Trước đó, ngày 14/9, Sở TN&MT Đồng Nai đã phối hợp cùng các sở, ngành và địa phương kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, công trình tại dự án Gem Sky World. Đồng thời, làm việc với 200 khách hàng mua dự án.
Qua kiểm tra thực tế dự án, Sở TN&MT Đồng Nai cho biết toàn bộ hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật của dự án đã được xây dựng, nghiệm thu. Riêng hạng mục xử lý nước thải và giấy phép môi trường chưa được cơ quan chức năng xem xét.
Về hạ tầng xã hội của dự án Gem Sky World, Công ty Hà An đã hoàn thành đầu tư xây dựng 11/11 hạng mục công viên cây xanh và trường học liên cấp 1 – 2.
Đối với 3 công trình, gồm hai trường mầm non và một trạm y tế, chủ đầu tư đang tạm ngưng xây dựng theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện Long Thành.
Tại buổi làm việc với gần 200 người mua dự án Gem Sky World vào ngày 14/9, Sở TN&MT Đồng Nai cho biết khách hàng mua đất nền và nhà phố tại dự án được chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là những khách hàng tự bỏ tiền, không vay ngân hàng và giao dịch trực tiếp với Công ty Hà An để mua nền đất, nhà phố. Trong đó, có trường hợp đến nay đã thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng.
Nhóm thứ hai là những khách hàng vay ngân hàng thông qua Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Công ty DXS), là công ty con của Đất Xanh Group.
Theo cam kết, khách giao dịch các sản phẩm bất động sản thuộc dự án Gem Sky World sẽ được Công ty DXS hỗ trợ lãi vay ngân hàng trong thời gian 24 tháng. Tuy nhiên, Công ty DXS sau khi thực hiện một phần thì không còn khả năng tiếp tục thực hiện cam kết hỗ trợ lãi suất theo thoả thuận.
Điều này dẫn đến nhiều khách hàng bị chuyển nợ xấu trong khi chưa hết thời gian được Công ty DXS hỗ trợ lãi suất theo cam kết.
Trong nhóm này, có nhiều khách hàng chưa đến thời hạn thanh toán ngân hàng nhưng chủ đầu tư chậm trễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết, ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của họ.
Tại buổi làm việc, những người mua đất nền và nhà phố tại dự án Gem Sky World yêu cầu Công ty Hà An cam kết cụ thể về thời gian và tiến độ bàn giao nhà đất. Ngoài ra, đề nghị Công ty DXS và chủ đầu tư làm việc với nhà băng để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoản vay, nợ xấu và tất toán tiền vay.
Không được giao dịch hơn 1.700 thửa đất
Theo Sở TN&MT Đồng Nai, với những đề nghị như trên của các khách hàng mua dự án Gem Sky World, cơ quan này sẽ giải quyết theo hướng yêu cầu Công ty Hà An có văn bản cụ thể gửi các khách hàng về nội dung cam kết tiến độ bàn giao nhà đất.
Đồng thời, yêu cầu Công ty DXS phối hợp với Công ty Hà An làm việc với ngân hàng cho vay để rà soát, phân nhóm khách hàng và phân nhóm nợ ngân hàng. Từ đó, có phương án xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến nợ ngân hàng trong tháng 10/2023.
Về tình hình giao dịch bất động sản tại dự án Gem Sky World, theo Sở TN&MT Đồng Nai, đến nay Công ty Hà An và các đối tác đã ký hợp đồng tư vấn, hợp đồng đặt cọc với 2.305/4.032 thửa đất.
Hiện nay, nhiều trường hợp khiếu nại phức tạp do chưa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sở TN&MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho đơn vị này ban hành thông báo đủ điều kiện chuyển nhượng đối với 2.305 thửa đất khi chủ đầu tư được các cơ quan thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu công trình xử lý nước thải, được cấp giấy phép môi trường.
Riêng với 3 công trình xã hội, gồm hai trường mầm non và một trạm y tế, Sở TN&MT kiến nghị cho Công ty Hà An cam kết hoàn thành trong năm 2023. Cam kết không giao dịch 1.727 thửa đất còn lại của dự án cho đến khi hoàn thành toàn bộ hệ thống hạ tầng xã hội theo quy định.
Bộ Công thương vừa có văn bản kết luận nội dung tố cáo về một số sai phạm tại Công ty Cổ phần Kim khí TP.HCM (gọi tắt là HMC).
" alt=""/>Công ty con Đất Xanh Group thất hứa, khách mua Gem Sky World bị nợ xấuBác sĩ nội trú Hồ Phương Thùy, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tư vấn:
Tóc bạc là tình trạng tóc mất sắc tố, chuyển thành màu trắng. Độ tuổi xuất hiện tóc bạc tự nhiên trung bình ở người da trắng, vàng, đen tương ứng là 35, 40 và 45 tuổi. Khoảng 6-23% người 50 tuổi có một nửa mái đầu là tóc bạc.
Tóc bạc sớm là tình trạng tóc bạc trước tuổi 20 ở người da trắng, trước 25 ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.
Tóc bạc sớm không phải là bệnh, cũng không là dấu hiệu cảnh báo máu xấu hay bệnh lý. Cơ chế bệnh sinh của tóc bạc sớm chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng có thể liên quan đến rối loạn lão hóa sớm, bệnh tự miễn, cơ địa.
Tóc bạc thường bắt đầu ở vùng thái dương, vùng đỉnh, tiến triển từ từ ở những vùng còn lại. Râu và lông cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng thường muộn hơn. Tóc bạc đột ngột sau một đêm có thể là một giai đoạn của rụng tóc thể mảng, gọi là canities subita.
Một số hội chứng bẩm sinh có liên quan đến tóc bạc sớm như Brook, Werner, Rothmund-Thompson, Cri-du-chat, Down… Người có học thức cao, mắc bệnh mạn tính, béo phì kèm theo dễ bạc tóc sớm. Đặc biệt, gia đình có ông bà, bố mẹ tóc bạc sớm thì con, cháu cũng có nguy cơ này.
Một nghiên cứu trên gần 6.500 người, trong đó có hơn 1.600 người tóc bạc sớm cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa tiền sử gia đình có người tóc bạc sớm và béo phì đến tỉ lệ tóc bạc sớm và mức độ nặng của tóc bạc.
Những người nghiện rượu, chế độ ăn thiếu vitamin B12, vitamin D3, biotin, đồng, kẽm, selenium, sắt…, người có hiện tượng rụng tóc hay thường căng thẳng, hút thuốc... dễ bạc tóc sớm.
Một số bệnh liên quan chứng tóc bạc sớm như loãng xương hay mạch vành. Trong đó, một nghiên cứu báo cáo ở người tóc bạc sớm cho thấy tỷ lệ loãng xương cao hơn 4 lần so với đối tượng khác. Người tóc bạc sớm trước 20 tuổi thường có mật độ xương thấp hơn. Vì thế, cần tầm soát loãng xương cho cả gia đình có người tóc bạc sớm.
Một mục tiêu cụ thể của bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT là giúp các cơ quan, đơn vị biết được hiện trạng chuyển đổi số, những điểm mạnh cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục. Cùng với đó, cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp phù hợp để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ giai đoạn 2021 - 2025 cũng như Kế hoạch chuyển đổi số hằng năm của Bộ.
Bên cạnh việc bám sát nội dung các Chương trình, Chiến lược về chuyển đổi số, bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT cũng được xây dựng theo các nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của Bộ; có tính nhất quán về chu kỳ đánh giá và dữ liệu, số liệu để phục vụ đánh giá; tăng cường thu thập dữ liệu sẵn có để phục vụ đánh giá; có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn…
Được áp dụng với 35 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT (không bao gồm doanh nghiệp), bộ chỉ số DTI mới được Bộ ban hành gồm 8 chỉ số đánh giá chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số, dữ liệu số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần khác nhau.
Trong đó, chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến chỉ áp dụng với 12 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm 2 vụ, 8 cục và 2 trung tâm.
Bộ TT&TT cũng xác định cụ thể thang điểm, phương pháp đánh giá cho từng chỉ số chính, chỉ số thành phần để từ đó xác định được giá trị DTI của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Cụ thể, tổng điểm của 8 chỉ số chính với 58 chỉ số thành phần là 700 điểm.
Bộ TT&TT sẽ định kỳ hằng năm tổ chức xác định, công bố kết quả đánh giá DTI của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gắn với thi đua - khen thưởng. Việc đánh giá, xếp hạng các đơn vị sẽ dựa trên 3 nhóm chỉ số: Nhóm chỉ số chung với 7 chỉ số chính là nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số và dữ liệu số; nhóm cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm các chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nhóm dữ liệu số gồm các chỉ số dữ liệu số.
Bộ TT&TT cũng dự kiến sẽ xây dựng và vận hành hệ thống cho phép thu thập, đánh giá và xếp hạng theo công thức tương ứng; cho phép tra cứu trực tuyến kết quả đánh giá DTI của cơ quan, đơn vị.
Trung tâm Thông tin là đơn vị được Bộ TT&TT giao trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin tham mưu, đề xuất hình thức khen thưởng, đánh giá, xếp loại phù hợp với các đơn vị thực hiện tốt việc chuyển đổi số; đồng thời lồng ghép các tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của Bộ.
Trong 3 năm gần đây, với vai trò là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã tổ chức đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số - DTI của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đánh giá cho thấy, điểm số của Bộ TT&TT đã liên tục được cải thiện và luôn có tên trong Top 7 các bộ có cung cấp dịch vụ công.
Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn đến năm 2025 đã nêu rõ, công tác triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ tập trung giải quyết 3 vấn đề căn bản, bao gồm: Kiểm soát việc liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các tài nguyên CNTT trên cơ sở sử dụng các nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; Dữ liệu số được liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng khi triển khai các hệ thống thông tin, chia sẻ phục vụ ra quyết định chỉ đạo, điều hành và tạo ra các thông tin tham chiếu gốc, cung cấp cho nhiều nhóm đối tượng sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý; Hình thành một không gian ứng dụng CNTT có tính cộng tác, đơn giản, lấy người sử dụng làm trung tâm, phục vụ đầy đủ nhu cầu quản lý, thực hiện hành chính công vụ và chuyên môn, nghiệp vụ trên môi trường mạng. |