Theo bà Thy, TCH trao đổi với gia đình trên tinh thần bác sĩ Lý là khách hàng của TCH, gặp sự cố tại quán. Từ ngày 20/4 đến nay, TCH không né tránh trách nhiệm và đã nỗ lực đưa ra giải pháp để giải quyết thỏa đáng cho khách hàng của mình.
Tại buổi gặp gỡ ngày 19/5, đại diện gia đình bác sĩ Lý cũng ghi nhận lời xin lỗi của TCH. Đến nay, hai bên đã hoàn tất trao đổi, thống nhất được phương án giải quyết nên gia đình và TCH cùng mong muốn khép lại sự việc tại đây.
Ông Hoàng Văn Thành (bố của bác sĩ Lý) đã xác nhận thông tin trên. Trong suốt thời gian qua, bác sĩ Lý nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ của cộng đồng, đồng nghiệp, bạn bè nên gia đình rất cảm kích.
Tuy nhiên, ông Thành lo lắng tâm trạng của con không được tốt khi thấy quá nhiều người quan tâm tới sự việc của mình. Dự kiến, khi xuất viện, bác sĩ Lý sẽ được tập phục hồi chức năng theo phác đồ của bác sĩ chỉ định.
Liên quan tới tấm kính không an toàn, đổ vào khách hàng, theo đại diện TCH, đơn vị đã gửi công văn tới ban quản lý tòa nhà, các cơ quan chức năng.
Trước đó, ngày 20/4, bác sĩ Lý và bạn bè ngồi uống nước tại quán cà phê TCH ở phố Thái Hà. Khoảng hơn 21h xuất hiện cơn giông, kính trên giếng trời bất ngờ đổ sập xuống. Trong số 6 người gặp nạn, bác sĩ Lý là người bị thương nặng nhất, được cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cô hôn mê gần 1 tuần và phải thực hiện 2 cuộc phẫu thuật liên tục. Hiện, sức khỏe của nữ bác sĩ trẻ bình phục dần. Tuy nhiên, di chứng sau tai nạn rất nặng nề, bác sĩ Lý cần thời gian dài để theo dõi, điều trị, phục hồi chức năng.
Theo đó, giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt Năm 2024 được Cục Quản Lý, Bộ Y tế tổ chức từ tháng 10/2023. Đối tượng tham gia là các cơ sở sản xuất thuốc có nhà máy tại Việt Nam và sản phẩm thuốc được sản xuất tại Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí khắt khe mà Bộ Y tế ban hành.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, Bộ tiêu chí quy định doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, pháp luật lao động…. Đồng thời, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sản xuất, bảo quản, phân phối và kinh doanh dược phẩm theo các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).
Đối với sản phẩm, phải là sản phẩm thuốc đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty sở hữu, đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu và lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp. Đồng thời, là sản phẩm thuốc có thời gian lưu hành và phát triển lâu dài, có chứng minh tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng và góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo đảm chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, được công bố giá đúng quy định….
Chia sẻ về giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt, TTND.DS Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm cho biết: “Imexpharm tự hào và vinh dự khi nhận được giải thưởng cao quý và uy tín từ Bộ Y Tế và Cục quản lý Dược. Đây là minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của Imexpharm trong việc liên tục đầu tư cho chất lượng nhà máy và sản phẩm gần nửa thế kỷ qua. Giải thưởng cũng khẳng định vị thế dẫn đầu của Imexpharm trong chất lượng sản phẩm và vai trò của Imexpharm trong việc cung ứng thuốc tốt, hiệu quả, giá hợp lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị của người dân cùng các cơ sở y tế trong nước”.
“Từ năm 1977, Imexpharm xác định chiến lược đầu tư cho chất lượng, nghiên cứu và phát triển là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi đã liên tục đầu tư vào các nhà máy, dây chuyền sản xuất để ngày nay Imexpharm vươn mình trở thành công ty dược sở hữu cụm nhà máy EU-GMP lớn nhất Việt Nam với 3 nhà máy EU-GMP và 11 dây chuyền EU-GMP”, bà Trần Thị Đào chia sẻ.
Kiên định với chiến lược đầu tư cho chất lượng, năm 2023 Imexpharm đã dành 5% doanh thu cho các hoạt động R&D. Kết quả Imexpharm đã có 91 dự án nghiên cứu và phát triển, trong đó có 15 dự án đã ra mắt thị trường, tạo ra lợi thế về những sản phẩm dược mới cho công ty.
Không chỉ đầu tư cho R&D, Imexpharm còn mở rộng danh mục giấy phép EU MA, Imexpharm đã bước đầu xác định 30 sản phẩm mục tiêu tiềm năng. Năm 2023, công ty đã đăng ký thêm 11 EU MA và nâng tổng số EU MA công ty đang sở hữu lên con số 27 EU MA cho 11 sản phẩm.
Để đẩy mạnh sản phẩm thuốc phát minh và thuốc biệt dược phục vụ cho nhu cầu điều trị bệnh lý mãn tính và giảm bớt gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh, Imexpharm đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc biệt dược và thuốc phát minh.
Tháng 2/2024, Imexpharm đã hợp tác với Genuone Sciences Inc. (Hàn Quốc) để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiểu đường, tim mạch….
Trong bối cảnh kinh doanh nhiều thách thức và mô hình bệnh tật thay đổi, kháng sinh vẫn đang là dòng sản phẩm chủ đạo trên thị trường dược phẩm, chiếm 12% tổng giá trị thị trường, và dự kiến tiếp tục phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 9,2% cho đến năm 2027 theo báo cáo của IQVIA. Điều này khuyến khích Imexpharm không ngừng đẩy mạnh khai thác sức mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực này, tận dụng tối đa các sản phẩm kháng sinh được sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn EU-GMP.
Bên cạnh đó, các thách thức sức khỏe hiện nay như ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn thực phẩm và áp lực công việc đang thúc đẩy nhu cầu đối với các nhóm thuốc điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch và tiểu đường. Các nhóm sản phẩm này được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng hàng năm từ 11,6 - 13,2% đến năm 2027.
Với tầm nhìn này, đại diện Imexpharm cho biết, công ty đang lên kế hoạch mở rộng danh mục sản phẩm Non-Antibiotic, và dự kiến xây dựng nhà máy IMP5 mới tại Khu Công nghiệp Quảng Khánh, Đồng Tháp. Dòng sản phẩm mới này bao gồm các thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường, Tai-Mũi-Họng, thuốc ho và tiêu hóa, không chỉ nhằm phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến cơ hội xuất khẩu. Công ty dự kiến nhận bàn giao đất khu công nghiệp và bắt đầu xây dựng vào quýII/2024. Nhà máy được dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2026 - 2027.
Thành lập từ năm 1977 tại Tỉnh Đồng Tháp, đến nay, Imexpharm sở hữu bốn cụm nhà máy, trong đó có ba cụm nhà máy EU-GMP với 11 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Điều này đã đưa Imexpharm trở thành doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có cụm nhà máy EU-GMP lớn nhất và chuỗi dây chuyền EU-GMP nhiều nhất hiện nay. Hiện, Imexpharm là đối tác sản xuất nhượng quyền của nhiều tập đoàn dược đa quốc gia hàng đầu thế giới như: Sandoz, DP Pharma, Galien, Pharmacience Canada, Sanofi - Aventis. Tính đến hết năm 2023, Imexpharm đã có 27 số đăng ký cho 11 sản phẩm tại Châu Âu. Website: https://imexpharm.com/ |
Lệ Thanh
" alt=""/>Imexpharm nhận giải thưởng Ngôi sao thuốc ViệtNgày 27-28/4/2022, qua công tác kiểm tra, rà soát một số dự án trên địa bàn, Thanh tra Sở Xây dựng đã phát hiện tại dự án Khu nhà ở xã hội ACM I tại phường Quảng Thành, do Công ty Cổ phần phát triển AMC Toàn Cầu làm chủ đầu tư đã thi công xây dựng công trình sai với nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
Cụ thể: Tòa nhà số 1 thi công tầng hầm kết cấu bê tông cốt thép, chiều cao từ đáy tầng hầm đến sàn mái tầng hầm từ 3.3m- 4.0m, diện tích xây dựng là 3.385,5m2/GPXD không có tầng hầm, diện tích xây dựng 1.485,5m2/nhà.
Qua kết quả kiểm tra, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Thanh Hóa tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Trước sự việc trên, ngày 25/8 ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu UBND phường Quảng Thành, Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố báo cáo giải trình và kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ đã kiểm tra phát hiện vi phạm nhưng không tham mưu xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Đồng thời, yêu cầu Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố phối hợp với phường Quảng Thành lập hồ sơ để xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án nhà ở xã hội AMC I.
" alt=""/>Tự ý xây thêm tầng hầm tại dự án nhà ở xã hội AMC I ở Thanh Hóa