- Cầu được ước thấy,ảmộtđờiânoántậpLanPhươngcóthaivớiHồngĐăvàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ, 5 9 cuối cùng Diệu (Lan Phương) cũng thành công mang thai với Phong (Hồng Đăng).
- Cầu được ước thấy,ảmộtđờiânoántậpLanPhươngcóthaivớiHồngĐăvàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ, 5 9 cuối cùng Diệu (Lan Phương) cũng thành công mang thai với Phong (Hồng Đăng).
![]() |
Nhện Huntsman được tìm thấy trong tai nghe của Olly Hurst. Ảnh: Mothership. |
Trong đoạn video, Hurst cố gắng vẫy tai nghe của mình để con nhện độc văng ra, nhưng nó vẫn nằm trong chiếc tai nghe. Cuối cùng, Hurst bỏ cuộc và để mặc chiếc tai nghe cùng con nhện trên nền đất.
Nhện Huntsman còn được biết đến với cái tên giant crab spider (nhện cua khổng lồ) bởi kích thước và chiều dài sải chân lên tới 15 cm. Nhện Huntsman thường có màu tối như nâu hoặc xám. Đó là lý do chủ nhân chiếc tai nghe không thể phát hiện sinh vật này trong tai nghe từ trước.
Loài nhện này thường dùng chất độc có khả năng làm tê liệt con mồi. Cách kiếm ăn này khác với những loài nhện nhả tơ để bẫy mồi. Vết cắn của chúng lên con người có khả năng gây sưng tấy, đau đớn, buồn nôn và nhức đầu.
Tuy chưa rõ điều gì khiến nhện Huntsman tấn công nhưng giống cái của loài này thường biểu hiện "hung hăng" hơn để bảo vệ con non của chúng.
Theo Zing/Mothership
Người đàn ông rời xe lăn lao xuống biển cứu người đuối nước; Thiếu nữ bị giật smartphone trong tình huống không ngờ; Khoảnh khắc container bị tàu hỏa cắt làm đôi,... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt=""/>Phát hiện nhện độc bên trong tai ngheVới tính năng People Detection trên 2 mẫu iPhone mới, người dùng sẽ được cảnh báo nếu có người/vật thể đến gần họ. Tính năng này có thể nhận biết người ở khoảng cách tới 5 m. Nếu có nhiều người cùng đến gần, iPhone sẽ báo khoảng cách của người ở gần nhất.
![]() |
Cảm biến LiDAR (chấm màu xám phía dưới camera bên phải) giúp cho iPhone 12 Pro, Pro Max xác định được khoảng cách với người, vật xung quanh tốt hơn. Ảnh: Tuấn Anh. |
People Detection sẽ xuất hiện trên phiên bản cập nhật iOS 14.2. Phiên bản thử nghiệm của iOS 14.2 đã được Apple phát hành ngày 30/10, khắc phục lỗi báo cập nhật liên tục đối với những người dùng bản beta.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 2,2 tỷ người khiếm thị hoặc mù trên toàn cầu. Apple đã tập trung vào các tính năng hỗ trợ người khuyết tật từ lâu. CEO Tim Cook từng chia sẻ "công nghệ nên đến với mọi người" khi giới thiệu trang web dành riêng cho người dùng khuyết tật năm 2016.
Cảm biến LiDAR chỉ xuất hiện trên 2 mẫu iPhone 12 Pro, Pro Max cùng thế hệ iPad Pro 2020. Nó sử dụng công nghệ quét laser để nhận biết khoảng cách tới những vật thể xung quanh, từ đó có thể cảnh báo người dùng nếu có những người, vật thể ở quá gần.
iPhone 12, 12 Mini hay iPad Air không có cảm biến này, do vậy không thể sử dụng People Detection. LiDAR cho phép đo và xác định khoảng cách nhanh, chuẩn xác hơn.
Tính năng này có thể đọc to khoảng cách đến người gần nhất, phát âm thanh hoặc rung để cảnh báo người dùng khi đến gần người khác. People Detection được phát triển để có thể tắt, mở tiện dụng chứ không bật toàn thời gian, bởi tính năng này khá ngốn pin.
Ngoài xác định khoảng cách, LiDAR còn giúp cho bộ đôi iPhone 12 Pro tận dụng các app thực tế ảo tăng cường (AR) tốt hơn, chụp ảnh chân dung xóa phông chuẩn hơn.
iOS 14.2 còn có nhiều nâng cấp đáng chú ý khác như có thêm một loạt emoji mới, hoặc nhận biết bài hát ở Control Center qua dịch vụ Shazam.
(Theo Zing)
Thời gian giao hàng cho các đơn đặt mua iPhone 12 Pro hiện đã kéo dài lên 2-3 tuần, so với... 2-3 ngày của iPhone 12.
" alt=""/>iPhone 12 Pro có thể giúp người mù cảm nhận xung quanhNgày 11/12, Bộ TT&TT đã tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 3. Đây là sự kiện thường niên hàng đầu đối với cộng đồng các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ số. Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
![]() |
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng giới thiệu bản mạch 5G do Viettel phát triển với Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành TW. |
Phát biểu tại diễn đàn này, theo ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel, hạ tầng viễn thông và nền tảng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia xây dựng kinh tế số, xã hội số. Nếu không làm chủ công nghệ, chúng ta sẽ không làm chủ được triển khai về mạng lưới và đặc biệt là không đảm bảo an toàn thông tin mạng.
“Để thực hiện chiến lược “Make in Vietnam”, xây dựng hạ tầng số quốc gia, Viettel quyết định tự nghiên cứu, làm chủ, sản xuất hệ sinh thái các thiết bị của hạ tầng mạng viễn thông và nền tảng công nghệ số Việt Nam”, ông Lê Đăng Dũng nói.
Ông Lê Đăng Dũng cho biết, Viettel tự tin làm chủ thiết bị hạ tầng viễn thông và nền tảng công nghệ số dựa trên những nguồn lực như công nghệ, tài chính, thị trường và hợp tác quốc tế và văn hóa.
![]() |
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Thiếu tướng Lê Đăng Dũng trình bày tham luận tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số - VFTE 2021 diễn ra ngày 11/12/2021 tại Hà Nội. |
Cụ thể, về công nghệ, xuyên suốt quá trình phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel luôn gắn liền với lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận với công nghệ mới; nghiên cứu làm chủ những giải pháp, công nghệ phục vụ quá trình xây dựng, vận hành mạng lưới viễn thông. Qua đó Viettel đã tích lũy được kiến thức nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm nghiên cứu phát triển.
Về tài chính, Viettel là tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam, tích lũy được nguồn lực lớn về tài chính. Nhà nước đã có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa hoạc và công nghệ.
Về hợp tác quốc tế, Viettel có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác công nghệ cao nước ngoài, sẵn sàng trong việc chuyển giao công nghệ.
Về thị trường, Viettel có hạ tầng mạng lưới tại Việt Nam và 10 quốc gia Viettel đang đầu tư. Đây là thị trường quốc tế đủ để đảm bảo cho Viettel thử nghiệm, đánh giá và tiêu thụ sản phẩm mình làm ra trong giai đoạn đầu.
Về văn hóa, trong quá trình phát triển của mình, Viettel luôn đặt cho mình những thách thức mới và quyết tâm vượt qua.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn này, người đứng đầu Viettel nhấn mạnh, trong nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm, Viettel luôn xác định phải là người thiết kế hệ thống, tích hợp hệ thống, phải làm chủ các công nghệ lõi. Không dừng ở mức gia công, lắp ráp, sản xuất theo li-xăng của nước ngoài. Giai đoạn đầu, Viettel tập trung vào phát triển phần mềm (đây là lõi của sản phẩm và thế mạnh của Việt Nam), dần tiến tới làm chủ phần cứng và cuối cùng là phải làm chủ chipset.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải Vàng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" 2021 cho Viettel với Nền tảng Thương mại điện tử Vỏ Sò. |
Theo ông Dũng, chỉ làm chủ chipset mới khẳng định việc làm chủ hoàn toàn sản phẩm. Chipset là công nghệ lõi của tất cả các sản phẩm viễn thông và CNTT, “chỉ khi nào làm chủ được công nghệ lõi này thì chúng ta có cơ hội vượt qua bẫy thu nhập trung bình”.
“Các sản phẩm Viettel phát triển theo hướng mở để có thể tạo ra hệ sinh thái giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể phát triển các ứng dụng trên nền tảng mà Viettel cung cấp. Viettel chủ động đăng ký sáng chế để bảo vệ tài sản trí tuệ và tham gia vào các hiệp hội, tổ chức lớn, có uy tín trên thế giới để cập nhật công nghệ cũng như các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ quá trình nghiên cứu phát triển: ITU, IEEE, TMForum, ORAN...” ông Dũng chia sẻ.
Hiện tại, Viettel đã làm chủ 3 lớp gồm lõi, truyền dẫn và truy nhập với hạ tầng 4G. Với 5G, tập đoàn đã phát triển thành công thiết bị thu phát, tám thu tám phát và làm chủ thiết kế 2 dòng chipset 5G.
Ông Lê Đăng Dũng cho biết: "Định hướng tiếp theo đó là tiếp tục phát triển công nghệ bán dẫn để sản xuất được chipset 5G tại Việt Nam, đồng thời bắt đầu tham gia nghiên cứu công nghệ 6G. Trước mắt chúng tôi bắt đầu nghiên cứu đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ, đầu tiên là là hệ thống vệ tinh viễn thám".
Tạo cơ chế cho sản phẩm Make in Vietnam
Tại diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Lê Đăng Dũng đã đưa ra đề xuất Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp. Đây cũng là vướng mắc chung của nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mà chưa có cơ chế giải quyết.
Quyền Chủ tịch Viettel cho rằng, việc mở cơ chế cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể sẽ có thêm nhiều kết quả nghiên cứu khoa học trong thời gian tới khi được đầu tư nhiều hơn. Đồng thời, cần xác định đối tác chiến lược về khoa học công nghệ cấp quốc gia, định hướng hợp tác về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp.
“Chính phủ cần xem xét các chính sách tạo dựng thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam. Hiện nay chúng tôi rất muốn bán các sản phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng vướng rất nhiều cơ chế nên các doanh nghiệp Việt chưa thể mua được các sản phẩm công nghệ cao của Viettel” - ông Lê Đăng Dũng nói.
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel đang nghiên cứu vệ tinh viễn thám và 6G