Niềm vui của các cầu thủ Nam Định sau bàn thắng vào lưới đội khách Đà Nẵng (Ảnh: Lâm Anh).
Bàn thắng mở tỷ số sớm giúp Nam Định làm chủ nhịp độ trận đấu bằng cách kiểm soát bóng và chờ cơ hội phản công nhanh. Dù vậy tỷ số 1-0 vẫn được giữ nguyên cho đến hết hiệp 1.
Bước sang hiệp 2, khi bóng mới chỉ lăn được 3 phút thì Nam Định đã có bàn thắng nhân đôi cách biệt. Nhận đường chuyền của đồng đội, Văn Vĩ xâm nhập vào vòng cấm bên cánh trái rồi tạt bóng vào góc xa để Xuân Son băng vào đánh đầu làm tung lưới thủ thành Thanh Bình.
Bị dẫn trước 2 bàn, đội khách SHB Đà Nẵng buộc phải dâng cao đội hình tấn công và để lộ nhiều khoảng trống ở hàng phòng ngự. Phút 52, từ một pha phất bóng rất mạnh từ phía sân nhà, Văn Vĩ phá bẫy việt vị thoát xuống dứt điểm làm tung lưới của đội khách Đà Nẵng và giúp đội nhà dẫn cách biệt 3-0.
Cách biệt 3 bàn khiến tâm lý của các cầu thủ Đà Nẵng gần như buông xuôi khi họ tiếp tục để thủng lưới bàn thứ 4 ở phút 67. Đấy là tình huống mà tiền đạo Văn Toàn tự tin khống chế bóng trong vòng cấm, kéo bóng xuống sát biên rồi trả ngược lại cho Ngọc Băng dứt điểm rất căng khiến thủ thành Thanh Bình bất lực trong việc cản phá.
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son tỏa sáng với cú đúp bàn thắng trong chiến thắng của Nam Định trước Đà Nẵng (Ảnh: Lâm Anh).
Bàn thắng vẫn chưa dừng lại khi ở phút 90+2, ngoại binh Mpande thoát xuống dũng mãnh và dứt điểm rất căng. Thủ môn Thanh Bình vẫn cản phá được nhưng pha đá bồi sau đó của Xuân Son, thủ thành phía SHB Đà Nẵng phải bó tay.
Chung cuộc CLB Nam Định thắng cách biệt SHB Đà Nẵng với tỷ số 5-0 để vươn lên vị trí thứ nhì trên bảng xếp hạng LPbank V-League 2024-25 với 16 điểm sau 8 vòng đấu, kém ngôi đầu bảng của CLB Thanh Hóa chỉ đúng một điểm.
Trong khi đó, SHB Đà Nẵng tiếp tục xếp cuối bảng xếp hạng với 4 điểm, bằng điểm với CLB Hải Phòng nhưng kém hiệu số.
Đội hình xuất phát:
CLB Nam Định:Nguyên Mạnh, Thanh Hào, Lucas, Hồng Duy, Văn Kiên, Văn Công, Mpande, Lý Công Hoàng Anh, Văn Vũ, Tuấn Anh, Văn Đạt
SHB Đà Nẵng:Thanh Bình, De Almeida, Duy Cương, Quang Hùng, Văn Hưng, Hồng Sơn, Phi Hoàng, Werick, Văn Long, Đình Duy, Minh Quang
" alt=""/>Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, CLB Nam Định thắng đậm SHB Đà NẵngTuy nhiên, thông báo có đính kèm thông tin chi phí tham dự giải vô địch thế giới sẽ do đơn vị chủ quản (Đà Nẵng và Vũng Tàu) chi trả. Đây là thông tin đưa ra ngay trước khi giải đấu bắt đầu, không phải thông tin được đưa ra từ đầu năm, nên đơn vị chủ quản của chúng tôi không kịp có kế hoạch về kinh phí nói trên.
VĐV billiards Yến Nhi giành HCĐ giải vô địch thế giới hồi giữa tháng 9 năm nay (Ảnh: VBSF).
Điều này đồng nghĩa chúng tôi sẽ không được nhận hỗ trợ từ đơn vị chủ quản. Tổng số tiền tham dự cho chuyến tham dự giải vô địch thế giới là 55 triệu đồng/người (bao gồm vé máy bay, phí visa, phí di chuyển nội địa tại Pháp, tiền ăn trong 6 ngày)", Yến Nhi viết thêm trên trang cá nhân.
Tại giải Billiards carom 3 băng vô địch nữ thế giới nói trên, Nguyễn Hoàng Yến Nhi giành huy chương đồng (HCĐ).
Cơ quan có thẩm quyền trả lời
Trước thông tin nói trên, trao đổi với phóng viên Dân tríchiều nay (30/9), một quan chức của Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF) cho biết: "Từ trước đến nay, VBSF không có quy định về việc hỗ trợ cho VĐV tham dự các giải quốc tế.
Ngay cả với các VĐV thường xuyên tham dự nhiều giải lớn, thường xuyên có thành tích là Bao Phương Vinh và Trần Quyết Chiến cũng vậy. Chỉ trừ một lần tại giải carom 3 băng thế giới vào năm ngoái (dành cho nam), VBSF có kế hoạch từ đầu, dự báo thành tích từ đầu, mới chủ động xin được một phần hỗ trợ cho các VĐV này".
"Bản thân Bao Phương Vinh, Trần Quyết Chiến hay bất kỳ VĐV nào khác khi thi đấu quốc tế, điều đầu tiên là họ luôn chủ động về mặt kinh phí trước. Việc VBSF hỗ trợ được hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của VBSF ở từng thời điểm khác nhau.
Riêng với trường hợp của Yến Nhi, VBSF đã có trao đổi ngay từ đầu với VĐV rằng chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ về mặt thủ tục để Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) đồng ý cho VĐV Việt Nam thi đấu ở giải thế giới, các bên đã thỏa thuận rằng phía VĐV, hoặc đơn vị chủ quản của VĐV phải chủ động về kinh phí cho VĐV dự giải", đại diện VBSF nói thêm.
Còn về các khoản thưởng sau khi VĐV có thành tích, quan chức nói trên của VBSF thông tin: "Nếu là nguồn thưởng từ Cục TDTT, phải hội đủ 3 điều kiện: Thứ nhất các đội thể thao khi thi đấu quốc tế phải có quyết định tập huấn, thứ hai phải có quyết định cử đi thi đấu quốc tế của Cục TDTT, thứ ba phải có thành tích, rồi mới được xem xét thưởng".
"Thiếu một trong ba điều kiện trên, Cục TDTT không thể nào thưởng cho VĐV. Trong khi đó, UMB chỉ thông báo đến VBSF quyết định mời VĐV Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới khoảng 2-3 tháng trước khi giải khởi tranh, không đủ thời gian để VBSF làm văn bản gửi Cục TDTT để xin quyết định đi tập huấn và thi đấu nước ngoài theo đúng quy định", vẫn là lời của quan chức VBSF.
Đó là các khoản thưởng từ Cục TDTT, tức là từ ngân sách. Còn về phía VBSF, quan chức nói trên bày tỏ VBSF chỉ có thể thưởng cho VĐV một khi VBSF kêu gọi được tài trợ. Trong trường hợp ngược lại, bản thân VBSF cũng gặp nhiều khó khăn.
"Mọi việc liên quan đến tài chính đều được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán định kỳ. Chúng tôi không thể làm sai bất kỳ bước nào liên quan đến tài chính.
Tôi cho rằng lẽ ra trước khi đưa sự việc lên mạng xã hội, lên các kênh truyền thông không chính thống, VĐV nếu có điều chưa hài lòng, hãy trao đổi trực tiếp với VBSF để tháo gỡ và để các bên hiểu nhau hơn. Thậm chí, VĐV có đơn thư, đơn khiếu nại chúng tôi cũng được, gửi một cách chính thống, chứ không nên vội vã phát ngôn trên mạng xã hội", quan chức này chia sẻ.
" alt=""/>Tranh cãi xung quanh vụ nữ vận động viên billiards tố bị quỵt tiềnVĐV Hayden Wilde (trái) bị nhiễm khuẩn sau khi bơi ở sông Seine (Ảnh: Getty).
Trong những ngày qua, những VĐV nhiễm bệnh khi bơi qua sông Seine ngày một tăng. VĐV người Thụy Sĩ, Adrien Briffod, bị nhiễm trùng đường tiêu hóa sau khi tham gia 3 môn phối hợp. Điều đó khiến cho đội Thụy Sĩ phải thay người tham dự nội dung tiếp sức đồng đội.
VĐV giành huy chương bạc Hayden Wilde (New Zealand) cũng bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi tham dự nội dung 3 môn phối hợp cá nhân dành cho nam. Hayden Wilde bị ốm hai ngày sau khi tham gia cuộc thi và không thể tham gia tập luyện cho nội dung tiếp sức đồng đội vào ngày 5/8. Sự vắng mặt của anh khiến đội New Zealand chỉ có thể xếp thứ 14 chung cuộc.
Theo nguồn tin từ AP, số lượng VĐV nhiễm khuẩn E.coli tiếp tục tăng lên. Điều đó khiến cho Ban tổ chức chịu không ít sự phản đối.
Trước đó, VĐV 3 môn phối hợp, Jolien Vermeylen, đã chia sẻ về cảm giác bơi trên sông Seine. Cô nói: "Khi bơi dưới sông, tôi đã nhìn thấy nhiều thứ mà chúng ta không dám nghĩ đến. Sông Seine đã ô nhiễm cả trăm năm. Giờ đây, họ nói rằng ưu tiên tới sức khỏe của VĐV. Đó thực sự là lời nói nhảm nhí.
Nhiều VĐV nhiễm khuẩn E.coli khi bơi qua sông Seine (Ảnh: Forbes).
Tôi rất nhiều lần uống phải nước sông khi bơi. Tôi không biết mình có bị ốm vào ngày mai hay không. Vị của nước sông không giống như Coca Cola hay Sprite".
Jolien Vermeylen thừa nhận không biết nước sông Seine đã đạt yêu cầu hay chưa. Cô nói thêm: "Nếu cuộc thi không diễn ra thì đó là nỗi xấu hổ với nước Pháp. Họ không thể hủy bỏ cuộc thi này. Bây giờ, tôi chỉ hy vọng rằng không nhiều người bị bệnh. Tôi đã uống men vi sinh. Tôi không thể làm gì hơn. Tôi đã cố gắng không uống nước sông Seine nhưng rất khó".
Các cuộc kiểm tra trước khi bắt đầu thi 3 môn phối hợp cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn E.coli trong nguồn nước. Cụ thể, hàm lượng E.coli tăng lên tới 2.000 CFU trong 100ml. Trong khi đó, Liên đoàn 3 môn phối hợp thế giới quy định mức độ phải thấp hơn 1000 CFU trong 100ml.
" alt=""/>Nhiều VĐV nhiễm bệnh khi bơi qua sông Seine