Tuy vậy, theo nhận định của ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục ATTT, tình hình an ninh mạng những tháng cuối năm nay và đầu năm sau sẽ diễn biến phức tạp.
Điều này là bởi, cứ mỗi khi tình hình Biển Đông căng thẳng, các nhóm hacker Trung Quốc lại hoạt động mạnh và có chiều hướng gia tăng. Nhiều nhóm hacker đã nằm vùng trong các hệ thống của nước ta từ trước đó.
Mặc dù đã biết có tình trạng này xảy ra tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể xử lý được triệt để, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT nói.
Theo Cục trưởng Cục ATTT, từ trước đến nay, nhận thức của chúng ta vẫn thiên theo hướng bảo vệ chủ quyền mang tính truyền thống, về lãnh hải, lãnh thổ. Tuy vậy, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng là một vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Ví dụ về điều này là việc dữ liệu người Việt Nam hiện đang ở đâu? Ai là người hiểu được hành vi của người dân cũng như các cơ quan, tổ chức Việt Nam trên không gian mạng?
Trong thời gian tới, Cục ATTT sẽ triển khai một số biện pháp cụ thể để xử lý vấn đề này. Điều đó chỉ có thực hiện bằng việc thúc đẩy sự phát triển của các platform (nền tảng) Việt Nam, tạo ra một lựa chọn khác cho người sử dụng Việt Nam, từ đó bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng.
![]() |
Diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt |
Việt Nam tăng 50 bậc trong bảng xếp hạng thế giới về an ninh mạng
Thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực về công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng tại Việt Nam. Theo báo cáo toàn cầu của ITU năm 2018 về an toàn an ninh mạng, Việt Nam hiện thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu. Nhóm này bao gồm những quốc gia có mức độ cam kết về an toàn an ninh mạng cao và quan tâm nhiều đến an toàn an ninh mạng.
Đây là một bước chuyển mình lớn của Việt Nam khi mà trong năm 2017, chúng ta vẫn còn đang ở vị trí thứ 100 trong bảng xếp hạng này. Đáng chú ý khi điểm số tuyệt đối của Việt Nam trong năm 2018 (0.693) tăng gấp 3 lần so với năm 2017 (0,245).
Việt Nam hiện xếp thứ 5 về chỉ số an toà an ninh mạng tại khu vực ASEAN, thua Singapore, Malaysia, Thái Lan và Myanmar, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục ATTT cho biết.
Đánh giá của ITU dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu chính là pháp lý, kỹ thuật, hợp tác, tổ chức và nâng cao năng lực. Chia sẻ kỹ hơn về điều này, vị lãnh đạo Cục ATTT cho rằng, cả 5 nhóm chỉ số của Việt Nam về an toàn thông tin đều có sự gia tăng, trong đó nhóm pháp lý, hợp tác và nâng cao năng lực có sức tăng mạnh nhất.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) |
Nhìn nhận nguyên nhân tăng đến 50 bậc trong bảng xếp hạng về an toàn thông tin năm 2018, Cục ATTT cho biết thời gian qua các đơn vị thuộc Bộ đã phối hợp cùng nhau để cung cấp thông tin và dẫn chứng cụ thể, kịp thời cho các tổ chức quốc tế, giúp họ có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, việc đạt ngưỡng điểm gần như tuyệt đối (0,183/0,2) trong nhóm chỉ tiêu về tổ chức cho thấy hành lang pháp lý và hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện.
Việt Nam là một trong số những nước cho ra đời các văn bản tiên phong về lĩnh vực an toàn an ninh mạng. Ngay từ năm 2016, Việt Nam đã có bộ luật riêng về an toàn an ninh mạng, sớm hơn cả một nước phát triển hơn là Nhật Bản.
Nguyên nhân thứ 3 góp phần thay đổi thứ hạng an toàn thông tin Việt Nam là trong năm 2018 vừa qua, không có sự cố nghiêm trọng nào gây ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực này.
Cục ATTT xác định sẽ tập trung vào nhiều nhóm giải pháp để tiếp tục duy trì và nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin trong thời gian tới.
" alt=""/>Tình hình an ninh mạng Việt Nam sẽ phức tạp hơn vào cuối năm nayCó lẽ không chỉ người tiêu dùng là đối tượng duy nhất tỏ ra phấn khích trước thềm iPhone 2018 ra mắt mà các nhà mạng cũng đang ngóng chờ không kém sự xuất hiện của thế hệ flagship mới đến từ Apple, nhưng là theo hướng tiêu cực nhất. Theo Barron đưa tin, Apple rất có thể sẽ lần đầu tiên đưa chip eSIM vào sử dụng trên iPhone của năm nay.
Tất cả mọi điện thoại di động dù là feature phone hay smartphone và máy tính bảng phiên bản kết nối dữ liệu 4G đều phải sử dụng thẻ SIM. Ban đầu thẻ SIM có kích thước rất lớn, tương đương với một chiếc thẻ ATM, rồi sau đó theo tiến bộ công nghệ, nhà sản xuất đã thu nhỏ được kích thước thẻ SIM tới mức tối đa, trở thành micro SIM rồi nano SIM, tuy nhiên vẫn giữ lõi đồng vật lý và cơ chế hoạt động tương đương với thẻ SIM truyền thống.
eSIM, mặt khác, là công nghệ hoàn toàn mới được Google và Apple lần đầu áp dụng trên Google Pixel 2 và smartwatach Apple Watch 3. Về cơ bản, eSIM là một con chip được hàn vào bảng mạch điện thoại trước khi sản phẩm xuất xưởng. Nhờ đó eSIM cho phép loại bỏ được khe cắm SIM, eSIM có thể được lập trình qua giao thức không dây, thay vì yêu cầu người dùng phải tới tận cửa hàng mua SIM về sau đó cắt gọt rồi tháo khay ra lắp rất lằng nhằng.
" alt=""/>iPhone tiếp theo sẽ sử dụng eSIM?“Thực tế ảo đang trên đà phát triển. Cộng đồng này vẫn tiếp tục đóng vai trò tiên phong trên con đường phía trước. Không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và điều đó làm cho nó thật thú vị”, Mitchell viết trên Reddit ngày 13/8.
Mitchell cho biết anh sẽ dành thời gian bên gia đình và đi du lịch. Mitchell rời Facebook trước khi Oculus Connect 6, hội nghị dành cho các nhà phát triển thực tế ảo bắt đầu vào cuối tháng 9 tới tại San Jose, California.
Mitchell từng là trưởng bộ phận sản phẩm thực tế ảo tại Facebook, công ty đã mua Oculus với giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi được mua lại, đội ngũ của Oculus tại Facebook đã phải “vật lộn” với nhiều khó khăn vì cố gắng làm cho mảng thực tế ảo trở nên thịnh hành hơn.
Một phần lý do khiến Facebook mua lại Oculus là công ty hướng đến một tương lai gần mà người dùng mạng xã hội này sẽ có thể chia sẻ những khoảnh khắc với bạn bè, gia đình và người thân theo cách "thật" nhất có thể.
Trước Mitchell, đã có nhiều đồng sáng lập từ những công ty do Facebook mua lại từ chức trong vài năm gần đây. Danh sách này bao gồm Kevin Systrom và Mike Krieger (Instagram), Brian Acton và Jan Koum (WhatsApp) cùng một đồng sáng lập khác của Oculus là Palmer Luckey.
Theo Bloomberg, hai đồng sáng lập Instagram từ chức vì đã có mâu thuẫn với CEO của Facebook khi Mark Zuckerberg ngày càng can thiệp sâu khiến Instagram dần mất đi sự độc lập.
" alt=""/>Khủng hoảng nhân sự chưa dứt, đồng sáng lập Oculus rời Facebook