VinaGame cho biết game thủ tham gia chương trình “Đồng hành cùng Võ Lâm Truyền Kỳ II (VLTKII)” phải là học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học trên cả nước hiện đang chơi game VLTKII và có học lực đạt từ 6,5 trở lên trong năm học 2008 - 2009.
" alt=""/>VinaGame tặng mỗi game thủ học giỏi 10.000 xu2h chiều nay, ngày 13/10, Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) sẽ thảo luận về vấn đề “Thúc đẩy phát triển hạ tầng: Nghĩ lại về vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số”.
Điều hành phiên này là bà Doreen Bogdan-Martin, Cục trưởng Cục phát triển ITU. Sự kiện có sự tham gia của Bộ trưởng các nước gồm Banglades, Thái Lan, Bhutan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mông Cổ, Ả rập Saudi… Ngoài ra, còn có sự góp mặt của ông Ziyang Xu, Tổng giám đốc điều hành, ZTE Corporation và ông John Giusti, Giám đốc chính sách, GSMA. Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng sẽ tham gia thảo luận cùng các bộ trưởng trong ITU.
Hiện phần lớn thế giới đã có sẵn cơ sở hạ tầng băng thông rộng cho phép chuyển đổi số. Nhưng sự tồn tại của mạng, tốc độ và hiện trạng triển khai có sự khác nhau đáng kể trong mỗi quốc gia, giữa các nước và khu vực. Khi số lượng người dùng và thiết bị, việc sử dụng dữ liệu cũng như kỳ vọng về tốc độ và chất lượng tiếp tục tăng nhanh, các mạng hiện tại cần được cập nhật hoặc thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề được đặt ra như làm thế nào để tăng tốc và tối ưu hóa việc triển khai hạ tầng băng rộng một cách tốt nhất? Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và nghiên cứu điển hình thành công khác nhau như thế nào giữa các nước phát triển và đang phát triển?
Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng được đặt ra tại hội nghị như khi mạng đường trục cần thiết đã có sẵn thì những rào cản để tiếp cận người dùng cuối là gì? Vai trò của chia sẻ cơ sở hạ tầng, cả trong lĩnh vực viễn thông và với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích là gì?
Hội nghị Bộ trưởng cũng nêu ra nhiều câu hỏi cần giải đáp như: Làm thế nào mà các cơ quan quản lý và Chính phủ có thể phối hợp với khu vực tư nhân để khuyến khích hợp tác, tạo ra sân chơi bình đẳng về công nghệ và mở rộng thị trường? Đại dịch đang tiếp diễn đã ảnh hưởng ra sao đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách và các chiến lược băng rộng quốc gia? Ngoài ra, các Bộ trưởng sẽ thảo luận về phương thức để các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau - và những cạm bẫy cần tránh là gì?
Ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU nhìn nhận một nửa thế giới hiện đã được kết nối nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là minh chứng cho vai trò không thể phủ nhận của lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực sự đạt tới thước đo thành công khi một nửa còn lại cũng được kết nối với giá cả phải chăng nhờ công nghệ.
Tổng thư ký ITU cho rằng, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông chính là thách thức mà thế giới phải đối mặt. Chúng ta phải thu hút nhà đầu tư đến những nơi không phải lúc nào cũng có lãi. Phải tìm cách thu hút nguồn lực đầu tư vốn có giới hạn để phát triển hạ tầng ngành viễn thông. Ngành thông tin và truyền thông phải được hỗ trợ về tài chính, đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ đối tác trên toàn hệ sinh thái số.
Theo ông Houlin Zhao, Việt Nam là một mô hình tốt để các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam đã chung tay cùng nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trong việc phát triển ngành viễn thông dù đó là những nơi ít thu được lợi nhuận và thường bị các nhà đầu tư khác bỏ qua.
Phát biểu tại lễ khai mạc ITU Digital World 2021 ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự dẫn dắt, định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường. Vì vậy, hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển. Quá trình này chỉ thực hiện thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Bởi vậy, vai trò dẫn dắt của Chính phủ cũng như các sáng kiến, kế hoạch hợp tác trọng tâm của ITU phải hướng tới mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng. ITU cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là một tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp Quốc trong việc định hướng khuôn khổ quốc tế về chủ quyền số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Nguyễn Thái
Lấy chủ đề “Resilient Digital Viet Nam”, gian hàng quốc gia Việt Nam tại ITU Digital World 2021 đã thể hiện một quốc gia số kiên cường, thích ứng với mọi biến chuyển của thời đại, nhìn ra những điểm sáng để biến nguy thành cơ.
" alt=""/>Vai trò của chính phủ trong chuyển đổi số lại nóng trên bàn nghị sựMục đích chính của việc nghiên cứu, phát triển vệ tinh nano F-1 là để xây dựng đội ngũ nhân sự người Việt có khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ vũ trụ thông qua việc thiết kế, chế tạo vệ tinh và trạm mặt đất dùng để điều khiển vệ tinh.
Việc phóng thành công vệ tinh nano F-1 là sự kiện quan trọng đánh dấu năng lực chế tạo vệ tinh đầu tiên do chính những nhà nghiên cứu trẻ của một trường đại học Việt Nam thực hiện.
Thành công này góp phần chứng minh người Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho các dự án chinh phục vũ trụ của người Việt Nam sau này. Tuy vậy, có một điều đáng tiếc khi vệ tinh nano F-1 đã bị mất tín hiệu khi được thả ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
Vệ tinh PicoDragon
Vệ tinh PicoDragon được phóng lên trạm vũ trụ (ISS) vào ngày 4/8/2013. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), PicoDragon được đưa vào quỹ đạo. Đây cũng là vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam hoạt động thành công ngoài không gian.
Vệ tinh Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg. Đây là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).
![]() |
Mô hình tỷ lệ 1:1 của vệ tinh PicoDragon. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong quá trình chế tạo vệ tinh PicoDragon, toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam.
Riêng việc thử nghiệm rung động, nhiệt cho vệ tinh được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Giáo sư S.Nakasuka - Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Công ty Hàng không vũ trụ IHI (Nhật Bản).
Nhiệm vụ của vệ tinh PicoDragon là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Vệ tinh MicroDragon
MicroDragon được phóng lên vũ trụ vào ngày 18/1/2019. Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech (Nhật Bản).
Để đạt được kết quả này, nhóm học viên Việt Nam đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.
![]() |
Phiên bản mô hình của vệ tinh MicroDragon. Ảnh: Trọng Đạt |
MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).
Đây là vệ tinh có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
![]() |
Các kỹ sư Việt Nam trong quá trình học tập và thực hành chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản. |
MicroDragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.
Dữ liệu ảnh từ vệ tinh MicroDragon gửi về là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng thế giới, từ đó giúp Việt Nam tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vệ tinh NanoDragon
NanoDragon là vệ tinh mới nhất do người Việt Nam phát triển. Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào ngày 9/11/2021 vừa qua.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano. Vệ tinh này nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng của vệ tinh NanoDragon hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).
![]() |
Mô hình vệ tinh NanoDragon vừa được phóng lên vũ trụ hồi đầu tháng 11/2021. Ảnh: Trọng Đạt |
NanoDragon là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Trọng Đạt
7 giờ 55 phút 16 giây ngày 9/11 (giờ Việt Nam), vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác đã chính thức được tên lửa Epsilon số 5 mang vào quỹ đạo.
" alt=""/>Những dự án chinh phục vũ trụ bằng vệ tinh Make in VietnamAn toàn là hàng đầu
Trước hết, NS BlueScope Việt Nam triển khai, nghiêm túc thực hiện mô hình Zero Harm (không tai nạn lao động) ngay tại các nhà máy sản xuất.
![]() |
Theo đó, bất cứ nhân viên nào cũng có quyền từ chối khi thấy công việc do cấp quản lý giao cho mình thực hiện không được bảo đảm an toàn. Người lao động sau khi được tuyển dụng sẽ trải qua các lớp học về làm việc an toàn, được đào tạo để thay đổi hành vi làm việc an toàn hơn.
Ngoài ra, BlueScope cũng đưa ra những quy định như: việc thi công công trình không được đánh đổi sự an toàn để lấy tiến độ, người quản lý không được gây áp lực cho nhân viên dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động… Kết quả là, trong hơn 20 năm BlueScope hoạt động tại Việt Nam hầu như không có vụ tai nạn lao động lớn nào xảy ra.
Cùng với xem trọng an toàn lao động tại nhà máy, BlueScope có các hành động cụ thể thực hiện an toàn cho cộng đồng. Cụ thể, khi hàng hóa được xuất khỏi nhà máy, các xe chở hàng được cân tải trọng để đảm bảo chở đúng tải trọng cho phép nhằm góp phần bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ.
Đồng thời, các xe vận chuyển hàng hóa cũng được chằng buộc, che chắn đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông, không che khuất tầm quan sát của các phương tiện tham gia giao thông.
Triển khai giá trị xanh cho cộng đồng
Với cam kết về cách triển khai các giá trị xanh cho cộng đồng, BlueScope cũng có những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Với các đối tác, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy, BlueScope phối hợp với các nhà tư vấn để khách hàng hiểu những giá trị đem lại từ thực hiện công trình xanh. Thông qua những sản phẩm do BlueScope cung cấp, các doanh nghiệp đạt chứng chỉ công trình xanh LEED (Hoa Kỳ), đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu…
Việc các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa cộng đồng khi họ đóng góp cho việc cải thiện hiệu ứng đảo nhiệt đô thị đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Ngoài ra, BlueScope còn thường xuyên phối hợp với các trường đại học có chuyên ngành xây dựng, kiến trúc để tổ chức các hội thảo về công trình xanh nhằm trang bị những kiến thức cho sinh viên. Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên đến thăm những dự án, nhà máy đạt tiêu chuẩn công trình xanh nhằm giúp các sinh viên bồi đắp thêm những hiểu biết thực tế, giúp họ rất nhiều khi ra trường, hành nghề sau này.
Tiết kiệm năng lượng
Tại BlueScope, tiết kiệm năng lượng luôn được nâng lên là một hoạt động trọng tâm, đặc biệt là tại các khâu sử dụng năng lượng tại nhà máy. Đối với bộ phận bảo trì và tiết kiệm năng lượng, việc lên kế hoạch để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng như điện, nước, gas... là hoạt động vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên bảo trì ở Bluescope đang nghiên cứu ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm giúp công ty thực hành tiết kiệm năng lượng. Ngoài việc bảo trì, lắp đặt các thiết bị điện, các thông số kỹ thuật còn được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với điều kiện và công nghệ khác nhau, nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và góp phần giảm chi phí sản xuất.
Sắp tới, BlueScope sẽ tiếp tục thực hiện các dự án dựa trên tiêu chí tiết kiệm năng lượng góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường …
Đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện
Với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, toàn thể lãnh đạo, nhân viên BlueScope luôn ý thức trách nhiệm vì cộng đồng và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động.
Đơn cử, dịp trước tết Bính Thân vừa qua, gần 400 nhân viên của BlueScope đã rất nhiệt tình, hòa đồng cùng các hoạt động thiện nguyện tại 8 trường học tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại các trường, không chỉ thuần thục với các bài hát, điệu nhảy cùng các em nhỏ mà họ còn say sưa truyền dạy cho các em kiến thức về an toàn, vệ sinh học đường để các em cùng có ý thức bảo vệ sự an toàn cho mình, góp phần làm xanh, làm sạch đẹp ngôi trường và giúp ích cho cộng đồng…
BlueScope đang triển khai ý tưởng tặng mái lợp, hướng dẫn kỹ thuật lắp dựng mái lợp cho người dân ở vùng nhiều giông lốc để giúp họ không những khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra mà còn có thể đảm bảo được sự an toàn cho gia đình mình và cộng động trước những diễn biến bất thường của thời tiết.
Hồng Sơn
" alt=""/>4 hoạt động vì cộng đồng của BlueScope