
Nguyên liệu:
- 300 gr mực khô
- 1 muỗng canh dầu mè
- 2 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc
- 2 muỗng canh dầu ô liu
- 3 tép tỏi băm nhỏ
- 1 muỗng canh đường
- Vừng trắng rang, nếu thích
![]() |
Thực hiện:
Bước 1: Mực khô đem nướng chín bằng cồn hoặc bếp than, bếp lò, bếp gas tùy ý nhé! Sau đó lấy chày đập nát và xé mực thành những sợi nhỏ.
![]() |
Bước 2: Các gia vị phía trên cho hết vào bát trộn đều.
Bước 3: Cho mực vào âu, sau đó cho bát sốt gia vị vào âu mực, trộn đều.
![]() |
Bước 4: Cho mực vào chảo, bắc lên bếp, sấy khoảng 7 phút là được, vừa sấy vừa đảo đều.
Thành phẩm là món mực khô dai dai, cay cay ngòn ngọt vô cùng hấp dẫn. Mực khô tẩm tương ớt mà thưởng thức trong những ngày lành lạnh thì quá tuyệt! Cho mực khô vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
![]() |
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món mực khô tẩm tương ớt nhé!
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Món ăn nhậu Euro: Cách làm mực khô tẩm tương ớt lai rai mùa EuroTrong giai đoạn này các em thích thử nghiệm điều mới mẻ, khám phá năng lực bản thân, mở rộng mối quan hệ. Vị thành niên liên tục đối mặt với những thách thức nếu không được quan tâm, giáo dục đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ lệch lạc về đạo đức, lối sống, học tập...
Trong nội dung về sức khỏe sinh sản, nếu không được tuyên truyền, giáo dục đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn…
Khảo sát vào năm 2021 của UNICEF cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ nam thanh niên quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 0,2%. Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn, khoảng 0,9%. Thậm chí, có đến 8,9% nữ từ 15-19 tuổi đã quan hệ tình dục với bạn tình hơn mình 10 tuổi.
Trong tất cả hơn 4.700 hồ sơ đình chỉ thai nghén tự nguyện trong năm 2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 51 hồ sơ là trẻ vị thành niên, chiếm hơn 1% tổng số ca phá thai tại viện trong năm. Tuổi thai trung bình của 51 ca này là 13,5; thấp nhất là 6 tuần, cao nhất là 25. Trong số 51 trẻ vị thành niên phá thai này, 27 trường hợp thai 3 tháng đầu, chiếm gần 53%, số còn lại là phá thai to trên 12 tuần.
Thực tế, tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân, sinh hoạt ngoại khóa nhưng những kiến thức về giáo dục giới tính, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản mới dừng lại ở lý thuyết. Những khoảng trống chưa được lấp đầy trong nhận thức, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên gây ra nhiều hệ lụy.
Những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên gia tăng. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ lệ này ở Hà Nội là 0,4%, trong khi năm 2022, con số là 1,08%.
Theo bác sĩ Hà Duy Tiến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tác giả chính của nghiên cứu trên đây, tỷ lệ phá thai to trên 12 tuần vẫn ở mức cao, phản ánh việc trẻ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, phát hiện có thai muộn khi thai đã lớn hoặc do tâm lý lo sợ nên phân vân, chần chừ. Phá thai ở tuổi thai muộn làm tăng nguy cơ thất bại và các tai biến của thủ thuật, đặc biệt ở trẻ vị thành niên.
Độ tuổi trung bình của các "thai phụ nhí" trong nghiên cứu là 15,7; tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là gần 18; có 2 trẻ không đi học. Trong 51 trẻ này, một trường hợp từng có tiền sử phá thai.
Chỉ 3 trẻ vị thành niên (6%) sử dụng biện pháp tránh thai, điều này cho thấy trẻ thiếu kiến thức tránh thai. Nhóm nghiên cứu cho rằng giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên không chỉ dừng ở giáo dục giới tính, mà còn cần tuyên truyền tình dục an toàn, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sinh sản sớm và phá thai an toàn...
Mục tiêu quan trọng trong truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản đối với trẻ vị thành niên đó là trang bị cho các em học sinh nữ kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách tránh bị lạm dụng tình dục, hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm, cách quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn…
" alt=""/>Lấp dần khoảng trống chăm sóc tư vấn sức khỏe sinh sản tâm sinh lý vị thành niênSau thay máu, bệnh nhi tiếp tục được chiếu đèn chữa vàng da
Do bilirubin trong máu quá cao, gan không đào thải kịp có thể gây nhiễm độc thần kinh dẫn tới hôn mê, vì vậy các bác sĩ quyết định thay máu toàn phần cấp cứu cho bệnh nhi kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực.
Quá trình thay máu kéo dài 4 giờ với 240 ml hồng cầu và 240 ml huyết tương. Trong giai đoạn thay máu, bệnh nhi được thở oxy, nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường tĩnh mạch.
Sau thay máu, kết quả xét nghiệm lại cho thấy chỉ số bilirubin toàn phần đã giảm xuống còn 267 μmol/L. Bệnh nhi vừa được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch vừa ăn qua ống sonde dạ dày.
2 ngày sau, bệnh nhi bắt đầu tự thở, tình trạng vàng da giảm. Đến ngày thứ 3, trẻ đã hồng hào trở lại, nhịp tim, phổi ổn định, sau đó tiếp tục chuyển về phòng ghép mẹ để chăm sóc.
BS Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ Sinh cho biết, vàng da ở trẻ sơ sinh (vàng da sinh lý) là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện 24 giờ sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non dưới 36 tuần.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường như: Vàng da đậm xuất hiện sớm; không hết vàng da sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân và cả mắt; vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, li bì, khóc nhiều…; xét nghiệm bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường thì đó là biểu hiện của vàng da bệnh lý.
BS Lệ khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện
Khi đó, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời bằng các phương pháp như chiếu đèn (với tình trạng nhẹ) và thay máu (vàng da bệnh lý thể nặng).
Nếu không điều trị kịp thời, chất bilirubin thấm nhiều vào não gây nhiễm độc thần kinh, hôn mê, co giật hay còn gọi hội chứng vàng da nhân não, trẻ sẽ có nguy cơ để lại các biến chứng thần kinh nặng nề như bại não, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong.
Ở giai đoạn vàng da nhân não, việc điều trị rất khó khăn và ít hiệu quả, các sĩ sẽ phải thay truyền máu liên tục để đẩy lượng bilirubin ra ngoài.
Với trường hợp bệnh nhi nói trên, BS Lệ cho biết, bé mắc vàng da do thiếu men G6PD. Đây là một chất xúc tác quan trọng cho các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và đặc biệt quan trọng đối với hồng cầu.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh thiếu men G6PD vì vậy ngay sau sinh, trẻ nên sớm được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu gót chân để phát hiện các bệnh di truyền bẩm sinh.
BS Lệ lưu ý, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi màu da con dưới ánh sáng tự nhiên, không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ khó phát hiện.
Kế đó quan sát từ trên xuống dưới theo thứ tự trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Đầu tiên dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên lớp da trán để mạch máu giãn ra, giữ vài giây rồi bỏ ra và quan sát.
Nếu trẻ chỉ vàng từ trán đến ngực thì không cần đưa đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu trẻ vàng da đến bụng, đùi, cẳng chân thì bắt buộc phải đưa đến các bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa nhi để kiểm tra.
Thúy Hạnh
- Nhìn cô con gái nhỏ xíu, chưa đầy 1 tuổi nằm thoi thóp thở, bà mẹ không cầm được nước mắt, quyết định hiến một phần gan để cứu con.
" alt=""/>Bé 4 ngày tuổi ở Bắc Giang nguy kịch, phải thay toàn bộ máu