






Theo Ban Tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khu trưng bày ngoài trời dự kiến trưng bày 68 chủng loại khí tài trang bị trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên diện tích 10.530m2, tăng 19 chủng loại so với triển lãm năm 2022.
Trưng bày sản phẩm công nghiệp quốc phòng, hậu cần kỹ thuật trong nước sản xuất với danh mục gồm 468 sản phẩm, tăng 155 sản phẩm so với năm 2022.
Đại tướng Phan Văn Giang và đoàn lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác hợp luyện chuẩn bị cho khai mạc triển lãm ngày 30/11.
Đặc biệt, triển lãm 2024 sẽ đổi mới công nghệ trình chiếu trong trưng bày: Sử dụng công nghệ 3D mapping, mô hình sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, công nghệ thực tế ảo (VR) mô phỏng diễn biến của các giai đoạn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với các đợt tấn công của Quân đội ta ở cánh đồng Mường Thanh, máy bay ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, mô phỏng xe tăng số hiệu 843 và 390 tiến vào Dinh Độc lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh…
Triển lãm trên không gian mạng, màn hình tương tác kết hợp VR trải nghiệm các sản phẩm tiêu biểu đã được số hóa 3D.
Tính đến ngày 23/11, ban tổ chức cho biết các đối tác từ 3 quốc gia là Mỹ, Nga, Italia đăng ký trưng bày vũ khí, khí tài tại khu vực trưng bày ngoài trời.
Đối tác từ Mỹ trưng bày một máy bay vận tải C130, hai cường kích A10, một xe thiết giáp stryker, một pháo M777 trên diện tích 3.000m2. Đối tác từ Nga trưng bày tổ hợp tên lửa chống tăng, xe chiến đấu bộ binh BMP 3M, tổ hợp chống UAV RB-504P-E… trên diện tích 200m2.
Đối tác từ Italy trưng bày máy bay huấn luyện trên diện tích 100m2.
Khu trưng bày trong nhà đã có hơn 140 đầu mối công ty từ 28 nước phản hồi tham gia trưng bày, tăng 208 gian hàng so với năm 2022, tăng 183 gian so với mục tiêu của đề án triển lãm 2024.
Tính đến 28/11, đã có 56 đoàn khách quốc tế từ 36 quốc gia đăng ký tham dự (trong đó có 8 đoàn cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, 5 đoàn cấp Tổng tham mưu trưởng/Tư lệnh lực lượng quốc phòng…).
Máy bay vận tải quân sự C-130 của không quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19 đến 22/12 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Trong đó thời gian mở cửa cho người dân tham quan bắt đầu từ 13h30 ngày 21/12.
Bên lề sự kiện sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật theo chương trình, đặc biệt sẽ có chương trình giao lưu Quân nhạc các nước ASEAN.
Dự kiến, trong khuôn khổ triển lãm sẽ có chương trình hội thảo về các chủ đề: “Vũ khí, trang bị công nghệ cao; thiết bị không người lái - Ứng dụng trong các hoạt động quân sự hiện tại và tương lai”; Hợp tác công nghiệp quốc phòng, Việt Nam và các nước (Việt Nam - Anh, Việt Nam - Mỹ, Việt Nam - Nga, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Ấn Độ).
Tại hội thảo về “Vũ khí, trang bị công nghệ cao; thiết bị không người lái - Ứng dụng trong các hoạt động quân sự hiện tại và tương lai”, các thành phần tham gia sẽ thảo luận về phương pháp trinh sát, phát hiện các phương tiện bay không người lái và xu thế phát triển các vũ khí dạng hỏa lực mềm phòng, chống phương tiện bay không người lái; Xu hướng công nghệ hiện tại và tương lai của tiện không người lái. Hội thảo sẽ có phần thuyết trình của các doanh nghiệp.
Trà Khánh" alt=""/>Mỹ sẽ trưng bày máy bay CĐầu tháng 10, ông Trần Việt Luận (TP.HCM) tá hỏa khi phát hiện tài khoản của mình bốc hơi 406 triệu đồng chỉ trong vỏn vẹn 7 phút. Phía ngân hàng cho biết tài khoản của khách hàng đã kích hoạt ứng dụng trên thiết bị khác và gửi đi 4 tin nhắn xác thực, 4 tin nhắn thông báo số dư biến động.
Gần đây, đến lượt vợ của nạn nhân vụ thủy điện Rào Trăng 3 bị lừa 150 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của mình. Do lần thứ ba giao dịch không thành công, chị Lê Thị Thu Thảo may mắn giữ lại được 50 triệu đồng. Phía ngân hàng sau đó hỗ trợ tạm ứng 100 triệu đồng cho nạn nhân và phối hợp với cơ quan điều tra mau chóng tìm ra thủ phạm.
Cũng như các vụ lừa đảo khác, điểm chung là nạn nhân đều cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ mà không chút mảy may nghi ngờ. Đến khi phát hiện điều bất thường xảy ra, họ mới tá hỏa khi thấy tiền trong tài khoản bốc hơi nhanh chóng.
Vấn đề cốt lõi của sự việc là hiện nay các ngân hàng vẫn áp dụng phương thức xác thực bằng SMS OTP đối với giao dịch dưới 100 triệu đồng. Kẻ gian vì thế lợi dụng kẽ hở để thực hiện nhiều lệnh chuyển khoản dưới hạn mức trong thời gian rất ngắn, lấy đi một số tiền lớn của nạn nhân. Rào cản duy nhất là hạn mức giao dịch thường là 100 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, hạn mức tối đa hoàn toàn có thể điều chỉnh được một khi kẻ gian nắm được đầy đủ thông tin đăng nhập.
![]() |
Vợ của nạn nhân vụ thủy điện Rào Trăng 3 bị trừ liên tục 50 triệu đồng trên hai giao dịch cách nhau chỉ 1 phút. |
Phương thức bảo mật SMS OTP bị đánh giá là kém an toàn, không có tính ‘chống chối bỏ’ và từng được ông Nguyễn Tử Quảng (CEO BKAV) kiến nghị hạ thấp hạn mức giao dịch xuống, tiến tới loại bỏ công nghệ SMS OTP tại các ngân hàng ở Việt Nam giống như một số nước phát triển đang áp dụng.
Thực tế, với giao dịch trên 100 triệu đồng, phương thức xác thực phổ biến là các loại Soft OTP sử dụng xác thực bằng mã PIN hoặc sinh trắc học tùy từng ngân hàng. Còn với giao dịch trên 500 triệu đồng, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã áp dụng phương thức chữ ký số, xác thực bằng một thiết bị chứa token đi kèm mỗi tài khoản nhất định.
Các phương thức như Soft OTP tạo ra cơ chế bảo mật hai lớp (2FA) trong đó có một lớp mật khẩu đăng nhập ứng dụng, một lớp mã PIN với bàn phím hiển thị ngẫu nhiên được đánh giá là an toàn hơn SMS OTP.
Dù vậy, người dùng có thể bị lừa nhập những thông tin này cho kẻ xấu nếu không cảnh giác hoặc không kích hoạt xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, mống mắt...). Tuy nhiên, một hạn chế là xác thực sinh trắc học phụ thuộc cả vào việc ngân hàng và thiết bị đầu cuối của người dùng có hỗ trợ hay không.
Theo các chuyên gia bảo mật, mã OTP khi sinh ra từ SMS có thể dễ dàng bị chặn lại bởi tin tặc, khiến người dùng không biết mình bị mất tiền cho đến khi nhận được thông báo biến động số dư trong tài khoản. Phương thức SMS OTP được phát minh từ những năm 80 của thế kỷ trước và hiện đã bị nhiều ngân hàng trên thế giới loại bỏ để thay bằng một số phương pháp hiện đại hơn.
Phương Nguyễn
Bảo mật là một trong những yếu tố quan trọng nhất với Trung tâm dữ liệu. Google thiết lập hệ thống bảo mật mạnh cỡ nào để bảo vệ dữ liệu của người dùng.
" alt=""/>Đã đến lúc loại bỏ hình thức xác thực qua SMS OTP?