra, nhất là đối với nội dung thứ ba, là nội dung được nhiều giáo viên cho là gây phiền não nhất. Để đạt một tiết dạy loại giỏi giáo viên phải có tổng điểm tiết dạy đó là 17/20 điểm, trong đó mục 1, 4, 6, 9 phải 2 điểm (theo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy hiện hành).
Để hoàn thành tốt các tiêu chí đó một cách trơn tru và an toàn, nhiều giáo viên đành phải soạn sẵn kịch bản cho bản thân và cả học sinh để "diễn" lại khi có giám khảo dự giờ. Thậm chí, không ít trường hợp vì sợ các em yếu kém làm ảnh hưởng đến tiết học vì tiếp thu bài chậm, kết quả khảo sát sau giờ dạy thấp, nên phải cho các em nghỉ ở nhà hôm đó. Đây là một việc làm rất thiếu tính sư phạm trong quá trình giáo dục.
Chính vì thế, tôi cho rằng, ta nên thay đổi các nội dung thi giáo viên dạy giỏi hiện nay. Nội dung thi giáo viên dạy giỏi nên được thực hiện theo hướng đánh giá lâu dài, tức là phải xem xét kết quả giảng dạy của giáo viên như thế nào, phản hồi của học sinh và đồng nghiệp của giáo viên đó ra sao? Nói về trình độ học vấn, học sinh tuy không bằng giáo viên nhưng các em sẽ là bức tranh sống động và toàn diện phản ánh kết quả mà giáo viên đó đã thực hiện trên lớp của bọn trẻ.
Nên thay thế thi bằng công nhận
Vì những lí do và dựa theo đặc thù của cuộc thi giáo viên dạy giỏi, tôi nhận thấy cuộc thi giáo viên dạy giỏi nên được thay thế bằng việc công nhận giáo viên dạy giỏi.
Sau đây, là một số đề xuất của tôi về các nội dung để giáo viên được xét công nhận giáo viên dạy giỏi:
Thứ nhất, điều kiện công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp trường" (được xét hàng năm). Giáo viên phải đạt 3 nội dung sau:
Nội dung 1 - Kết quả giảng dạy: Giáo viên phải có học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi từ cấp trường trở lên trong năm học được xét; Tỉ lệ bộ môn ở các lớp mà giáo viên được phân công giảng dạy trong năm học tổ chức xét phải đạt: loại Giỏi từ X% trở lên, loại Khá - Giỏi từ Y% trở lên, loại Trung bình - Khá - Giỏi từ Z% trở lên.
Nội dung 2 - Đánh giá của nhà trường: Được Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường đánh giá tốt về: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; quy chế chuyên môn (đảm bảo chương trình môn học; thực hiện đủ các tiết dự giờ, thao giảng theo quy định của nhà trường ...).
Nội dung 3 - Đánh giá của học sinh: Thực hiện khảo sát đơn giản đối với học sinh qua phiếu "Ý kiến của học sinh về giáo viên bộ môn" về các thiêu chí. Mỗi tiêu chí, giáo viên phải đạt "Mức 4" từ 90% trở lên, "Mức 1" không quá 5% trong tổng số các phiếu được khảo sát.
![]() |
Thứ hai, điều kiện công nhận "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh" (3 năm xét 1 lần). Giáo viên phải đạt 2 nội dung sau:
Nội dung 1 - Kết quả giảng dạy: Giáo viên phải có học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên ít nhất 1 năm trong 3 năm liền kề với năm tổ chức xét công nhận.
Nội dung 2 - Kết quả công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. Giáo viên có 3 năm liên tiếp được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường (liền kề với năm xét cấp tỉnh).
Tôi tin rằng với các đề xuất như trên, việc công nhận giáo viên dạy giỏi sẽ có kết quả chính xác hơn, đồng thời, giáo viên sẽ giảm bớt áp lực bởi cuộc thi mang tên "giáo viên giỏi". Thay vào đó, giáo viên sẽ dành nhiều thời gian để đầu tư chuyên môn nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy, quan tâm đến đối tượng giáo dục nhiều hơn. Đây mới chính là mục đích yêu cầu cốt yếu của kì thi này. Chính vì vậy, nó sẽ tạo được động lực thúc đẩy quá trình dạy và học trong nhà trường theo hướng tích cực.
Trần Thi Thơ (Giáo viên Trường THPT Chiêm Thành Tấn, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)
-Bên cạnh nhiều ý kiến vui mừng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, bởi điều quan trọng dưới cơ sở có thực hiện hay không là do vai trò của hiệu trưởng.
" alt=""/>Nên thay thế thi bằng công nhận giáo viên dạy giỏi