Trong phiên phần lớn cổ phiếu trên thị trường chịu áp lực điều chỉnh, HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai giảm sâu 4,1% về mức giá 4.180 đồng. Thanh khoản đạt 1,1 triệu cổ phiếu.
HNG diễn biến bất lợi khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa sẽ bị hủy giao dịch trên sàn HoSE. Ở mức giá hiện tại, HNG đã giảm hơn 17% trong vòng một tháng qua. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HAGL Agrico đã nói rất thẳng thắn về câu chuyện hủy niêm yết của HNG.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra hồi đầu tháng 5, ông Trần Bá Dương khẳng định, nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết và chuyển xuống giao dịch tại sàn UPCoM, công ty vẫn công bố thông tin minh bạch với 33.000 cổ đông như trên HoSE và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.
Cổ phiếu HNG trên HoSE trong 5 năm qua (Nguồn: DNSE).
Mặc dù cổ đông lo ngại về việc hủy niêm yết, nhưng ông Dương cho rằng, việc minh bạch và hình thành giá trị thực là quan trọng, cho dù xuống UPCoM khi làm tốt giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên.
Tỷ phú USD Trần Bá Dương đang là một trong những người giàu nhất Việt Nam, theo Forbes. Lĩnh vực chính mà ông Dương theo đuổi là công nghiệp ô tô, tuy nhiên, ông cũng là một trong những doanh nhân tích cực nhất trong đầu tư vào nông nghiệp.
Năm 2018, Thaco hợp tác chiến lược với Hoàng Anh Gia Lai về đầu tư sản xuất nông nghiệp, từ đó thành lập Thaco Agri để đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp với các lĩnh vực hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Theo giới thiệu từ Thaco, đến nay Thaco Agri đã sở hữu hơn 48.000ha đất tại Việt Nam, Campuchia, đồng thời điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất trên diện tích hơn 36.000ha của công ty HAGL Agrico tại Lào và Campuchia.
Lý do khiến HNG của HAGL Agrico bị hủy niêm yết trên HoSE đến từ việc công ty có 3 năm liên tiếp thua lỗ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, năm 2021 công ty lỗ hơn 1.119 tỷ đồng, năm 2022 lỗ hơn 3.576 tỷ đồng, năm 2023 lỗ hơn 1.098 tỷ đồng.
Ngoài HNG thì phiên hôm nay, một số mã khác thuộc nhóm ngành thực phẩm và đồ uống điều chỉnh giá, gồm có LSS giảm 3,4%; MSN giảm 2%; ANV giảm 1,9%, FMC giảm 1,5%; KDC giảm 1,3%; CMX giảm 0,9%. Chiều ngược lại, HSL tăng 4%; BHN tăng 3,7%; AGM tăng 1,4%.
Sắc đỏ bao trùm bức tranh thị trường (Nguồn: VNDS).
Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng điều chỉnh: TDC giảm 4,5%; NTL giảm 2,8%; QCG giảm 2,8%; NLG giảm 2,1%; KBC giảm 1,6%; VRE giảm 1,1%.
Cổ phiếu "vua" - ngành ngân hàng - cũng không còn là điểm tựa cho chỉ số khi phần lớn cổ phiếu cũng đóng cửa trong sắc đỏ: OCB giảm 1%; BID, STB, EIB, MBB, TPB, SHB, VCB… giảm giá. Tại nhóm dịch vụ tài chính, VDS giảm 2,5%; EVF giảm 2,2%; APG giảm 2,1%; DSE giảm 1,9%; CTS giảm 1,8%; SSI giảm 1,6%: HCM giảm 1,5%...
Tổng cộng có 556 mã giảm giá, 17 mã giảm sàn trên toàn thị trường, áp đảo so với 258 mã tăng. VN-Index giảm 6,8 điểm tương ứng 0,55% còn 1.223,56 điểm trong bối cảnh số lượng mã giảm giá gấp 3 lần số lượng mã tăng trên HoSE. HNX-Index giảm 1,14 điểm tương ứng 0,5% với số mã giảm gấp đôi số mã tăng giá. UPCoM-Index giảm 0,47 điểm tương ứng 0,5%.
Thanh khoản thậm chí còn thu hẹp hơn so với hôm qua. Khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ còn 497,05 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 11.541,31 tỷ đồng. HNX có 35,96 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 682,61 tỷ đồng và UPCoM có 27,28 triệu cổ phiếu tương ứng 430,06 tỷ đồng.
Giữa lúc giao dịch trên thị trường èo uột, khối ngoại lại tiếp tục mua ròng 134 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó mua ròng 120 tỷ đồng trên HoSE, tập trung tại VNM với 103 tỷ đồng, FPT với 79 tỷ đồng; đồng thời bán ròng 106 tỷ đồng cổ phiếu VHM.
" alt=""/>Cổ phiếu HAGL Agrico lao dốc, chuẩn bị hủy niêm yếtPhó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết điện tử có 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn).
Luật Đầu tư công đã có các quy định nhằm phân loại dự án đầu tư công. Trong đó, cấp có thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có quyền quyết định việc tách hoặc không tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập.
Luật cũng quy định các tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Trong đó, Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí như: Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên; Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C. Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, Luật đã bổ sung thẩm quyền "quyết định chủ trương đầu tư dự án" đi đôi với trách nhiệm "báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".
Luật Đầu tư công (sửa đổi) cũng đã giao Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong các trường hợp: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không vượt tổng mức vốn trung hạn đã được Quốc hội quyết định, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong tổng mức vốn trung hạn của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
Về quy định hạn mức 20% đối với các dự án qua hai kỳ trung hạn tại Điều 93, Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng: quy định tiếp tục giữ quy định về hạn mức 20%; Bổ sung quy định đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội; Bổ sung quy định đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; Bổ sung quy định cho phép vượt mức 20%: "cấp có thẩm quyền báo cáo để được phép quyết định vượt mức, nhưng không được vượt quá 50% số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước".
Về các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng cũng được quy định trong luật như: Tách công tác đền bù, tái định cư thành dự án độc lập; Giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đi qua địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Cho phép HĐND cấp tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…
" alt=""/>Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi)