
Chúng tôi đến quầy giao dịch. Nhân viên trang trại vui vẻ chào đón và trao cho chúng tôi mỗi người một chiếc giỏ. Trước đó, chúng tôi đã đọc kỹ những lời dặn dò trên tấm bảng. Chúng tôi thẳng bước vào trang trại.Trang trại trồng dâu Rolin Farms tọa lạc tại địa chỉ 124-190 Rutters Rd, Elimbah QLD 4516, Australia. Từ thành phố Brisbane chúng tôi vượt hơn 70km qua các cánh rừng thông, những cây cầu vượt và hầm chui mới đến được nơi này.
Trang trại nằm trên khu đất khá rộng với những liếp dâu xanh bạt ngàn đang tới mùa chín rộ. Dâu được trồng thành hàng thẳng tắp và khách tham quan có thể len lỏi để vào bên trong chọn cho mình những trái dâu đỏ tươi mọng nước.
Theo quy định, khách tham quan chỉ được vào bên trong trang trại để hái dâu vào ngày thứ bảy và chủ nhật khi vụ mùa đang vào giai đoạn thu hoạch. Những ngày khác trong tuần dành cho công việc chăm sóc, thu hoạch do nhân công của trang trại.
 |
Dâu vào mùa chín rộ. |
Theo chân du khách, chúng tôi bước vào bên trong. Đa số khách đến đây đều mang theo con nhỏ. Những đứa trẻ nhìn từng trái chín thích thú vô cùng. Càng thích thú hơn khi chính bàn tay của chúng hái những trái này. Chúng tôi gặp một gia đình người Việt.
Đứa trẻ đi theo đã lên ba, chạy nhảy tung tăng. Khi thì kéo tay ba, khi thì nắm áo mẹ, bé đến từng bụi dâu vạch ra bên trong tìm trái thật to. Bé vặt nhanh trái dâu bỏ vào giỏ. Bé làm liên tục như không biết mệt mỏi. Chẳng mấy chốc, chiếc giỏ trên tay bé phải chuyển cho mẹ cầm vì đã nặng...
Trời đã vào trưa, lượng người đến càng đông. Đường vào trang trại bị nhão vì cơn mưa tối qua không làm mọi người chùn bước. Bên ngoài trang trại, một sân chơi dành cho trẻ con đang đầy ắp. Chúng được vui chơi nơi đây trước khi cùng cha mẹ vào hái trái.
Những liếp dâu xanh đã có người đến thăm. Trang trại có tất cả 7 khu, trong đó 6 khu đang được trồng dâu nhưng chỉ 1 khu được cho khách vào thăm quan.
Chị Elle, nhân viên của Rolin Farms, cho chúng tôi biết, trang trại này đã có từ nhiều năm nay. Dâu được trồng trên những liếp vun sẵn được phủ kín bằng những tấm nylon để giữ ẩm và ngăn ngừa cỏ dại. Chỉ có khâu vun đất và tưới nước bằng cơ giới và máy, còn lại trồng và thu hoạch đều bằng thủ công.
Khi vào mùa, trang trại đã huy động một lượng nhân công đáng kể trong đó đa số là các du học sinh, những người định cư chưa có việc làm ổn định đến làm việc. Người trồng được trả 5 cent/cây và người thu hoạch 90 cent/kg. Theo mức giá này, muốn đủ tiền cho sinh hoạt, người lao động phải làm từ sáng đến chiều để có được thu nhập ổn định.
Chúng tôi hỏi về những khung sườn trên những liếp dâu, chị Elle cho biết theo tính toán, mảng dâu này được lợp để tránh mưa. Thế nhưng chỉ sau vài ngày, dâu không tiếp xúc được với nắng và những con ong không vào được để thụ phấn cho hoa gây thiệt hại nên phải tháo ra.
Nghe chị giải thích, chúng tôi nhìn những liếp dâu này mới thấy đúng. Chúng hiện đang ra trái nhưng còn nhỏ nên chưa được hái. Một số trái dâu gặp mưa sẽ hư nhưng vẫn còn có thể thu hoạch được hơn là mất trắng.
Nhìn những liếp dâu chúng tôi nghĩ đến khi hái phải như thế nào bởi cứ ngồi bệt xuống đất hái từng trái thì năng suất chẳng được bao nhiêu và tổn hại sức khỏe rất nhiều. Chị Elle lấy một chiếc xe được thiết kế cho phù hợp với công việc đẩy vào giữa liếp dâu. Chị ngồi lên xe đưa tay hái từng trái dâu, chân chị luôn đẩy tới và cứ thế những trái dâu được chất đầy vào xe.
 |
Du khách trải nghiệm công việc thu hoạch dâu |
Tổng diện tích của trang trại lên đến 25 mẫu Anh (một mẫu Anh rộng 4.046m2). Hàng năm, dâu được trồng từ tháng 2 đến tháng 5 bắt đầu có trái kéo dài đến tháng 9. Đỉnh điểm dâu rộ nhất là vào tháng 7, tháng 8. Vào thời điểm thu hoạch, dâu được đưa vào xưởng nằm phía sau quầy giao dịch. Nơi đây có công nhân lựa dâu cho vào hộp để sau đó chuyển đến các siêu thị trên toàn nước Úc.
Chúng tôi cùng một số người bước vào phòng giao dịch, xếp hàng. Tới phiên ai người ấy được cân và trả tiền. Những trái dâu hái được tại liếp sẽ phải trả 12 đô la Úc/kg.
Bước ra ngoài, những đứa trẻ tung tăng chạy nhảy. Trên tay cha mẹ chúng là những giỏ dâu rất hấp dẫn và bắt mắt. Cũng như họ, chúng tôi cắn thử một trái. Dâu ngọt lịm và mát rượi.
"Chúng tôi thường cho các cháu đi chơi ở những nơi gần gũi với thiên nhiên. Nhờ vậy chúng mới mở mang được kiến thức và sức khỏe được nâng cao hơn", một phụ huynh người Việt định cư lâu năm tại Úc chia sẻ.
 |
Bảng quy định trong lúc hái dâu. Mỗi người phải hái ít nhất 1kg, không được ăn trong lúc hái. |
 |
Trang trại trồng dâu Rolin Farms. |
 |
Mùa dâu chín có rất đông khách tham quan. |
 |
Em bé hái dâu. |
 |
Người lớn cũng tham gia tích cực. |
 |
Mái che mưa cho dâu được tháo trơ lại khung. |
 |
Hệ thống tưới nước tự động cho nông trại dâu. |
 |
Phụ huynh tập cho con hái dâu. |
 |
Giá 12 đô la Úc cho 1kg dâu sau khi hái. |
 |
Chị Elle, nhân viên của Rolin Farms, trên xe hái dâu. |
 |
Tại nhà xưởng, nhân viên lựa dâu cho vào hộp để giao cho các siêu thị. |
 |
Những hộp dâu theo dây chuyền chạy ra ngoài. |

Tại sao ghế máy bay thường có màu xanh?
Nhiều người nghĩ lựa chọn màu xanh dương cho ghế máy bay vì nó khiến ta liên tưởng đến bầu trời nhưng thực ra nó lại mang ý nghĩa khác.
" alt=""/>Chiêm ngưỡng mùa dâu chín rộ ở Australia
Tân Hiệp Phát tiếp tục khởi công cầu thép dây văng trao tặng cho bà con tại Cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang), giúp người dân có thêm cơ hội giao thương, phát triển kinh tế, du lịch cho vùng cù lao nổi tiếng hơn 300 năm lịch sử. |
Người dân Cù lao Giêng vui mừng nhận cầu thép dây văng từ Tân Hiệp Phát. |
Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới (An Giang) nằm giữa sông Tiền gồm các xã Bình Phước Xuân, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp. Nơi đây được mệnh danh là “Đệ nhất cù lao” với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, phong cảnh hữu tình, nhiều khu sinh thái miệt vườn thuần Nam Bộ.
Theo dự báo, du khách quốc tế tìm đến nơi đây sẽ tăng khi cầu Cao Lãnh đã hoàn thành và cầu Vàm Cống sắp thông xe, việc di chuyển của du khách đến cù lao sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, định hướng phát triển du lịch miệt vườn và nâng cao đời sống của bà con đang gặp khó khăn do hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển.
 |
Những cây cầu ván gỗ xiêu vẹo này đang cản trở sự phát triển kinh tế, du lịch của Cù lao Giêng. |
Đơn cử tại xã Mỹ Hiệp, ông Mai Văn Nhựt Thanh, Phó Chủ tịch xã cho biết trong xã hiện có tổng số 34 cây cầu, trong đó cầu bê tông mới được 12 cây, còn lại 22 cây dựng tạm bằng ván gỗ khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa rất vất vả, tốn kém. Du khách cũng ái ngại mỗi khi di chuyển qua các cầu ván đã xuống cấp trầm trọng này.
Để hỗ trợ bà con giao thương đi lại, tạo thêm cơ hội làm ăn, phát triển du lịch, mới đây, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh đã khởi công cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới để trao tặng cho người dân xã Mỹ Hiệp, góp phần xóa bỏ cầu ván, cầu khỉ tạm bợ.
 |
Cầu Dr.Thanh đưa du khách về ‘Đệ nhất cù lao’, An Giang |
Ông Nguyễn Văn Tùng, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao tặng cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới cho người dân Cù lao Giêng.
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới bắc qua ngã ba kênh Lung Sen và kênh Mương Làng dài 27m, rộng 2,5m với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng, được thiết kế và xây dựng theo cấu trúc cầu thép dây văng đáp ứng cho các xe trọng tải nhỏ và xe du lịch.
 |
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới giúp hơn chục ngàn người dân Cù lao Giêng dễ dàng kết nối giao thương, đi lại và học tập hàng ngày. |
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới nối liền ấp Tây Hạ và Đông Châu, trực tiếp giúp gần 1.400 hộ gia đình nơi đây rút ngắn được 10km đường vòng để đi thẳng tới thị trấn Mỹ Luông, Chợ mới, về Cao Lãnh, Long Xuyên. Đồng thời cây cầu cũng giúp hàng trăm em học sinh qua lại mỗi ngày để tới trường THCS và Tiểu học Mỹ Hiệp B mỗi ngày.
Tại lễ khởi công cầu, ông Đào Văn Đẳng, 61 tuổi, làm vườn tại ấp Tây Hạ cho biết: “Bà con chúng tôi thật mừng lắm, bao năm qua chúng tôi luôn ước có cây cầu mới thay cho cây cầu ván đã xuống cấp nguy hiểm để đi lại dễ dàng hơn, nay thì mơ ước đã thành sự thật rồi”.
 |
Nghi thức khởi công cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới. |
Bà Phạm Thị Liễu làm nghề bán thực phẩm rong trên xe ba gác cười lớn cho biết: “Tui phấn khởi lắm, có cây cầu mới này thì tôi có thể đưa xe hàng thực phẩm qua tới các ấp khác nhanh chóng và dễ dàng chứ không vất vả chạy lòng vòng hoặc ế hàng như trước nữa”.
“Cây cầu hoàn thiện không chỉ giúp phát huy hết giá trị giao thương, làm ăn đi lại của bà con và du khách mà còn là động lực để địa phương chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái như chỉ đạo mới nhất của tỉnh về Cù lao Giêng”, ông Mai Văn Nhựt Thanh, Phó Chủ tịch xã Mỹ Hiệp cho biết.
Chung tay hỗ trợ cuộc sống của bà con tại các địa phương nghèo để có thêm cơ hội phát triển cuộc sống là động lực để Tân Hiệp Phát tiến hành xây dựng và bàn giao 24 cây cầu thép dây văng tại khắp các tỉnh thành miền Tây trong suốt gần 2 năm qua.
Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, một sản phẩm được chiết xuất từ 9 loại thảo mộc tự nhiên đang được hàng triệu người tiêu dùng yêu chuộng. Thức uống này có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tăng khả năng chống oxi hóa và tăng cường sức khỏe cho cơ thể luôn tươi tắn. |
Xuân Thạch
" alt=""/>Cầu Dr.Thanh đưa du khách về ‘Đệ nhất cù lao’, An Giang