Nhiều phần mềm email thông dụng có thể bị khai thác qua giao thức S/MIME
Phương thức tấn công này dựa trên lỗ hổng đã tồn tại từ lâu của hai giao thức mã hóa PGP và S/MIME. Nhiều phần mềm email thông đụng như Thunderbird, Outlook hay phần mềm Mail trên macOS đều hỗ trợ các giao thức mã hóa này. Nhóm nghiên cứu đưa ra lời khuyên người dùng tạm ngừng sử dụng hai giao thức mã hóa nói trên.
“Nếu bạn sử dụng giao thức PGP hoặc S/MIME để mã hóa các thông tin nhạy cảm thì đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Lỗ hổng mới khiến cho những email này không còn được bảo mật. Hoàn toàn có khả năng xảy ra những vụ tấn công, khiến các email bị giải mã hết nội dung”, ông Matt Green, giáo sư về mã hóa tại Đại học Johns Hopkins chia sẻ với Ars Technica.
Hiện tại nhóm nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm một số tình huống giả định, trong đó chức năng xem email theo chuẩn HTML phải bật thì mới có thể khai thác lỗ hổng. Tuy nhiên các thành viên cũng cho biết họ đã nghĩ tới một vài kịch bản khác để khai thác lỗ hổng nói trên.
Đại diện của GNU Privacy Guard, tổ chức nguồn mở phát triển chuẩn PGP cho rằng đây là lỗi do các phần mềm emai. Chúng không kiểm tra lại giao thức mã hóa, chứ không phải lỗi ở bản thân giao thức.
" alt=""/>Lỗ hổng mới giúp hacker đọc trộm emailCEO Mark Zuckerberg từ lâu coi việc tung bản trả phí là một sự lựa chọn nhưng không phải thay thế cho mô hình kinh doanh hiện tại. Facebook đạt doanh thu tổng cộng 41 tỷ USD năm ngoái, chủ yếu bằng cách bán quảng cáo nhắm vào dữ liệu của người dùng.
Nghiên cứu nội bộ của Facebook những năm trước đây chỉ ra người dùng không hào hứng với phiên bản có trả phí. Họ cho rằng Facebook keo kiệt và vòi tiền một thứ là lẽ ra phải luôn miễn phí.
Tuy nhiên, suy nghĩ của người dùng có thể đang thay đổi. Facebook đang gặp phải cuộc khủng hoảng lòng tin sau scandal liên quan tới Cambridge Analytica. Thông tin về việc dữ liệu của 87 triệu người dùng bị lợi dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 khiến người ta đặt câu hỏi, liệu Facebook thu thập chúng cho mục đích quảng cáo đơn thuần hay còn những lý do mà họ không ngờ tới.
Bản thân những lãnh đạo Facebook cũng đối diện chất vấn từ phía nhân viên công ty, rằng họ có nên bán quảng cáo mang tính chính trị hay không. Nói với Bloomberghồi tháng trước, COO Sheryl Sandberg cho rằng mạng xã hội này vẫn nên tiếp tục bán quảng cáo chính trị để thúc đẩy tự do ngôn luận.
Trong cuộc họp quý vừa qua, cả Zuckerberg và Sandberg dành thời gian để nói về lợi ích của hình thức hỗ trợ quảng cáo, thứ họ cho rằng giúp công ty này tiếp cận nhiều người dùng nhất, ở mọi mức thu nhập. Tuy nhiên, đó không phải cách duy nhất để kinh doanh.
“Chắc chắn, chúng tôi nghĩ về nhiều hình thức khác, chẳng hạn trả tiền thuê bao và sẽ tiếp tục xem xét các khả năng”, bà này nói.
Trong cuộc điều trần trước quốc hội tháng trước, Zuckerberg cũng để ngỏ khả năng tung ra bản ứng dụng trả phí: “Sẽ luôn có một phiên bản Facebook miễn phí”, CEO Facebook nói.
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong "Chỉ số Standard & Poor's 500" đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.
“Apple mới đây đã chấp nhận một phiên bản màn hình thử nghiệm, và Samsung đang trong giai đoạn nhận đặt hàng các linh kiện và vật liệu”, tay trong của Samsung chia sẻ với tờ ETNews.
Gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi sẽ sản xuất tới hơn 10 triệu tấm nền OLED cho iPhone 8 mỗi tháng, tờ báo này cho biết, khi mà “những thầy phù thủy ở Cupertino” đã đặt tới 80 triệu tấm nền trong năm nay. Thông tin này trùng khớp với tin đồn về nhu cầu màn OLED rất lớn của Apple trong năm 2017, và Samsung là cái tên duy nhất có cơ sở vật chất đáp ứng được chừng đó lượng hàng trong thời gian ngắn.
Tấm nền OLED dẻo sẽ chiếm gần như toàn bộ mặt trước của thiết bị này. Tuy nhiên iPhone 8 sẽ không có màn hình cong như Galaxy S8, nguồn tin này hé lộ, tương tự như những hình ảnh rò rỉ về ngôn ngữ thiết kế của smartphone được mong chờ nhất năm nay trong thời gian gần đây.
Apple dự kiến sẽ “trình làng” 3 mẫu iPhone trong năm nay, thế nhưng chỉ có duy nhất iPhone 8 sẽ có màn OLED. Kể từ năm sau, ETNews quả quyết rằng Táo khuyết sẽ mang màn OLED lên mọi chiếc iPhone mới. LG Display cùng nhiều công ty có “máu mặt” khác trong ngành công nghiệp sản xuất tấm nền cũng đang mở rộng nhà máy làm màn OLED để tìm cơ hội ký hợp đồng làm iPhone với Apple.
Báo cáo này bật mí rằng việc iPhone màn OLED “giáng trần” đang tới rất gần rồi, điều này có lẽ ám chỉ rằng Apple sẽ tiếp tục “khung giờ phát sóng” sự kiện đặc biệt nhất năm vào tháng 9 như thường lệ. ETNews không hề nhắc tới bất kỳ khả năng chậm trễ nào cả, mà chỉ cho biết các nhà sản xuất linh kiện đang phải tăng năng suất lên tối đa để đáp ứng nhu cầu của Táo khuyết.
Theo GenK
" alt=""/>Apple đã lựa chọn xong thiết kế của iPhone 8, người vui nhất lại chính là Samsung