Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, cưới xin cũng trở thành một thị trường vớinhững yêu cầu về nhà lầu và xe hơi của phụ nữ.
Thế nhưng phụ nữ thực sự được lợi gì từ sự khan hiếm của họ?
Hãy thỏa thuận
Đó là ngày trọng đại của Derek Wei. Anh cùng các phù rể tới nhà cô dâu từsáng sớm và gõ cửa nhà. Nghi lễ đám cưới này, còn gọi là "chuangmen" lại nổi lêntrong thời gian gần đây, cùng với một số nghi thức khác như đề nghị một món quàhứa hôn, hay "tiền treo".
"Lì xì! Lì xì!" các cháu gái của Lucy Wang-cô dâu, yêu cầu chú rể đưa nhữngphong bao đựng tiền để có thể vào cửa.
"Không đủ!" các phù dâu hét lớn, họ muốn đòi thêm tiền trước khi mở lì xì.Đây là những thủ tục cuối cùng trong chuỗi giao dịch tài chính không thể thiếutrong các đám cưới ở Trung Quốc.
"Đó giống như một cuộc thương lượng vậy," Wei nói.
Một vài phút trôi qua, Wei bắt đầu lo lắng họ sẽ bị muộn.
"Anh yêu em, bà xã" anh hét lớn và gõ cửa. "Hãy để anh vào!"
Đằng sau cánh cửa, vợ tương lai của Wei - Lucy Wang đề nghị anh hát một bài.Wei làm theo yêu cầu, hát một bài tình ca qua cánh cửa gỗ đóng chặt, trong khinhững phù rể tỏ ra thương hại anh còn các cô gái thì cười rúc rích. Tuy nhiên,yêu cầu của Wang vẫn chưa dừng lại ở đó.
Một cuộc thương lượng
Wang làm nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh, cô tới từ tỉnh Sơn Tây. Đám cướitruyền thống ở đây yêu cầu chú rể phải tặng một món quà cho gia đình vợ tươnglai. Wei đã phải nộp 68.888 NDT tiền thách cưới (11.000 USD).
Tuy nhiên, Wang cho rằng số tiền này là bình thường. "Ở quê tôi có rất nhiềuđại gia và họ đẩy giá thách cưới lên cao," cô giải thích. Thông thường, số tiềnnày khoảng 10.000 USD.
Cuối cùng, Wang cũng xuất hiện khi những người đàn ông mất kiên nhẫn và dựalưng vào cửa.
Wei quỳ gối xuống đất. Đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy cô dâu trong ngàycưới của mình. Anh đã nở một nụ cười thật tươi với một bó hoa hồng thơm ngàongạt trên tay để dành tặng Wang.
Ban đầu Wei cảm thấy có chút lo sợ về số tiền thách cưới mà nhà gái đưa ra.Nhưng tình thế mà anh gặp phải không phải là chuyện hiếm. Nhiều đàn ông trẻchuẩn bị kết hôn tại Trung Quốc hiện nay đang được kỳ vọng có đủ tiền mua mộtcăn hộ, đôi khi là cả một chiếc xe hơi hay đơn giản là kiếm đủ "tiền treo".
"Đám cưới của cha mẹ tôi đơn giản hơn rất nhiều," Wei nói. "Bạn không thểhình dung nổi đâu, chỉ cần một chiếc giường, một cái tủ, một chiếc xe đạp và mộtcái máy may. Đó là chuyện của những năm 70 của thế kỷ trước."
Đám cưới của thế kỷ 21
Các đám cưới phải gồm có hai nhiếp ảnh gia, một thợ quay phim và người dẫnchương trình cũng như các cuộc đàm phán tài chính để tổ chức hôn lễ.
Bạn học cũ của Wang, Frank Zhang, người kết hôn cách đây 12 năm, đã tự đứngra tổ chức cho mình. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng khiến sự khác biệt giữahai đám cưới cách nhau một thập kỷ.
Vào ngày cưới của mình, Zhang và vợ anh chỉ mới bạn bè tới nhà ăn một bữacơm. Anh cũng không cần phải tặng vợ một căn hộ hay chiếc ô tô nào.
Và lần đầu ra mắt bố mẹ vợ, Zhang chỉ đưa cho họ 888 NDT (100 USD) làm tiềnthách cưới, bằng 1/100 so với số tiền Wei phải trả.
Để chuẩn bị cho đám cưới của mình, Wei đã dành tiền lương trong một năm đểmua trang sức và quà cưới cho cô dâu. Anh cũng dự định xin bố mẹ một căn nhà đểđón vợ mới cưới về ở.
Những con số
Ngày nay, 70% phụ nữ Trung Quốc tin rằng một người đàn ông cần mua một căn hộtrước khi nói lời cầu hôn ai đó. Sự khan hiếm phụ nữ tại Trung Quốc đã mang tớikhả năng thương lượng cho họ. Tuy nhiên, những yêu sách này của phái đẹp lạiđang khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn.
"Sự chênh lệch giới tính gia tăng đã đóng góp 2 điểmphần trămtrong tăng trưởng GDP,"Xiaobo Zhang, một chuyển gia kinh tế tới từ Đại học Bắc Kinh nói.
Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng 25% tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc bắtnguồn từ ảnh hưởng của chênh lệch giới tính ngày càng tăng. Cùng với Shang-JinWei, tới từ Đại học Columbia, ông cũng phát hiện rằng 30-48% sự tăng giá bấtđộng sản tại 35 thành phố lớn của Trung Quốc có liên quan trực tiếp tới nhu cầu"mua nhà cưới vợ".
Zhang cũng nhận thấy các gia đình có con trai trong khu vực mất cân băng giớitính cao hơn có xu hướng không hạnh phúc và phải làm việc chăm chỉ để có thể muađược một căn hộ cho con.
"Để tiết kiệm được nhiều tiền hơn, các gia đình có con trai cũng phải làmviệc chăm chỉ hơn. Nhiều người trở thành đổ xô đi buôn bán và làm các công việcnguy hiểm hơn - như tại các công trình xây dựng- cũng như làm việc với cường độcao hơn. Tất cả điều này đều góp phần giúp kinh tế phát triển,"Zhang nói.
Vai trò giới tính không cân bằng?
Wei phải vay mượn tiền để chi trả cho đám cưới, hầu hết những người đàn ôngtrẻ như anh đều không còn sự lựa chọn nào khác khi giá bất động sản tăng chóngmặt. Một căn hộ ở thành phố có giá gấp 15 lần so với thu nhập hàng năm của ngườimua nhà. Vì thế các bậc phụ huynh như cha mẹ Wei đã phải tiết kiệm từ khi contrai họ chào đời.
Tuy nhiên, một số người cho rằng phụ nữ không được lợi gì trong chuyện này.
"Có ba căn cứ để tôi nói như vậy : đầu tiên là cha mẹ có định mua nhà cho contrai, không phải con gái; thứ hai là những ngôi nhà chỉ đứng tên con trai; thứba là phụ nữ thường chuyển toàn bộ số tiền họ tích lũy được cho chồng để có tiềnmua một căn nhà, vốn sau đó lại chỉ đăng ký theo tên anh ta," cô nói.
Quay trở lại đám cưới, Lucy Wang và Derek Wei đang có kế hoạch đăng ký sở hữucăn nhà bằng tên của cả hai vợ chồng.
Chỉ vài tuần sau đám cưới, Wang đã có "tin mừng". Vợ chồng cô hy vọng đó sẽlà một bé gái.
"Chúng tôi sẽ không phải mua một căn hộ cho con bé," Wang nói, "Và nó sẽ tiêutốn ít tiền của chúng tôi hơn một cậu con trai."
Sầm Hoa(Theo NPR)
" alt=""/>Phụ nữ được lợi gì từ sự mất cân bằng giới tính?
Mới đây nhất, MoMo bỏ 10 tỷ đồng để tổ chức chương trình chỉ để khuyến khích khách hàng sử dụng mã QR Code trong các giao dịch trên nền tảng của họ.
Trong hơn 1 tháng, ví điện tử này sẽ tặng quà hiện vật, hiện kim cho những người nhận tiền bằng mã QR trên nền tảng của họ.
Thời điểm này năm ngoái, các chương trình khuyến mại tương tự thường nhắm đến người dùng, song năm nay ví điện tử này mở rộng đối tượng thêm cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, hộ kinh doanh, đặc biệt là các shipper, chủ shop online. Điều này cho thấy nỗ lực đưa mã QR Code vào mọi ngóc ngách của ngành, từ thanh toán cho cân đường hộp sữa đến thanh toán phí giao hàng, và cả các món giá trị lớn như đồ điện tử.
Để khuyến khích người dùng sử dụng QR thanh toán, ví điện tử đưa hẳn tính QR Nhận tiền, QR Thanh toán ra ngay màn hình chính của ứng dụng.
QR Nhận tiền cho phép người dùng tự tạo một mã QR, rồi gửi mã QR này cho bạn bè, đối tác để bên nhận quét mã chuyển tiền. QR Thanh toán là mã người dùng thường gửi cho thu ngân để thanh toán các giao dịch mua bán.
Đặc biệt, để thu hút người dùng sử dụng mã QR, ví điện tử đã khá sáng tạo khi cho người dùng tuỳ biến mã QR của họ. Khách hàng có thể tự chọn các mã QR được thiết kế sẵn, hoặc thêm ảnh của mình vào các mã QR nhằm tạo sự khác biệt.
Với mã QR nhận tiền trên MoMo, người bán/người nhận tiền chỉ cần đưa cho người mua/người chuyển mã QR của mình, sau đó người chuyển nhập số tiền và bấm chuyển là hoàn tất. Trải nghiệm này hoàn toàn nhanh, tiện và chính xác khi người nhận tiền không cần phải cung cấp số điện thoại hoặc tài khoản ngân hàng, nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng chuyển nhầm người.
Đặc biệt với người bán hàng nhỏ lẻ, việc sử dụng hình thức thanh toán này mang đến cơ hội tiếp cận thêm nhiều khách hàng, bên cạnh số hóa sổ sách, quản lý dòng tiền tốt hơn, gạt bỏ nỗi lo tiền lẻ. Mặt khác, sự chuyển biến hành vi thanh toán của người dùng trong thời gian qua cũng tạo sức ép cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô ngành nghề thay đổi để thích nghi và bắt kịp xu hướng đáp ứng trải nghiệm cùng nhu cầu mới nổi của khách hàng.
Trong vài năm trở lại đây, làn sóng thanh toán không tiền mặt đã và đang trở nên mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đạt hơn 90%. Trong 6 tháng năm 2022, thanh toán di động ghi nhận tăng trưởng lần lượt 98,3% và 84,3% về số lượng và giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng thanh toán QR Code phát triển cả về số lượng và giá trị giao dịch trên nhiều lĩnh vực trong quý 3/2022. Theo số liệu ghi nhận trên hệ thống thanh toán của Payoo, nhóm F&B tăng đến 79% về số lượng và 90% về giá trịgiao dịch. Điều này có nghĩa số tiền thanh toán bằng QR Code đang tăng lên, không còn giới hạn ở các khoản tiền nhỏ như trước.
Báo cáo cho thấy các lĩnh vực, các nhóm có tỷ lệ tăng trưởng thanh toán bằng QR mạnh mẽ nhất là nhóm Siêu thị, Cửa hàng tiện lợi, nhóm Thực phẩm, đồ uống và nhóm Công nghệ.
Siêu thị tăng 68% về số lượng và 45% về giá trị so với quý trước. Thanh toán QR mảng Công nghệ quý này bứt phá với giá trị giao dịch tăng gấp đôi ở nhóm các các phẩm điện thoại, laptop và tăng 50% với nhóm các sản phẩm liên quan điện máy.
Trong lĩnh vực thời trang, phụ kiện, hình thức thanh toán này cũng ghi nhận mức tăng trưởng trung bình gần 50% cả về số lượng lẫn giá trị. Sự tăng trưởng của nhóm ngành thời trang do nhiều đối tác thuộc ngành này tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi kích thích người dùng trải nghiệm quét mã QR.
Hải Đăng
" alt=""/>Cho người dùng tự tạo ảnh QR Code để thúc đẩy thanh toán số