Câu chuyện chi phí không chính thức lại "nóng" lên khi được Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nêu ra trong Báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).
Theo Báo cáo, chi phí không chính thức vẫn có ở tất cả các nhóm thủ tục hành chính, các công đoạn, đặc biệt là ở các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như: kiểm tra chuyên ngành, giao dịch thương mại qua biên giới, đất đai, xây dựng, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh.
"Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà đang làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh và cạnh tranh công bằng tại Việt Nam và hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam" - Báo cáo viết.
Chi phí không chính thức cũng tạo ra trở ngại về tính công bằng và rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Nếu để khoản chi phí này tồn tại và lan trên diện rộng sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
Các điều tra gần đây cho thấy, việc doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, lót tay, bôi trơn, tuy có giảm những vẫn là vấn nạn gây nhức nhối.
Báo cáo "Thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, khảo sát gần 2.100 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng mới hoặc cải tạo lớn văn phòng, nhà xưởng sản xuất trong hai năm gần nhất, công bố vào cuối tháng 11/2020, cho thấy, chi phí không chính thức vẫn là vấn đề gây phiền hà hàng đầu cho các doanh nghiệp. Theo đó, xấp xỉ 30% số doanh nghiệp thừa nhận đã trả loại chi phí này, ở một hoặc một số thủ tục hành chính, trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép dự án đầu tư xây dựng.
Còn tại Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do VCCI công bố ngày 5/5/2020, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức là 53,6%. Nếu so sánh với số liệu của các năm trước thì tỷ lệ này có giảm nhưng chỉ ở mức độ tương đối, vì con số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức vẫn là rất lớn. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra hoặc để đẩy nhanh thủ tục đất đai, ít có sự cải thiện.
Đáng quan ngại
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hiện nay doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với doanh nghiệp các nước. Nhưng chi phí không chính thức phải trả trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đã khiến sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh hơn hẳn. Như vậy, tác động của nó là rất rõ, rất hiển nhiên và rất lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí không chính thức được cho là gánh nặng và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm, đẩy giá sản phẩm lên cao, hậu quả là giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Các chi phí không chính thức đang là vấn đề gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp nhiều nhất. Không những thế, nó còn làm phát sinh thêm chi phí khác.
Chẳng hạn, để hợp pháp hóa chi phí không chính thức, doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền, dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh như buôn bán hóa đơn; báo cáo tài chính, thuế không trung thực,...
Chi phí không chính thức còn làm suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra, có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng.
Nguyên nhân cơ bản, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, là do chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức. Cùng với đó là thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp.
Nguy cơ rõ ràng là chi phí này có thể khiến các doanh nghiệp đang hoạt động từ bỏ ý định mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đáng quan ngại, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận định.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đề nghị phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
Để xóa bỏ chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, chính quyền cần công khai minh bạch mọi thủ tục, sớm đưa chính quyền điện tử vào hoạt động. Thực tế cho thấy, những nhóm thủ tục hành chính nào có sự tiến bộ đáng kể các năm qua đều nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện trên môi trường điện tử.
" alt=""/>Lót tay, bôi trơn: 'Con đỉa' ám riết dai dẳng, nhức nhối chưa dứtKhi mua một căn hộ mới, bên trong nhà chưa có gì, hoàn toàn có thể hiểu gia chủ muốn mua các đồ gia dụng để lấp vào chỗ trống trong nhà càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, việc cố gắng mua thật nhiều đồ đạc cùng lúc để đặt hết mọi chỗ trong nhà và từng phòng là sai lầm và gây tốn kém tiền bạc.
![]() |
Cố gắng mua thật nhiều đồ đạc cùng lúc để đặt hết mọi chỗ trong nhà và từng phòng là sai lầm gây tốn kém tiền bạc |
Bạn nên lên danh sách các đồ dùng cần thiết để chọn mua. Tuy nhiên đừng quên tham khảo giá của một số nơi rồi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, sau khi đã lên danh sách thì cần mua theo thứ tự thời gian. Có nghĩa là không nhất thiết mua cùng lúc, có thể chia ra vào từng thời điểm dựa vào lúc cần. Thứ cần thiết sẽ mua trước, thứ chưa cần đến thì có thể mua sau. Ví dụ nếu bạn cần ghế sofa thì có thể mua một chiếc nhưng có thể chưa cần mua cả bàn ở sofa hay các ghế khác xung quanh... Trước khi quyết định mua, gia chủ nên dành thời gian để theo dõi, tìm kiếm và chọn món đồ phù hợp với nhu cầu và túi tiền.
Sai lầm 2: "Điền vào chỗ trống" trong nhà quá nhanh
Người mới mua nhà thường có tâm lý vội vàng lao vào mua sắm mọi thứ ngay cả đồ trang trí như thảm, đèn chiếu sáng hay các phụ kiện khác cũng vậy. Cách tốt nhất là lên kế hoạch trang trí nhà cửa. Với cách này, bạn sẽ hình dung và thử ghép các mảnh ghép với nhau trước khi mua.
Khi có danh sách trong tay, gia chủ sẽ tìm được nội thất đang cần, hình dung thảm phù hợp các đồ nội thất đó cũng như chọn được đèn nên lắp trong nhà. Gia chủ sẽ tính toán được số tiền cần chi ra và biết rõ những hạng mục nào cần ưu tiên trước.
Sau khi mua quá nhiều đồ trang trí, chủ nhà có thể cảm thấy mệt mỏi và ngộp thở vì căn phòng rộng rãi trở nên chật chội. Tùy theo diện tích của căn hộ mà bố trí mọi thứ thật hợp lý.
Sai lầm 3: Mua tất cả đồ trang trí cùng một nơi
Một trong những quy tắc cơ bản nhất khi trang trí nhà sau khi mua là không nên mua mọi thứ cùng một nơi kể cả đồ gia dụng, nội thất hay các đồ trang trí. Mua mọi thứ ở cùng một cửa hàng không cho thấy được phong cách riêng của gia chủ mà chỉ là phong cách của chủ cửa hàng.
Các đồ phụ kiện, đồ trang trí trong nhà cho thấy được tính cách và nét riêng của chủ nhân. Đồ trang trí có thể là một bức tranh mà bạn mua khi đi du lịch hay một món đồ trang sức nhỏ mua khi đi chơi với một người bạn. Không quá quan trọng đó là thứ gì, miễn là phản ánh được cuộc sống, tính cách, nét cá nhân và con đường bạn đã đi qua.
Sai lầm 4: Chỉ mua đồ giá rẻ
Khi mới mua nhà xong, hầu hết mọi người đều có phần tiền hạn chế. Do đó, không ít người chọn mua đồ rẻ tiền càng tốt. Tuy nhiên, kể cả bạn tiết kiệm tiền, yếu tố quan trọng vẫn phải chú ý chất lượng của sản phẩm mua về, đặc biệt là những thứ đồ quan trọng cho căn nhà. Cho dù, đó là căn hộ đầu tiên bạn mua đi chăng nữa vẫn cần tính toán việc mua những đồ dùng có giá trị sử dụng lâu dài.
Ví dụ, khi chọn sofa cho phòng khách, gia chủ nên mua sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nếu mua sản phẩm kém chất lượng thì một thời gian có thể bị hỏng, phải thay thế, mua mới. Nếu mua các đồ dùng có giá trị lớn, hãy mua sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình. Điều quan trọng là phải biết được gia đình cần những thứ gì và thứ gì có thể tiết kiệm. Cho nên, khi mua thứ gì cũng cần tính toán, suy nghĩ cẩn thận, đừng chi tiêu quá mức mà không cần thiết.
Kim Ngân (Theo The Spurce)
Chỉ cần xem xét một số chi tiết nhỏ trong các phòng, giá trị của cả ngôi nhà sẽ tăng lên đáng kể mà không cần đầu tư nhiều.
" alt=""/>Sai lầm bài trí cho căn hộ mua lần đầu tiêu tốn cả đống tiềnTang Yunuo rất mong ngóng nhận được bộ album ảnh cưới hoàn chỉnh của mình sau buổi chụp hình ở một studio chuyên nghiệp.
" alt=""/>Chân dung cô gái được đàn ông theo đuổi