![]() |
Bitmain: Được thành lập năm 2013, Bitmain là một trong những công ty sở hữu Bitcoin nhiều nhất. Máy móc, thiết bị và khách hàng của họ có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại Bắc Kinh. Ngoài ra, các văn phòng trực thuộc cũng được phân bố ở Amsterdam,Tel Aviv, Hong Kong, Thanh Đảo, Thành Đô và Thâm Quyến. |
![]() |
Bitfury: Công ty Bitfury phát triển và cung cấp giải pháp phần cứng lẫn phần mềm cần thiết cho chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc quản lý tài chính thông qua Blockchain. Đội ngũ nhà toán học và khoa học của công ty đang phát triển cũng như phân tích các thông tin của Blockchain để tạo ra một nền tảng mang lại tính an toàn và hiệu quả cao. |
Cảnh tượng ai đó bị trượt ngã cầu thang, đụng đầu vào cây cột điện hoặc suýt bị xe hơi đâm trúng trong khi dán mắt vào màn hình smartphone cá nhân không phải là hiện tượng hiếm gặp trên đường. Thực tế này cho thấy con người ngày càng "nghiện" thiết bị di động và chìm đắm trong thế giới số gói gọn trong đó.
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Anglia Ruskin (Anh), việc dán chặt vào smartphone, dù là điện đàm, lướt web hay nhắn tin trong khi đi lại đã thay đổi hoạt động của cơ thể người dùng rất nhiều. Các nhà khoa học đã sử dụng cảm biến chuyển động để ghi lại cách cơ thể của mọi người dịch chuyển cũng như thiết bị theo dõi mắt để đo đếm chuyển động mắt của họ khi họ rảo bước và sử dụng smartphone.
Vì mục đích thử nghiệm, các đối tượng nghiên cứu cũng được cho đối mặt với một khối đúc bê tông trong 3 tình huống khác nhau: khi họ đang nhắn tin, đang đàm thoại hoặc khi đang không sử dụng smartphone.
Kết quả hé lộ, dù các đối tượng nghiên cứu đang nhắn tin hay đàm thoại, họ cũng giảm tới 61% lượng thời gian dành để quan sát chướng ngại vật. Tất nhiên, tỉ lệ thời gian bị giảm khi họ nhắn tin là cao hơn đôi chút so với khi họ đang đàm thoại.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, khi dùng smartphone, những người này cũng di chuyển chân cao hơn 18% và chậm hơn 40% so với khi họ không dùng thiết bị di động cá nhân.
Các chuyên gia giải thích, theo lẽ tự nhiên, nỗ lực thị giác có ý thức của người dùng smartphone chủ yếu phục vụ mong muốn không tạo ra lỗi chính tả hoặc đọc chính xác một tin nhắn. Điều này làm sao lãng sự chú ý của họ về không gian - thời gian, hạn chế khả năng nhận biết và tránh chướng ngại vật trên đường, dẫn đến gia tăng nguy cơ gặp rủi ro trong lúc di chuyển.
Một số nước châu Âu và Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu triển khai các biển báo và tuyến đường chuyên biệt dành cho tín đồ smartphone. Ví dụ như, một thị trấn của Hà Lan đã cho lắp đặt các đèn tín hiệu giao thông trên nền vỉa hè, để những người mải dán mắt vào màn hình điện thoại sẽ vẫn nhìn thấy đèn giao thông trong khi rảo bước, phòng được nguy cơ va chạm hoặc tai nạn giao thông do thiếu chú ý.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Người dùng thay đổi cả dáng đi vì ... smartphoneChiếc điện thoại Android đầu tiên được giới thiệu ngày 23/9/2008, hợp tác cùng nhà mạng T-Mobile của Mỹ. Thiết bị có tên G1 so với ngày nay khá “lạ thường” với thiết kế cồng kềnh, bàn phím trượt và trackball phong cách BlackBerry bên cạnh màn hình cảm ứng.
Dù vậy, nó chính là mẫu máy khởi đầu cuộc chiến thế kỷ nảy lửa giữa iOS và Android. Đầu năm 2011, Android đã trở thành nền tảng di động phổ biến nhất tại Mỹ. Thậm chí, cố CEO Apple Steve Jobs còn tuyên bố “chiến tranh hạt nhân” chống lại Android.
Apple đã tạo ra cuộc cách mạng smartphone với iPhone nhưng sau đó Android lại thống trị thị trường thông qua vô số hợp tác với nhà mạng và giá bán thấp hơn. Trong quý đầu năm nay, 86% smartphone thế giới bán ra chạy Android, theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Gartner.
Đây thực sự là chiến thắng ngoạn mục nếu xét đến việc nhóm phát triển Android hoàn toàn bị lu mờ khi iPhone ra mắt. Theo Fred Vogelstein, tác giả cuốn sách về cuộc chiến giữa Apple và Google, cả hai phát triển smartphone gần như cùng lúc. Google đã mua lại Android, khi ấy là một startup nhỏ, năm 2005 để giành được vị trí rõ nét hơn trên thị trường. Năm 2006, nhóm phụ trách Android của Google thiết kế hệ điều hành riêng và chiếc điện thoại nhìn giống BlackBerry.
Sau đó, Jobs công bố thiết bị hoàn toàn khác biệt vào tháng 1/2007. Người đứng đầu Android, Andy Rubin, lúc đó đang ngồi trong xe hơi. Anh đề nghị tài xế dừng lại để theo dõi sự kiện trên mạng. “Cha đẻ” Android được cho là đã nhận xét iPhone là thứ bỏ đi và sẽ không làm ra thiết bị như vậy.
Cả nhóm quay lại bàn phác thảo và thiết kế lại điện thoại Android đầu tiên. Model phát hành năm 2008 cũng có màn hình cảm ứng như iPhone nhưng bản thân thiết bị không phải là mối đe dọa với Apple mà chính là chiến lược đứng sau.
Không như “táo khuyết”, Google tạo ra Android như một hệ điều hành nguồn mở, đồng nghĩa các nhà sản xuất có thể sử dụng và điều chỉnh linh hoạt Android trên thiết bị của mình. Năm 2010, thị trường smartphone tràn ngập các mẫu máy hấp dẫn từ Motorola, Samsung, HTC với đủ mức giá phong phú. Chỉ có vài mẫu do đích thân Google sản xuất, bao gồm dòng Nexus và gần đây là dòng Pixel.
" alt=""/>Hành trình đánh bại iPhone giành “ngôi vương” của Android