Tuy nhiên, trận lụt năm 2020 khiến ngôi nhà của anh Tùng bị ngập lụt cả tháng trời, nhiều cây cối, hoa trái bị tàn phá. Nhận thấy, căn nhà nhỏ có nguy cơ không an toàn, vợ chồng anh Tùng quyết định chia tay ngôi nhà cũ.
Vấn đề đặt ra với anh khi ấy là làm thế nào để hài hòa về nhu cầu về nhà ở, sân vườn và nhà xưởng. Sau nhiều trăn trở, anh Tùng quyết định hiện thực hóa một ý tưởng được nhiều người cho là "khùng": Đưa vườn và bể bơi lên mái nhà.
Anh Tùng kể: "Khi ấy, nhiều người nói tôi bị hâm vì tư duy người Huế luôn cho rằng, Huế là xứ mưa nhiều gần như nhất nước, người ta chống thấm không hết mình lại đưa cây lên mái. Nhiều gia đình xây nhà dùng các vật liệu xịn nhất nhưng tường vẫn bị thấm. Tuy nhiên, tôi lại có suy nghĩ khác.
Trước đó, tôi từng làm việc ở TPHCM, thi công không ít công trình đưa bể bơi lên mái nhà. Về Huế làm việc, tôi thấy nhiều ngôi nhà sử dụng vật liệu chống thấm nhưng không tuân theo quy trình nhà sản xuất, hoặc không hiểu bản chất vật liệu, test (thử nghiệm) nước nếu có thì qua loa, đại khái".
Hiểu được cốt lõi của vấn đề nhưng vì gặp quá nhiều ý kiến phản đối nên anh Tùng cũng cảm thấy do dự. Sau đó, một người chú thân thiết trong gia đình đã tin tưởng, động viên anh. Người chú khuyên anh nên coi đây là cơ hội để hiện thực hóa ý tưởng kết hợp giữa đam mê làm vườn và kinh nghiệm chuyên môn.
Anh Tùng sau đó tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu nguồn cung vật liệu trong và ngoài nước, đứng ra tự chỉ huy toàn bộ về mặt kỹ thuật.
Anh Tùng triển khai một chuỗi liên hoàn các công đoạn từ chống thấm đến chống lún lệch, xây dựng hệ thống thu nước mặt, hệ thống thu nước thẩm thấu, mua vật liệu chống nước tiếp xúc, quy trình test nước, lớp chống rễ đâm, hệ giằng neo chống gió…
"Tôi chỉ nhờ kiến trúc sư thiết kế phòng ốc trong nhà, còn phần thô, tôi phụ trách. Xây dựng ngôi nhà có khu vườn ở trên thì phần thô sẽ tốn kém nhiều do kỹ thuật khá phức tạp. Các vật liệu sử dụng đều thuộc loại tốt để đảm bảo tính lâu dài", anh Tùng chia sẻ.
Sau nhiều trăn trở, vất vả, anh Tùng đã hoàn thành được khu vườn xanh tươi. "Nhiều người cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi tôi nói rằng, giữa mùa hè xứ Huế tôi không cần bật điều hòa. Tuy nhiên, đó là sự thật. Gia đình tôi có lắp đầy đủ điều hòa nhưng gần như không dùng.
Buổi sáng, tôi tưới cây thì lượng nước ngậm trong đất sẽ vừa nuôi cây vừa bốc hơi giữ cho căn nhà luôn mát mẻ. Một trận gió Lào "đặc sản" của miền Trung trước khi vào đã được giảm đi nhiều khi ngấm hơi ẩm từ đất và cây cối", anh Tùng kể.
Khi chăm sóc khu vườn, anh Tùng thường tìm hiểu cách thức làm nông nghiệp an toàn của nước ngoài từ đó ứng dụng với vật liệu địa phương để làm ra những loại phân bón không hôi, các loại thuốc trừ sâu hữu cơ. Đặc biệt, anh còn dùng vỏ lạc, vỏ thông, phân bón bột xương cải tạo đất trồng.
Chủ nhân của khu vườn đặc biệt này còn nắm rõ bí quyết trồng hoa hồng cho bông to đẹp, cách kiểm soát sâu bệnh an toàn. Anh thường chia sẻ kinh nghiệm trồng cây của mình trên Facebook cá nhân. Nhiều bạn bè xem anh Tùng như "bác sĩ" cây trồng, thường nhờ anh tư vấn giải pháp, kinh nghiệm chăm sóc cây cối.
Khu vườn của gia đình anh là sự xen canh giữa cây to và cây thân thảo. Cây ăn trái có các loại như roi, hồng xiêm, khế, nhót, chùm ruột…
Ngoài ra, anh Tùng trồng kết hợp các loại hoa đuôi công xanh, bạch tuyết hoa, kim ngân hoa, cây ướp trà chống ho... Để tạo độ sang trọng cho khu vườn, anh còn trồng tùng nho, tùng đuôi chồn hoa hồng, cẩm tú cầu…
Đặc biệt, khu vườn sân thượng của anh Tùng còn có nhiều loại rau xanh như cải kale, cần tây, cải ngọt… Các loại rau không sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên gia đình anh Tùng có thể ăn uống hàng ngày mà không lo lắng về chất lượng.
Đến thăm gia đình anh Tùng, bất cứ ai cũng phải ngạc nhiên vì kiến trúc mới lạ và khu vườn độc đáo. Dần dần, nhiều người coi đây là không gian thân thuộc nên thi thoảng đã ghé chơi, cùng nhau uống cà phê, thư giãn.
Theo Dân trí
" alt=""/>Ông bố 'khùng' đưa bể bơi, vườn cây lên mái nhà 250m2 thay cho máy điều hòaTheo dự báo của trung tâm Khí tượng thủy văn, những ngày này nắng nóng đỉnh điểm. Sinh hoạt của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
![]() |
Trưa 2/6, nhiệt độ Hà Nội đạt ngưỡng 38-39 độ C. Thời tiết nắng nóng cộng với sự bốc hơi từ nền đường và xe cộ khiến nhiều người tham gia giao thông phải núp dưới bóng cây “trốn nắng” khi dừng đèn đỏ |
![]() |
Ra đường, ai cũng che chắn kít mít |
![]() |
Giấc ngủ vội của một nam thanh niên bên lề đường |
![]() |
Bác bảo vệ tranh thủ ngủ trưa |
Hầm đường bộ trên một trục đường lớn ở quận Thanh Xuân trở thành điểm nghỉ trưa lý tưởng cho những người bán hàng rong (Ảnh: Dân trí) |
Người dân lao động chọn thảm cỏ dưới cầu vượt đường trên cao làm chỗ ngả lưng buổi trưa (Ảnh: Dân trí) |
Những giấc ngủ dưới hầm đi bộ (Ảnh: Em đẹp) |
![]() |
Bác xe ôm tranh thủ chợp mắt |
![]() |
Tuy ngồi dưới gốc cây, được trang bị quạt điện nhưng anh chàng bảo vệ vẫn phải che chắn thêm nhiều thứ “phụ kiện” để tránh nắng |
![]() |
Hàng ngày, cô Nguyễn Thị Huệ đi nhặt ve chai từ 7h sáng đến 1h chiều nhưng hôm nay cô phải về từ 11h30 do không chịu được nắng |
![]() |
Đợt nắng nóng này sẽ kéo dài thêm 2-3 ngày nữa |
Dự báo đợt nắng nóng này sẽ kéo dài thêm 2-3 ngày nữa. Sau đó khoảng tối và đêm 4/6, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ giảm nhiệt mạnh do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén gây mưa rào và dông trên diện rộng.
Thúy Nga – Thủy Tiên
" alt=""/>Nắng nóng 39 độ, dân Hà Nội kêu trờiGia đình ông bà Victor và Norma cùng ba người con gái ở bang Connecticut, Mỹ.
Gia đình ông bà Victor và Norma ở bang Connecticut, Mỹ sinh được ba người con gái, con gái đầu Abby (24 tuổi) và hai người con gái song sinh dính liền Carmen và Lupita, 19 tuổi.
Theo tờ Mirror, hai cô gái bị dính liền từ bụng xuống xương chậu. Mỗi người đều có hai cánh tay, nhưng chỉ có một chân, Carmen đảm nhận điều khiển chân phải và Lupita điều khiển chân trái.
Cuộc sống của họ chưa bao giờ dễ dàng. Kể từ khi sinh ra hai chị em đã phải đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật can thiệp. Mãi đến khi 4 tuổi, cặp đôi mới bước những bước đi đầu tiên và bắt đầu học cách phối hợp cân bằng.
![]() |
Cặp song sinh Carmen và Lupita chung nhau nhiều bộ phận quan trọng.
Theo các chuyên gia, cặp đôi gặp phải bệnh hiếm gặp omphalopagus, chiếm 10% trong tổng số cặp song sinh dính liền. Mỗi cô gái có một trái tim, một đôi tay, một phổi và dạ dày riêng. Tuy nhiên, họ chung xương sườn, gan, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hoá và sinh sản.
Hai cô gái sinh ra ở Veracruz ở Mexico nhưng sau đó gia đình đã chuyển đến New Milford, bang Connecticut, Mỹ để con gái được tiếp cận với đội ngũ y tế tốt nhất.
Khi còn bé, các bác sĩ đã cân nhắc việc tách Lapita và Carmen thành hai cá thể nhưng cuối cùng không thực hiện do biện pháp không hoàn toàn an toàn, do họ có chung nhiều cơ quan bộ phận quan trọng.
Carmen cho biết mẹ cô đã từng lo lắng rằng những cặp song sinh dính liền không sống quá ba ngày. Còn Lupita kể lời bố mẹ rằng, các bác sĩ nói với bố cô phải chọn một trong hai hoặc cả hai sẽ chết. Bố mẹ của hai cô gái đã đứng trước những sự lựa chọn khó khăn nhất. May mắn đến với hai cô bé khi họ vẫn bên nhau cho đến ngày hôm nay.
Cặp đôi đã phải đối mặt và đấu tranh với nhiều định kiến xã hội để luôn lạc quan tiếp tục phát triển.
Người mẹ Norma nhớ lại quá khứ: "Khi còn nhỏ, tôi đưa Carmen và Lupita đi siêu thị, tôi đặt hai bé vào chiếc xe đẩy như mọi người vẫn làm với những đứa trẻ. Tuy nhiên, một người phụ nữ đã nổi điên lên quát”.
Khi lớn hơn, khoảng 9 hay 10 tuổi, cặp đôi từng cảm thấy vô cùng khó khăn vì những câu hỏi không phù hợp của nhiều người như chuyện quan hệ tình dục sau này sẽ như thế nào, những bình luận kiểu 'các bạn trông giống người ngoài hành tinh' ...
![]() |
Sau gần 20 năm trải qua nhiều chuyện vui buồn, đến nay hai chị em ngày một trở nên thân thiết.
Carmen chia sẻ: "Chúng tôi từng cãi nhau rất nhiều khi con nhỏ nhưng chúng tôi nhận ra rằng hai chị em không thể tách rời. Đến bây giờ, tôi chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ xa cách nhau và chúng tôi luôn bên nhau, đi đâu cũng có hai người".
Dù hai cô gái dính liền nhưng bên trong họ là hai cá tính riêng biệt. Carmen thừa nhận cô là người nói nhiều trong khi Lupita luôn vui vẻ lạc quan.
Tuy nhiên họ vẫn có chung một vài sở thích như yêu động vật và thích chăm sóc thú cưng. Ước mơ của hai chị em là sau này sẽ điều hành doanh nghiệp về nông nghiệp.
30 năm trước, chị Thanh, anh Phú gặp nhau khi còn là những đứa trẻ nghèo, dạt về Hà Nội mưu sinh. Giờ họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, thành đạt.
" alt=""/>Cuộc sống phi thường của hai cô gái song sinh dính liền 19 tuổi