- Sau khi xem xong bản dự thảo sửa đổi Thông tư 30, chị Đặng Thị Thủy (một giáo viên tiểu học ở Bình Dương) tỏ ra không vui bởi những tưởng sẽ đỡ vất vả hơn nhưng lại “thêm việc mà làm”.Chị Thủy chia sẻ: “Khi mà giữa kì và cuối kì đã có bài kiểm tra lấy điểm rồi tại sao không để điểm luôn mà còn yêu cầu giáo viên tổng hợp xếp loại A-B-C cho rắc rối. Bởi phụ huynh cầm bài kiểm tra của con xem, biết điểm xong rồi thì bảng A-B-C kia còn để làm gì nữa? Phải chăng Bộ đưa ra lượng hóa A-B-C chỉ là để gọi là không chấm điểm số”.
Ngoài ra, chị Thủy cho rằng điểm chưa hợp lý là mỗi năm làm bài thi 2 tới 4 lần nhưng để xếp loại và khen thưởng học sinh cuối kỳ chỉ căn cứ trên điểm 1 kì cuối năm.
 |
Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 30, học sinh các lớp 4 và 5 sẽ có thêm một bài kiểm tra giữa kỳ với môn Toán, tiếng Việt. Trong một giờ học toán của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng.
|
Đồng quan điểm, anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên ở tỉnh Bình Phước thắc mắc:“Tại sao 9, 10 không đánh giá là “giỏi”; rồi 7, 8 không là “khá” luôn đi còn đưa về A,B,C làm gì cho rối”.
Cùng đó, anh Hải cho rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét giảm bớt việc ghi học bạ cho giáo viên.
Bởi hiện học bạ theo Thông tư 30 thiết kế là cả học kỳ 1 và 2 giáo viên đều phải ghi thông tin cá nhân học sinh.
“Học bạ ngày xưa chỉ ghi một lần thông tin cá nhân học sinh sau đến đến điểm kỳ 1, rồi kỳ 2 và nhận xét. Có nghĩa là ghi một lần. Giờ học bạ theo cách sửa này, cả kỳ 1 và 2 đều ghi lại từ thông tin học sinh cho đến điểm số rồi nhận xét. Nghe thì nghĩ không nhiều nhưng việc ghi lại này với lớp nhiều học sinh và có nếm khối lượng công việc của giáo viên thì mới thấy là áp lực không nhỏ”,anh Hải nói.
Theo anh Hải, về cơ bản việc ghi nhận xét vào học bạ ở kỳ 1 tưởng là sâu sát song về bản chất lại gần như là vô ích và nên có sửa đổi.
“Có thể Bộ muốn sát sao hơn với học sinh. Tuy nhiên điều đáng bàn là ai sẽ đọc được những lời nhận xét đó. Bởi học bạ thì trường quản lý suốt trong quá trình học tập của học sinh, đến khi hết cấp chuyển hồ sơ lên cấp THCS. Có lẽ chỉ trừ trường hợp học sinh chuyển trường thì may mới được cầm đến. Nếu học bạ có dành cho giáo viên lớp trên nắm tình hình học tập của học sinh thì thông tin ở học kỳ 2 (cuối năm) là cái cập nhật nhất. Chưa kể, giờ đánh giá học sinh cuối năm cũng chỉ cần dựa vào điểm ở kỳ 2. Vậy thì viết làm gì?”, anh Hải phân tích.
Vì vậy, anh Hải cho rằng, có thể không ghi học bạ học kỳ 1 mà chỉ cần nhận xét bằng lời trước học sinh và phụ huynh ở các buổi họp.
Tuy nhiên, theo anh Hải, việc này cũng chẳng phải dễ dàng gì bởi sẽ phải thay mới trong khi học bạ vừa sử dụng được 2 năm.
“Cách đơn giản nhất có thể là Bộ nên ra quy định không phải nhận xét ở phần học kỳ 1, chỉ cần đánh giá bằng điểm. Tuy nhiên nếu giữ học bạ thì giáo viên phải chấp nhận việc ghi tên học sinh hai lần”.
Về điều này, ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan), thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục - cho rằng, trước bất kỳ một chính sách nào việc phản ứng từ phía những người liên quan trực tiếp và cơ quan nhà nước phải thay đổi là chuyện hết sức bình thường.
“Tuy nhiên, tôi thấy việc đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A, B, C về bản chất không khác gì đánh giá bằng điểm số. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và là một cách chấm điểm kiểu khác mà thôi. Phụ huynh và học sinh vẫn có thể ngầm hiểu A là 9,10; B là 7,8,… và rồi vẫn áp lực và so sánh”, ông Hiệp nêu quan điểm.
Ông Hiệp cho rằng, trước khi thay đổi một điều gì đó điều cần thiết là hãy suy nghĩ xem lý do tại sao chúng ta đã thực hiện nó ở thời điểm đó.
“Tinh thần của Thông tư 30 là không chấm điểm để không gây sức ép cho học sinh, phụ huynh và giảm thiểu những tiêu cực. Mục đích của việc không chấm điểm là để phá bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau. Giờ đổi sang A, B, C thì hãy thử nghĩ liệu chúng ta có đang sai với mục tiêu ban đầu của Thông tư 30 hay không?”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, trên thế giới hầu hết không chấm điểm ở các cấp học thấp mà xác định theo chuẩn độ tuổi để đánh giá.
“Bởi mục tiêu chính của cấp học phổ thông không phải là để phân loại hơn kém mà để đạt được cái chuấn của bậc học đó. Học sinh nếu đạt được tức là hoàn thành chương trình lớp, cấp học đấy. Từ đó, phụ huynh cũng chỉ cần biết là so với chuẩn chung thì con mình đang hơn và kém chuẩn ở những mặt nào chứ không so sánh con mình và các bạn”.
Để hạn chế việc so sánh học sinh, ông Hiệp cho rằng, Bộ GD-ĐT nên xem xét việc làm sao điểm của học sinh nào thì chỉ học sinh và phụ huynh đó biết chứ không công bố toàn lớp. Như vậy để học sinh và phụ huynh “không có điều kiện” so sánh.
“Thậm chí có thể đưa vào bộ nguyên tắc là giáo viên không được phép tiết lộ thông tin học sinh. Tôi nghĩ cũng không nên đặt nặng việc ghi chép. Bởi suy cho cùng đó là chuyện giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh. Ghi nhận xét cũng được mà nói chuyện trực tiếp cũng được, hình thức gì không quan trọng mà quan trọng là phụ huynh có trao đổi được với giáo viên về tình hình học tập của con em mình hay không”, ông Hiệp đề xuất.
Tuy nhiên, ông Hiệp đánh giá về cơ bản, cái được nhất đã làm là giảm thiểu được việc chấm điểm học sinh.
"Trước mỗi thay đổi, rất cần sự tham gia tất cả mọi người hơn là bàn lùi" -ông Hiệp nói.
Giải thích về việc đưa ra hướng đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A-B-C, ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên Ban xây dựng Thông tư 30) nói:
“Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trước đây là không cho điểm nên lời nhận xét rất dễ bị lãng quên. Các nhà quản lý giáo dục yêu cầu giáo viên ghi lời nhận xét vào vở để có cơ sở để định lượng. Tuy nhiên, việc này khiến giáo viên quá tải và chỉ đáp ứng công việc cho nhà quản lý chứ chưa vì sự tiến bộ của chính các em học sinh. Vì vậy, tổ sửa đổi đã tìm cách lượng hóa vừa đủ để có thể giúp cho việc đánh giá định tính tường minh hơn”.
Theo ông Khanh, kết quả đánh giá thường xuyên được lượng hóa A, B, C khác về bản chất với cho điểm vì lượng hóa A, B, C dựa trên các biểu hiện hành vi (giáo viên quan sát thường ngày, hàng tuần, qua các tình huống học tập, kết quả làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh… được lưu giữ, ghi chép trong sổ cá nhân) để phát hiện điểm mạnh, điểm hạn chế, cần cải thiện đến giữa kì, cuối kì, cuối năm tổng hợp thành) chứ không phải từ tập hợp điểm số của các bài kiểm tra.
Việc lượng hóa kết quả đánh giá thường xuyên không dựa trên điểm số của các bài kiểm tra để phân loại A, B, C mà căn cứ trên những biểu hiện hành vi qua quan sát, qua các trao đổi, nhận xét kết quả thực hiện các bài tập, tình huống/nhiệm vụ học tập, rèn luyện… qua trả lời câu hỏi, qua tự đánh giá của học sinh để phân nhóm.
Nếu kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy các em có những điểm mạnh vượt trội so với chuẩn hay yêu cầu của môn học ví dụ như tiếp thu nhanh hơn, hoàn thành các bài tập hay nhiệm vụ học tập tốt hơn/nhanh hơn, có sự sáng tạo thì xếp vào nhóm A.
Tương tự kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy có những học sinh so với các bạn trong lớp các em tiếp thu chậm hơn, có những điểm thiếu hụt so với chuẩn hay yêu cầu của môn học sẽ xếp vào nhóm C, những học sinh này cần được chú ý giúp đỡ nhiều hơn, cụ thể hơn.
Những học sinh còn lại hoàn thành nhiệm vụ học tập đáp ứng chuẩn hay yêu cầu của môn học xếp vào nhóm B. Căn cứ trên những kết quả đánh giá thường xuyên, lượng hóa một cách tương đối học sinh theo các nhóm A, B, C sẽ giúp cho việc dạy học phân hóa… điều giáo dục phổ thông đang dần hướng tời vì mỗi em có một năng lực khác nhau.
“Chúng tôi sẽ tạo ra hệ thống công nghệ để giúp giáo viên có thể tích vào để dễ hơn cho việc lượng hóa tương đối. Như vậy sẽ giúp giáo viên đỡ được việc nhận xét bằng ghi chép”.
Ông Khanh cho rằng, điều này khiến giáo viên có căn cứ để đánh giá học sinh dễ hơn vào giữa và cuối kỳ để phản hồi với học sinh và phụ huynh. Việc này giúp giáo viên phân nhóm dựa trên biểu hiện hành vi ấy để có căn cứ đánh giá, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
" alt=""/>Đánh giá học sinh hạng A khác chấm điểm 10 ra sao?
Clip nghệ sĩ Việt Hương chia sẻTôi thẩm mỹ nhưng không can thiệp dao kéo
- Các nghệ sĩ trẻ làm web drama đều thừa nhận khó hoàn vốn, thậm chí lỗ nặng. Trong khi Việt Hương – một nghệ sĩ gạo cội từng kinh qua rất nhiều lĩnh vực lại có vẻ hứng thú với thể loại này, vì sao vậy?
Làm web-drama cần phải có sự đầu tư không nhỏ. Đối với tôi, lấy tiền lại từ web-drama xa vời lắm, kiểu bỏ tiền tỷ nhưng lấy lại chưa biết thế nào.... Biết là thế nhưng tôi vẫn phải làm vì máu nghề và bản thân muốn tự chủ động với các dự án do mình sản xuất.
Vả lại, thời điểm này đối với tôi không phải để kiếm tiền nữa. Bao nhiêu năm vất vả, lăn lộn với nghề đã trải qua và tôi nghĩ đến bây giờ mình đã khá trọn vẹn về mọi mặt.
Nhiều người cũng vì thương mà ưu ái gọi tôi là danh hài nhưng thực tình những danh xưng ấy quá lớn lao với Việt Hương. Thay vào đó, tôi muốn mọi người xem mình là nghệ sĩ. Tôi khao khát trải nghiệm nhiều về nghề, với nhiều vai trò khác nhau. Việc ra mắt các dự án web drama cũng là cách tôi trả ơn nghề diễn của mình.
 |
Nghệ sĩ Việt Hương |
- Web drama “Cân mẹ” ra mắt cách đây không lâu được chị chia sẻ thành tích không được như mong đợi. Bản thân chị gặp áp lực ra sao với dự án trở lại này?
Dự án Cân mẹ mọi người trong ê-kíp đã làm hết khả năng, người hâm mộ ít nhiều đón nhận rồi. Nhưng phim không thành công mình phải tự nhìn nhận để rút ra kinh nghiệm. Rõ ràng, web drama là một cuộc chiến không hề dễ dàng.
Khi bắt tay vào dự án mới với đề tài thẩm mỹ, cả tôi và đạo diễn Mr Tô đều lạ lẫm. Tuy nhiên, chúng tôi muốn khám phá và thử nghiệm những đề tài mới lạ. Ngoài việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, ê-kíp cũng phải ý thức đặt mình vào hoàn cảnh những người đàn ông, phụ nữ tương tự.
Phim sẽ xoay quanh những cặp vợ chồng thành đạt trong cuộc sống nhưng tình cảm lại không hề trọn vẹn khi gia đình vắng tiếng trẻ thơ. Tôi nghĩ việc chạm tới những câu chuyện nhạy cảm thế này sẽ nặng về tâm lý, diễn xuất. Đó là lý do tôi mời Huỳnh Đông, Lan Phương - 2 diễn viên có nghề và đã lập gia đình để họ cùng tôi "tung tẩy" trong phim. Bản thân tôi cũng kỳ vọng mình và ê-kíp sẽ tạo nên một "vũ trụ" riêng về đề tài những người phụ nữ và đàn ông bước vào trung niên.
- Kinh phí đầu tư cho mỗi dự án đều lên đến vài tỷ, chị tự bỏ tiền túi hay kêu gọi tài trợ?
May mắn là đến thời điểm này, tôi không cần phải "cày" kiếm tiền để làm sản phẩm. Với mỗi dự án hiện nay, bên cạnh kinh phí bản thân bỏ ra, tôi đều có những người đồng hành, hỗ trợ tài chính. Cũng như với dự án lần này, bình thường nếu mướn một bối cảnh bệnh viện đạt chuẩn quay trong 10 ngày ít nhất cũng tốn 300 triệu đến 500 triệu. Nhưng may mắn nhờ sự quen biết, chúng tôi không phải trả khoản phí đó.
Tất nhiên để có những điều này là nhờ tên tuổi của tôi sau bao nhiêu năm làm nghề. Người ta tin tưởng, mời tôi làm gương mặt đại diện và sẵn sàng hỗ trợ tối đa khi mình cần. Từ những bộ trang sức bạc tỷ tôi đang mang trên người hay bối cảnh, phương tiện đi lại... đều có nhãn hàng chủ động giúp đỡ. Với những ân tình như thế việc tôi nỗ lực đầu tư sản phẩm của mình cho thật tốt cũng là điều xứng đáng thôi.
 |
Việt Hương chia sẻ ông xã thoải mái trong chuyện vợ chăm chút ngoại hình. Anh cũng sẵn sàng đồng ý để vợ phẫu thuật thẩm mỹ nếu muốn. |
- Sự thay đổi về mặt hình thức dạo gần đây của chị khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng Việt Hương cũng đã ít nhiều đụng đến dao kéo?
Tôi khẳng định đến giờ chưa làm gì cả. Tôi chỉ có dự định căng chỉ, tiêm tan mỡ hay những liệu pháp trẻ hóa da không xâm lấn... Tất nhiên chỉ dừng ở ở mức độ vừa phải và đảm bảo phù hợp với độ tuổi và sắc vóc bản thân ở thời điểm hiện tại.
Trước đây, tôi cũng từng có ý định đi làm mũi cho thon cao nhưng không được toại nguyện. Một phần vì bác sĩ bảo gương mặt tôi không hợp để sửa. Phần khác tôi hay đóng các vai nghèo khổ nên nếu thẩm mỹ sẽ biến thành người khác, nhìn không thật.
Tôi nghĩ đường nét khuôn mặt mình có thể không thực sự hoàn hảo nhưng biết đâu đó lại là cái duyên khiến khán giả nhớ đến. Tôi càng không muốn trên thân thể để lại vết tích mổ từ dao kéo. Thôi tôi sẽ lựa chọn cách “tút tát” lại dung nhan theo hướng tự nhiên nhất.
- Ông xã có ủng hộ chị chuyện dao kéo, thẩm mỹ để tân trang nhan sắc?
Chồng tôi ở Mỹ từ nhỏ nên tính rất thoải mái. Khi tôi đề cập ý định sửa mũi, anh không phản đối nhưng đưa ra lời khuyên sửa sao cho đẹp hay phải chọn nơi an toàn, uy tín. Ông xã cũng nói tất cả trên người tôi, tôi muốn đi làm gì cho đẹp thì cứ làm. Lâu lâu không thấy tôi sơn móng tay hay spa, anh lại nhắc nên thường xuyên đi chăm sóc bản thân. Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống như thế nhưng khi đươc người đàn ông bên cạnh mình quan tâm và nhắc nhở khiến tôi hạnh phúc.
Tôi và ông xã thấu hiểu, tin tưởng nhau 100%
 |
Việt Hương từng là nghệ sĩ nữ xuất hiện nhiều nhất trên sóng truyền hình, bên cạnh Hoài Linh, Trấn Thành và Trường Giang. |
- Việt Hương từng là một nghệ sĩ nữ có tần suất phủ kín gameshow trước đây. Nhưng gần đây chị không còn xuất hiện nhiều như trước nữa, vì sao vậy?
2 năm qua, tôi luôn cân nhắc và lựa chọn cho mình các chương trình phù hợp. Quỹ thời gian của tôi hiện quá bận rộn để cho phép bản thân có thể xuất hiện nhiều như trước.
Với các chương trình đang tham gia, tôi chủ yếu ngồi ghế giám khảo hay bình luận viên. Còn với những gameshow thi đấu, chạy nhảy mang tính mạo hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tôi không nhận nữa. Bản tính tôi là người dư năng lượng nên bắt vào việc đều làm hết mình hết sức. Kể cả khi đóng phim hay tham gia các show, tôi luôn lăn xả mà không nghĩ ngợi sẽ ảnh hưởng bản thân ra sao.
Tuy nhiên, diễn viên cần khuôn mặt và ngoại hình. Nếu lỡ xảy ra bất trắc liệu tôi có thể làm nghề nữa được không? Bản thân tôi cũng không còn trẻ để có thể bay nhảy như các bạn trẻ hiện nay. Cũng vì thế, tôi quyết định chủ động rút bớt khỏi các chương trình.
- Việt Hương thẳng thắn, nóng tính điều này ai biết chị cũng rõ. Như việc trong một livestream mới đây chị đáp trả có phần căng thẳng khi bị anti fan bảo mình không phù hợp ngồi ghế giám khảo gameshow. Điều gì khiến chị bức xúc như thế?
Tính tôi trước giờ có sao nói vậy, không giả dối. Hơn 20 năm trong showbiz, tâm niệm làm việc bằng hết khả năng và tâm huyết của mình. Với mỗi dự án trước khi nhận lời, tôi đều mày mò tìm hiểu thật kỹ đến từng thứ nhỏ nhặt. Vậy nên việc một số người vào trang cá nhân tôi và nói không đúng nên tôi phản ứng là điều dễ hiểu.
Nhưng quan trọng tôi ý thức mình là nghệ sĩ. Tôi có thể bức xúc, giận dữ nhưng tôi không nói tục mà chia sẻ rất rõ ràng, sòng phẳng. Tôi làm chương trình cho mọi người coi, các bạn không thích coi thì tắt tivi, đi ra. Hơn nữa, việc các chương trình mời tôi đơn giản vì tôi ăn khách, làm việc có tâm và vui, duyên dáng. Giờ tôi vô duyên, chẳng ai mời tôi hết.
Với kinh nghiệm trong nghề, tôi nghĩ mình đủ khả năng mở lớp dạy học. Tuy nhiên tôi nghĩ bản thân không phù hợp vì tính nóng nảy. Khi thấy mọi người làm sai, làm hời hợt là tôi lại điên lên mất.


Tổ ấm nhỏ của nghệ sĩ Việt Hương.
- Chị từng chia sẻ bản thân quá bận rộn, một năm có thể bay hơn 20 chuyến giữa Mỹ và Việt Nam. Chồng chia sẻ áp lực với chị trong công việc và cuộc sống ra sao?
Vợ chồng tôi đã gắn bó hơn 20 năm. Mức độ tin tưởng, thấu hiểu nhau giữa chúng tôi vì thế cũng phải đạt 100%. Tất cả các dự án của tôi hiện nay về kinh doanh mỹ phẩm, nhà hàng đều do ông xã một tay phụ giúp. Từ việc giấy tờ, thương lượng đối tác, mua nguyên liệu, giá cả... đều do anh thực hiện. Hay với những dự án nghệ thuật tôi chuẩn bị làm, anh cũng là người đầu tiên biết và góp ý, chỉnh sửa đến khi 2 vợ chồng thực sự ưng ý. Tôi hay nói đùa mọi người rằng nếu thiếu anh ấy không biết bản thân sẽ xoay trở mọi thứ ra sao.
Nhưng cuộc đời khó nói trước. Bản thân tôi cũng rất sợ việc mang hôn nhân của mình ra để mọi người ca tụng. Việc đăng ảnh hạnh phúc, kỷ niệm 15, 20 năm cưới nhau... để rồi sau đó kết cục đổ vỡ thực sự là đáng buồn. Thôi thì nếu vẫn còn bên nhau cứ cố gắng trọn vẹn mỗi ngày vậy.
- Ông xã chị và con gái hiện vẫn ở Mỹ. 4 tháng không gặp chồng con, chị có lo lắng?
Tôi lo nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc và tính chất công việc nên không thể về. Tôi vẫn cập nhật tin tức về tình hình dịch bệnh qua internet, báo đài và từ ông xã. Gia đình tôi ở tiểu bang Nam Cali – nơi có cộng đồng người Việt định cư đông nhất nước Mỹ. Thực tế dù dịch bệnh nhưng sinh hoạt ở đây không đến mức quá xáo trộn. Người Việt luôn ý thức rất cao về dịch bệnh. Họ ít ra ngoài, chăm nom gia đình chu đáo nên tình hình cũng được kiểm soát tốt.
Hơn nữa, gia đình tôi khá neo người, chỉ có 2 vợ chồng và một đứa con. Ngoài ra, nghệ sĩ Hoài Tâm cũng sống cùng mẹ gần đó. 2 gia đình quanh đi quẩn lại cũng chỉ 5 người, không tiếp xúc với người lạ. Mỹ hiện cũng đã dần mở cửa lại đường hàng không và tôi đang chuẩn bị trở về đoàn tụ gia đình.
Tuấn Chiêu
Clip: Minh Tuyền

Việt Hương và các nghệ sĩ Việt tặng gạo bà con nghèo mùa dịch
Nghệ sĩ Việt Hương, Lê Bê La, NTK Đức Vincie,... hỗ trợ cho người nghèo, bán vé số, gánh hàng rong giữa dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn ở miền Tây.
" alt=""/>Việt Hương: Tôi và ông xã thấu hiểu, tin nhau tuyệt đối