
Dưới đây là bài viết của độc giả Huyền Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) gửi về diễn đàn. Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của độc giả.
Bố tôi 60 tuổi, phát hiện mắc tiểu đường từ 10 năm trước. Cách đây ít năm, ông bị ngã khi làm vườn, cành cây cứa vào cẳng chân. Gia đình đưa ông đi khâu vết thương tại bệnh viện ở quê nhưng suốt 1 tháng vết thương vẫn mưng mủ, có mùi khó chịu.
Biết người bệnh tiểu đường khi có vết thương rất lâu lành, gia đình đưa ông đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (cơ sở Thanh Trì). Bác sĩ khám nói vùng tổn thương của bố đã bị hoại tử, phải cắt lọc. Nhưng chỗ hoại tử lại là vùng “ít thịt nhiều xương” nên vết thương khó liền, lâu hồi phục.
Nghe lời này, đâu đó sẽ có người nghĩ "hay bác sĩ muốn làm khó, muốn gợi ý gì chăng?". Nhưng không!
Ngày ngày, cứ buổi sáng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Phó trưởng khoa Chăm sóc bàn chân - và các bác sĩ tại đây lại “chạy tour” khắp lượt, kiểm tra từng vùng tổn thương của từng bệnh nhân rồi tiến hành cắt lọc.
Nằm cùng phòng bệnh bố tôi có tới 3-4 bệnh nhân tiểu đường cùng có vấn đề về bàn chân. Nhiều người đi khắp các viện, bó tay rồi mới về đây. Có người đôi chân nhiễm trùng, lở loét, mùi đặc trưng rất khó chịu. Người thường, thậm chí con cái còn không thể chịu nổi vậy mà các bác sĩ vẫn vui vẻ chăm sóc. Tôi rất nể phục họ, nhiều lúc nghĩ sao lại chọn nghề này, ngành này: Nghề chăm sóc bàn chân.
Bố tôi đi bệnh viện có bảo hiểm y tế chi trả, ăn ở tại viện; con cái không phải túc trực, đón ý nhân viên y tế để lo lót chuyện bôi trơn. Tinh thần ông phấn chấn, 3 tuần nằm viện ông còn có thêm bạn.
Điều trị hồi phục, bác sĩ cho bố tôi xuất viện. Hôm ấy tôi có nhiệm vụ gọi điện cảm ơn bác sĩ Thiện, gia đình chuẩn bị giỏ hoa quả là thức quà đặc sản quê tôi. Mọi người trong phòng bệnh dặn gia đình tôi đừng đưa phong bì kẻo… bị mắng.
Từ chối không gặp tôi nhiều lần, cuối cùng chắc không chịu được sự “nhì nhèo” của tôi kèm lời “hứa” chỉ có giỏ hoa quả, bác sĩ Thiện hẹn tôi ra quầy lễ tân của khoa. Khi chắc chắn không có “hoa khô” gửi kèm, ông đồng ý nhận, đặt lên bàn đón tiếp, như thể sự cảm ơn ấy phải dành cho cả tập thể khoa chứ không riêng gì ông.
Ông nhắc tôi cách theo dõi vết thương của bố, cập nhật tình hình qua zalo và sẵn sàng nhận điện thoại mỗi khi gia đình cần.
Ra viện, bố tôi kể mãi với mọi người ở quê chuyện đi viện như đi nghỉ dưỡng; bác sĩ vui vẻ; không khổ sở chuyện đón ý thái độ nhân viên y tế.
Đâu đó trong hàng nghìn cơ sở y tế công lập trên đất nước này vẫn còn tệ nạn phong bì, nhất là trong các bộ phận phẫu thuật, thủ thuật, sắp xếp giường phòng bệnh, sắp xếp lịch mổ, thậm chí đến chuyện tắm cho các bé sơ sinh cũng cần "dúi nhẹ"… Nhưng không phải ở bệnh viện công nào cũng có tệ nạn đó, và không phải ai đi khám, điều trị theo bảo hiểm y tế cũng phải lo lót bôi trơn. Trường hợp của bố tôi là một ví dụ.
Hôm trước tôi đọc bài “Chất ‘xúc tác’ khi đi bệnh viện” cũng trên diễn đàn này, có một bình luận tôi rất tâm đắc, tôi nghĩ phản ánh đúng. Phong bì trong bệnh viện tồn tại ở 3 dạng: tự nguyện, gợi ý và luật ngầm.
Không nói đến chuyện tự nguyện, bởi nguyện vọng cảm ơn ai đó giúp mình là chuyện rất bình thường, không chỉ trong khám chữa bệnh mà ở mọi mặt ngóc ngách cuộc sống. Tiếp nhận lòng cảm ơn đó hay không là quyền của họ. Điều khiến người dân bức xúc là dạng “gợi ý, luật ngầm”, là lấy phong bì làm tiền đề cho mọi “giao dịch” trong cơ sở y tế.
Tháng trước bạn tôi đưa con đi khám ở một bệnh viện trung ương, em bé có dị tật ở bộ phận sinh dục và phải mổ. Không biết nghe ngóng ở đâu, bạn tôi nộp gần 10 triệu để bé được mổ sớm, nhưng một tuần vẫn không thấy thông báo lịch. Bạn tôi bức xúc, xót con, xót của (vì hai vợ chồng xin nghỉ không lương để đưa con đi viện). Chờ đợi mỏi mòn cuối cùng mới được mổ, mổ xong rồi lại phải mất công xin được nằm ở buồng phòng dịch vụ. Không có chất "xúc tác" chắc còn lâu bé mới được phẫu thuật.
Chúng tôi cũng biết bác sĩ, nhân viên y tế nhất là ở tuyến cuối rất đông bệnh nhân, không thể luôn niềm nở, vui vẻ với tất cả. Suy từ bản thân mình mà ra, không ai nắm tay được cả ngày. Nhưng có đi viện mới biết, không ít người nhìn thái độ của y bác sĩ để đoán ý, như trò “đuổi hình bắt chữ” trên truyền hình.
Bác sĩ Lưu trong bài “Chất xúc tác khi đi bệnh viện” cảm thấy lòng tự trọng nghề nghiệp bị tổn thương khi nhân viên y tế không có được niềm tin của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Đúng là có chuyện đôi lúc người nhà, người bệnh nhạy cảm thái quá khi nghĩ thái độ của bác sĩ là một cách “gợi ý” chuyện “xúc tác” kia. Nhưng đó là thực tế, không ít nhân viên y tế trả lời qua quýt, thậm chí không hỏi han, nhưng sau khi có “xúc tác”, thái độ khác hẳn.
Nói đi cũng phải nói lại, vẫn còn rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế thật sự tận tâm với nghề nghiệp, bệnh nhân như bác sĩ Thiện và các y bác sĩ ở khoa Chăm sóc bàn chân. Tôi đã trải nghiệm và tin rằng, có những bác sĩ không muốn gặp gỡ người nhà chỉ vì muốn giữ mình, không muốn sự tận hiến của mình trong công việc lại bị hiểu nhầm, quy đổi ra thành giá trị vật chất như phong bì…
Huyền Anh (Hà Đông, Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
" alt=""/>Chuyện phong bì đi viện không phải lúc nào cũng đoán được ý bác sĩBáo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: quochoi.vn)
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, an ninh, trật tự…
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", nhất là quan điểm, quy trình, phương thức, phương pháp xây dựng văn bản.
Bên cạnh đó, đầu tư nguồn lực tài chính, con người cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn; tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực; lãng phí niềm tin, thời gian, cơ hội, nguồn lực từ đất đai, đầu tư công, đầu tư tư nhân, tài nguyên, khoáng sản, lao động… còn nhiều.
Hay hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực, thị trường bất động sản còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; phân cấp, phân quyền còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để, vẫn tập trung nhiều công việc cụ thể ở Trung ương; việc giải quyết ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập úng tại các thành phố lớn còn chậm; sạt lở, ngập lụt, sụt lún, khô hạn vẫn là thách thức lớn; thiên tai, bão lũ diễn biến khó lường…
Rút ra các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh, cần coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường đột phá, quyết liệt, quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng.
Nói về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thủ tướng cam kết đẩy sắp xếp tổ chức bộ máy "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", nhất là sắp xếp lại các cơ quan trong hệ thống chính trị ở Trung ương; đổi mới, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã...
"Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của các cấp; kiên quyết, kiên trì xóa bỏ cơ chế "xin - cho", biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng Nhân dân. Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính", Thủ tướng nói.
Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng đề án chuyển đổi số như Đề án 06.
Về kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý.
"Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, các địa phương là cực tăng trưởng để bảo phấn đấu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt khoảng 8% (và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030)", Thủ tướng đề cập.
Thủ tướng cũng cho biết, sẽ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia; nghiên cứu khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.
Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia; khẩn trương kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
Cụ thể như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM; phấn đấu cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, các cảng khu vực Lạch Huyện; khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu; hoàn thành thủ tục đầu tư Cảng biển quốc tế Cần Giờ.
Thủ tướng nhấn mạnh, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển. Xây dựng và chuẩn bị tốt các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia giai đoạn 2026-2030, bảo đảm không dàn trải, manh mún, giảm số lượng dự án đầu tư công, trong đó có không quá 3.000 dự án sử dụng nguồn ngân sách Trung ương.
"Tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP Đà Nẵng, khu thương mại tự do tại một số địa phương trọng điểm về kinh tế", Thủ tướng nói.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Truyền đạt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua 18 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)
Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kế thừa, phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm của các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây; lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, của doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là qua thực tiễn hoạt động, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8.
"Tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp cũng được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"…", Chủ tịch Quốc hội nói.
Cùng với việc biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới.
Đặc biệt, Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội và môi trường.
"Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức đề mở ra cơ hội lớn cho đất nước", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, thời gian tới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó có việc tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan toả tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân...
"Quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tố chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tố chức", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Đồng thời tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Văn phòng Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề ra 4 giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống lãng phí: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện thể chế phòng, chống lãng phí và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.
Anh Văn" alt=""/>Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8%, hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc năm 2025Ông Nguyễn Vũ An được giao đảm đương vị trí Tổng giám đốc NetNam ở tuổi 34, là lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử bổ nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP này. Đây cũng là lần đầu tiên NetNam mạnh dạn đưa thế hệ 9x vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao.
Xuất phát điểm từ kỹ sư CNTT, ông Nguyễn Vũ An đã trải qua 13 năm ở NetNam với nhiều vị trí chuyên môn từ kỹ thuật viên đến chăm sóc khách hàng và các vị trí quản lý như thành viên Văn phòng quản lý chiến lược, Phó Giám đốc chi nhánh miền Nam. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành từ đầu tháng 3/2024, ông Nguyễn Vũ An là Giám đốc chi nhánh miền Nam của NetNam.
Với Phó Tổng giám đốc NetNam Nguyễn Thị Thu Phương, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, nữ lãnh đạo này cũng đã trải qua nhiều cương vị công tác như Trưởng phòng Truyền thông, Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế, Giám đốc đối ngoại và gần nhất là Giám đốc chi nhánh miền Bắc.
Cùng với thay đổi các thành viên Ban điều hành, một thay đổi lớn trong đợt chuyển giao thế hệ lãnh đạo lần này của NetNam là sự xuất hiện của ‘Ban lãnh đạo đột phá’ gồm 7 thành viên, trong đó có Tổng giám đốc Nguyễn Vũ An và Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Phương.
Hai thành viên Ban điều hành NetNam giai đoạn trước là nguyên Tổng giám đốc Vũ Thế Bình và nguyên Phó Tổng giám đốc Ngô Đức Anh trong thời gian tới sẽ tập trung cho các vai trò trong Hội đồng quản trị NetNam, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động đầu tư, cách tân, cải thiện hệ thống quản trị chung để phát triển bền vững doanh nghiệp.
Ông Vũ Thế Bình, nguyên Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị NetNam cho biết, năm 2024 là thời điểm NetNam mở ra chương mới trong hành trình phát triển, với định hướng phát triển bền vững sau giai đoạn khởi nghiệp và có những thành công nhất định ở lĩnh vực Internet và giải pháp mạng.
“Việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo đã được Hội đồng Quản trị hoạch định từ 4 năm trước và thực hiện theo lộ trình bồi dưỡng, thử thách và chuyển giao. Là các thành viên kỳ cựu, gắn bó với NetNam từ 13 đến 18 năm ở nhiều cương vị khác nhau, cả 2 lãnh đạo mới đều là những cái tên đã sớm được chọn để nhận sứ mệnh sáng nghiệp lần 2 cho NetNam”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ thêm.
Đại diện Ban điều hành mới, Phó Tổng giám đốc NetNam Nguyễn Thị Thu Phương cam kết từ định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp, ban lãnh đạo mới sẽ xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Một mục tiêu quan trọng NetNam cần đạt trong thời gian tới là thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ở mức 20-25% trong 3 năm gần đây lên từ 28-30% trong 3 năm tới.
“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giữ vị trí số một về các giải pháp mạng cho các khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong nước/FDI, các khu công nghiệp và khối giáo dục”,bà Nguyễn Thị Thu Phương cho hay.