Nhận định, soi kèo Zorya Luhansk vs Livyi Bereh Kyiv, 22h00 ngày 25/4: Chủ nhà sa sút
 đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.</p><table class=)
 |
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ TT&TT cho biết, giữa bối cảnh kinh tế số là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong 3-5 năm nữa, với tiềm năng tạo ra 10 - 13% GDP, việc có các công cụ giúp người dân tham gia kinh tế số dễ dàng hơn là hết sức quan trọng. Chữ ký số từ 10 năm qua đã và đang là một công cụ hữu hiệu, giúp đảm bảo độ tin cậy khi giao dịch điện tử.
Chữ ký số có 3 tác dụng chính gồm văn bản số được ký có giá trị tương đương chữ ký tay, văn bản không bị thay đổi chỉnh sửa, khẳng định được người ký là ai. Tuy nhiên, có một số giao dịch mà trong đó, thời điểm ký có ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn như các giao dịch chứng khoán, giao dịch ngân hàng.
 |
Theo Phó Giám đốc phụ trách NEAC, với việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian, SAVIS nói riêng và thị trường chữ ký số Việt Nam nói chung đã có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng. |
Theo Nghị định 130 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ cấp dấu thời gian là dịch vụ giá trị gia tăng để gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu. Dấu thời gian xác nhận thời điểm tạo, sửa đổi tài liệu điện tử: ký số chứng từ, hóa đơn, tài liệu điện tử… dấu thời gian gắn trên thông điệp dữ liệu được đồng bộ với thời gian của đồng hồ nguyên tử Cesium là nguồn thời gian chuẩn do Tổng Cục đo lường chất lượng quản lý. Không ai, kể cả chủ sở hữu, có thể thay đổi thời gian đã được gắn vào thông điệp dữ liệu.
“Với việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian, SAVIS nói riêng và thị trường chữ ký số Việt Nam nói chung đã có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Dấu thời gian cũng giúp kiểm tra giá trị pháp lý của văn bản được ký số, ngay cả khi chứng thư số khi kiểm tra đã hết hiệu lực”, ông Nghĩa nhận định.
Thời gian qua, Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia – NEAC đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tích cực thẩm định, đánh giá cho hệ thống kỹ thuật và quy trình vận hành của SAVIS. Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp phải đảm bảo tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng với dịch vụ cấp dấu thời gian.
Kết hợp với công nghệ xác thực lâu dài LTV/LTANS, dịch vụ dấu thời gian TrustCA Timestamp sẽ bảo vệ tuyệt đối tài liệu trong chống giả mạo, gian lận khi giao dịch điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho lưu trữ điện tử lâu dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn trong tổ chức.
Góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số, phát triển kinh tế số
Đại diện NEAC cũng đề nghị SAVIS thời gian tới tiếp tục phát huy các tiền đề đã đạt được để góp phần xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh, giúp phát triển lĩnh vực chữ ký số nói riêng, lĩnh vực Chính phủ điện tử và bảo mật - an toàn thông tin nói chung, từ đó góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước.
“Tôi cũng mong rằng trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều CA cùng cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác trong lĩnh vực chữ ký số như ký số từ xa, ký số trên SIM. Mục tiêu mỗi người dân Việt Nam có một danh tính số, một chữ ký số nếu đạt được sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế số. Rất mong các CA nói riêng, các doanh nghiệp CNTT nói chung sẽ cùng đồng hành thực hiện mục tiêu này”, đại diện Trung tâm NEAC chia sẻ.
 |
Đại diện Cục CNTT, Bộ Y tế và SAVIS ký kết hợp tác cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian Timestamp Healthcare chuyên ngành y tế. |
Trong khuôn khổ sự kiện tối 31/3, Cục CNTT của Bộ Y tế và SAVIS đã ký kết hợp tác cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian Timestamp Healthcare chuyên ngành y tế.
Y tế là một trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Ngành y tế đã xác định sẽ tập trung vào phát triển y tế từ xa, hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh; quản trị y tế thông minh.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54 năm 2017 về tiêu chí CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư 46 năm 2018 quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, lộ trình từng bước bỏ bệnh án giấy. Vì thế, ngành y tế cần áp dụng các giải pháp số hóa tài liệu, áp dụng những tiêu chuẩn ký số bảo mật nhằm đảm bảo tính pháp lý về lưu trữ tài liệu y tế điện tử, bệnh án điện tử trong 10 năm, 20 năm một cách bảo mật, xác thực nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức (bệnh viện), cá nhân (bác sĩ, điều dưỡng).
Sự hợp tác mới ký kết được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những thay đổi trong hoạt động của hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, khi có thể số hóa quy trình xử lý hồ sơ, bệnh án từ bản giấy sang 100% không giấy tờ với mức độ an toàn, bảo mật và tính tuân thủ pháp lý cao.
M.T

Chữ ký số: Bước khởi đầu cần thiết cho các cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số
Trên cơ sở phân tích những lợi ích của chữ ký số, đại diện NEAC kiến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bước đầu chuyển đổi số bằng cách áp dụng chữ ký số trong quy trình nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ điện tử cho khách hàng.
" alt=""/>Áp dụng dấu thời gian giúp doanh nghiệp, tổ chức chống giả mạo trong giao dịch điện tử

- Ba ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội bỗng tràn ngập hình ảnh trẻ em cởi truồng, “đầu đội trời chân đạp đất” trong cái rét tê tái của những ngày lạnh xuống tới âm độ.Kèm theo đó là những lời kêu gọi quyên góp quần áo cũ, ủng hộ tiền bạc để giúp đỡ các em của các Facebooker vốn bình thường chả ai biết đấy là ai. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, thì không ít người đã lên tiếng phản ứng trước việc trưng ra những hình ảnh thảm thương của trẻ em miền núi để kêu gọi từ thiện.

|
Những hình ảnh tương tự thế này đang tràn đầy trên các trang mạng xã hội |
Hãy thôi trưng ảnh “hở mông”
Anh Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm: “Mang mấy cái ảnh trẻ con miền núi cởi truồng lộ ra để kêu gọi từ thiện là việc tôi thấy rất không nên. Những hình ảnh này có thể làm mủi lòng thiên hạ, khiến mọi người xót thương mà dễ dàng ủng hộ hơn, nhưng tôi thấy nó vừa rẻ rúng vừa hạ thấp cả nhân phẩm của đám trẻ mà mọi người đang nhân danh lòng tốt để kêu gọi giúp đỡ”.
“Xem ảnh lần đầu tiên thì đau lòng, lần thứ hai thấy xót xa, đến lần thứ ba thì bình thường và khi cứ thấy hết người nọ đến người kia post ảnh thì ngạc nhiên và bất bình” – chị Hà Lan nói lên cảm nghĩ khi những hình ảnh thảm thương của trẻ em Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái tràn đầy trên facebook. "Tôi đồng ý với việc kêu gọi lòng tốt, mọi người muốn kêu gọi ủng hộ bao nhiêu quần áo ấm, bao nhiêu chăn màn cũng được, nhưng phải đồng nghĩa với việc bảo vệ nhân phẩm cho người ta. Cho lên truyền thông những hình ảnh thảm hại là việc mà hầu hết các nhà từ thiện đều mắc phải. Có lẽ đã đến lúc họ nên dùng những cách khác, như sử dụng những bức ảnh tế nhị hơn” – chị Lan nhận xét.
Chị Hồng Nhung, giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội đặt câu hỏi: “Nếu đó là con cháu nhà mình thì không biết các bạn đó nghĩ sao? Các bạn đó có chịu để một người lạ chụp cho con cháu mình những bức ảnh nhem nhuốc, rồi đưa ảnh lên khắp nơi để kêu gọi lòng thương hại?”.
Đừng nhân danh từ thiện để… đi chơi
“Trào lưu” kêu gọi từ thiện khiến bạn Thanh Giang băn khoăn: “Không hiểu sao năm nào cũng vài chục đoàn " từ thiện" lên Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang giúp đỡ quần áo ấm mà vẫn thế? Một vào bộ là mỗi đứa trẻ có thể dùng được một, hai năm mà tại sao vẫn lắm ảnh trẻ con cởi truồng đến vậy?”.
Giải đáp cho thắc mắc này, một bạn cho biết mình cũng từng là người đưa vài tấn quần áo cũ lên Tây Bắc vài năm trước. Nhưng chị đã dừng chuyện đó lại “Vì phát hiện ra mục đích chính của các vị ấy là đi du lịch, và thấy được sự nhảm nhí của cái việc đi giúp người mà gặp ai cũng bô bô là đi làm từ thiện. Người trên đấy từng nói với tôi rằng: Người dưới xuôi có lòng tốt thì bà con cảm ơn nhưng phát cho họ nhiều quá họ mặc một lần rồi vứt đi, nhiều khi chất đống lại rất mất vệ sinh, lại phải cử người đi đốt”.
Một bạn trẻ khác thì kể lại cảnh tượng đã chứng kiến ở làng mình: “Một nhóm anh chị gọi là thanh niên tình nguyện và các bạn trẻ có tấm lòng hảo tâm đến tặng quà như quần áo chăn ấm, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn đến làng mình. Họ xui trẻ con trong làng tầm 3 - 4 tuổi cởi truồng rồi ngồi xó nhà, tỏ vẻ ngây thơ khóc lóc, nước mũi nước dãi chảy để chụp ảnh kêu gọi mọi người ủng hộ tiền mua này mua nọ phục vụ tết quê nghèo khó và quần áo mới cho các em... Mình thấy lạ, đang thắc mắc là sao bọn này đang mặc quần áo, đang chơi với nhau mà lại cởi truồng ngồi xó nhà rồi mắt mũi thì tèm lem, bèn ra chỗ mấy đứa ý thì có chị với tay lôi mình lại, bảo "Em ơi từ từ cho bọn chị chụp ảnh đã"…
Mình cáu quá mới bảo “Anh chị thì mặc mấy chục cái áo cái quần, quàng khăn kín ấm áp như thế kia mà nỡ bắt bọn nó cởi truồng phục vụ nhu cầu cho anh chị à? Chúng nó làm thế thì chúng nó được gì hay lại mang bệnh vào người, rồi anh chị lại được hưởng hết à?”… Có anh sau đó bảo là làm như vậy chỉ vì muốn tốt cho các em...".
Anh Nguyễn Bình Đức cho biết “Nếu lên tận núi mà ở vài ngày, sẽ thấy chả có nhà nào nghèo đến nỗi không có quần cho trẻ con. Trâu mà lạnh còn có áo mặc, đừng nói đến trẻ. Và bếp lửa lúc nào cũng hồng, đứa nào lạnh vào bếp ngồi. Vấn đề là vệ sinh, là nước sạch, là công ăn việc làm, là y tế... chứ mấy tấm áo cũ bọn trẻ đấy không cần đâu”.
Sẽ đi xa hơn những phản xạ rút ví?
“Mấy ngày nay nhiều bạn vẫn inbox hỏi mình "Dạo này còn làm thiện nguyện không? Năm nay lạnh thế này, có định tổ chức quyên góp quần áo cho Sapa không?" – cô giáo Nguyệt Ca chia sẻ và cho biết “Thực tế những chuyến đi Hà Giang 4, 5 năm trước đã cho mình kinh nghiệm là cái họ cần không phải là cái mà ta đang hào phóng cho họ. Mình đã dừng cách làm thiện nguyện này từ hồi đó”.
Theo cô giáo này, “Người làm thiện nguyện cho Sapa mà mình thấy khâm phục nhất, là một bạn người dân tộc 100% sinh năm 86, tiếng Anh giỏi tới mức mình đọc bản đề án xin tài trợ bạn ấy viết bằng tiếng Anh còn phải mắt chữ O, mồm chữ A... Nhiều năm nay bạn ấy vừa đi làm hướng dẫn viên du lịch, vừa bỏ tiền túi ra thuê nhà rồi gom bọn trẻ con thất học ở Sapa lại, tuyển tình nguyện viên nước ngoài đến dạy tiếng Anh còn bạn ấy dạy chữ, dạy cách dẫn tour, bán hàng và cả nhiều kĩ năng sống khác. Bạn ấy đã làm được một việc mà hàng nghìn người dân thành thị chúng ta không làm được, đó là "Cho người nghèo cái cần và dạy cách câu chứ không cho con cá"”.
Ông Đặng Hoàng Giang, Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển cũng có quan điểm rằng: “Trong hoạt động nhân đạo và từ thiện, tiền chỉ là một trong các nguồn tài nguyên, thậm chí không phải là nguồn quan trọng nhất. Quan trọng hơn là kiến thức, tài năng, và sức ảnh hưởng của các cá nhân muốn giúp đỡ đồng bào của mình".
Trong bài viết "Để từ thiện không chỉ... câu Like", ông Giang phân tích:
Thay vì chỉ đóng tiền cứu trợ khi có bão lũ, hay nhân tiện mang quần áo cũ lên vùng cao nhân dịp đi chụp ảnh hoa ban, hãy tìm hiểu công việc của những tổ chức phi chính phủ và hỗ trợ họ. Những tổ chức này đang bền bỉ hoạt động để bảo vệ quyền của trẻ em, để phụ nữ không bị buôn bán, người thiểu số giữ được văn hoá bản địa, người khuyết tật không bị kỳ thị, chính quyền địa phương trở nên minh bạch hơn, và người dân có tiếng nói hơn. " alt=""/>Gọi từ thiện bằng hình ảnh trẻ cởi trần: 'Tôi thấy bi hài'
Robert, 57 tuổi, đã leo lên đến đỉnh cao 154m của toà nhà 42 tầng chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, mà không có sự cho phép hay bất kỳ thiết bị bảo hộ nào. Màn “trình diễn” của ông đã khiến nhiều người đi đường dừng lại nhìn, trầm trồ và chụp ảnh. |
'Người nhện' Pháp leo lên toà nhà có tên Skyper ở Frankfurt, Đức |
Cảnh sát đã nhanh chóng có mặt và bắt giữ Robert, người đã có một chuỗi những màn trình diễn ngoạn mục tương tự ở khắp nơi trên thế giới từ năm 1994, trong đó có toà nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai và tháp Eiffel ở Paris, Pháp.
 |
Cảnh sát Đức nhanh chóng có mặt và bắt giữ ông Robert |
Năm 2015, ông đã cầm theo quốc kỳ Nepal khi leo lên toà Tour Montparnasse ở trung tâm Paris để thể hiện sự ủng hộ đối với các nạn nhân của vụ động đất ở Nepal. Mới nhất vào tháng trước, ông đã leo lên một toà chọc trời ở Hong Kong và trải ra một tấm băng rôn có ghi dòng chữ “Hoà bình”, khi mà các cuộc biểu tình bạo lực đang khuấy đảo đặc khu này.
 |
Ông Robert cầm quốc kỳ Nepal leo lên toà Tour Montparnasse ở trung tâm thủ đô Paris |
Tuy nhiên, hôm 28/9, ông không có mục đích nào cho việc leo toà Skyper cả.
“Đây là việc tôi vô cùng yêu thích”, ông Robert nói trước báo giới vào năm ngoái. “Tôi gần như đã dành cả cuộc đời cho việc leo núi, leo vách, và giờ là leo các toà nhà – nhưng luôn luôn là ‘solo tự do’, nghĩa là tôi không dùng thiết bị bảo hộ nào cả”.
 |
Nhiều người qua đường tỏ ra thích thú đã dừng lại chụp ảnh 'Người Nhện' |
Nhà leo núi và hoạt động xã hội này đã chinh phục hơn 100 toà nhà mà không dùng dây buộc hay bất cứ thiết bị nào khác, lập kỷ lục “leo nhiều toà nhà nhất mà không có hỗ trợ”, theo Kỷ lục Guiness Thế giới.
Anh Thư
" alt=""/>'Người Nhện' Pháp lại bị bắt ở Đức vì leo nhà chọc trời