![]() | ![]() | ![]() |
Sự kiện diễn ra trong 2 ngày từ 11-12/11 với hơn 400 mẫu nhí trình diễn với các BST “Tui Iconic” của NTK Tú Nghi, "Sắc màu chợ nổi” của NTK Tú Hảo, “Bếp quê” của NTK Nguyệt Huế hay BST của NTK Nguyễn Thiên.
![]() | ![]() |
Nhiều mẫu nhí như Tuấn Khải, Đại Phong, Minh Triết… gây chú ý bởi những bước catwalk ấn tượng, biểu cảm tốt trên sàn runway. Dù còn nhỏ tuổi, các bé sớm được đào tạo kỹ năng, định hướng sẽ hoạt động nghề người mẫu chuyên nghiệp trong tương lai.
“Đây là chuột. Rõ ràng đây là răng chuột, cô không nhìn thấy sao?”, nam sinh nói với nhân viên căng tin.
Đoạn video về sự việc nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc. Vào ngày 3/6, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Thương mại Giang Tây đưa ra thông báo chính thức bác bỏ tin đồn về “đầu chuột”, và khẳng định đây là đầu vịt có hình thù kỳ lạ. Vào ngày hôm sau, phòng giám sát thực phẩm địa phương cũng bình luận về vụ việc, và nói đây thực sự là một cái đầu vịt.
Khi những tin đồn vẫn được lan rộng, các quan chức trong trường Cao đẳng đã cảnh báo sinh viên không được tiếp tục thảo luận về vụ việc trên mạng xã hội. Công ty cung cấp thực phẩm cho nhà trường cũng khẳng định, bất kỳ ai lan truyền tin đồn sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ sự thất vọng đối với cả nhà trường và chính quyền địa phương trước cáo buộc che giấu sự thật.
“Phát hiện đầu chuột khi đang ăn không phải là phần đáng sợ nhất. Điều đáng sợ thực sự là việc mọi người nhìn thấy rõ ràng đây là ‘đầu chuột’, nhưng họ lại khăng khăng nói là ‘cổ vịt’. Nếu thực sự là đầu chuột, hãy bình tĩnh thừa nhận. Nó sẽ chỉ là sự cố về an toàn thực phẩm, và một hoặc hai nhân viên tạm thời có thể bị sa thải, hoặc có thể bị phạt tiền, mọi chuyện sẽ kết thúc”, một blogger Trung Quốc viết.
Trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Weibo cũng tràn ngập những bức ảnh so sánh cấu trúc hộp sọ của chuột và vịt để làm sáng tỏ sự thật. Thậm chí, nhiều người còn ghép đầu chuột với thân vịt để chế giễu.
Theo The Paper, việc làm bất thường của cô gái trên đã được một người qua đường ghi lại. Đoạn video cho thấy, vào khoảng 10h tối cuối tháng trước, trong lúc đi xuống cầu thang cuốn ở ga tàu điện ngầm, một tay cô gái giơ cao một chai chất lỏng, một tay cắm ống truyền tĩnh mạch.
"Lúc đầu, tôi nghĩ rằng cô ấy cầm một chai nước uống. Khi tôi nhận ra đó là một chai dịch truyền tĩnh mạch và tay cô ấy vẫn cắm ống truyền, tôi nghĩ rằng cô gái đó thật mạnh mẽ và cuộc sống không hề dễ dàng với cô ấy. Trái tim tôi đã nhói đau", người đàn ông quay video về những gì xảy ra cho biết.
Sau khi đoạn video lan truyền trên mạng, cô gái được gọi là Dongdong nói, cô đã bị sốt vài ngày và một ngày trước khi bị quay phim, cô đã truyền dịch qua đêm tại bệnh viện.
Dongdong cho biết, cô điều hành một phòng tập nhảy ở trung tâm Thượng Hải, cách nhà 20km và cô không thể tới bệnh viện vào ban ngày do vừa bắt đầu kinh doanh, chưa thuê nhân viên.
"Nếu tôi tới truyền dịch tại bệnh viện sau 10h tối mỗi ngày và kết thúc vào lúc 2h sáng, tôi sẽ không có thời gian nghỉ ngơi vì cần mở phòng tập sớm. Vì thế, tôi đã hỏi các bác sĩ liệu tôi có thể mang chai truyền dịch theo không, tôi nói với họ rằng mình từng học y và có thể tự truyền. Các bác sĩ đã đồng ý", Dongdong giải thích.
Dongdong nói, vào thời điểm bị quay phim, cô đi tàu điện ngầm về nhà thay vì đi taxi để tiết kiệm tiền, dù lúc đó vẫn đang truyền dịch. "Tôi đang ở giai đoạn đầu của công việc kinh doanh. Tôi không muốn lãng phí tiền bạc".
Dongdong thừa nhận hành động của mình có vẻ "ngu xuẩn" và cảnh báo mọi người không nên thử.
Đoạn video về Dongdong đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận về áp lực công việc ở các thành phố lớn tại Trung Quốc. Một người dùng mạng bình luận: "Cuộc sống không hề dễ dàng. Tôi hiểu tính tằn tiện của cô gái này. Thuê taxi đi 20km rất đắt". Một người khác cho hay: "Tôi không thể cầm nước mắt. Cảm giác giống như nhìn thấy bản thân tôi ngày trước".