Bị can Phạm Thị Hằng. Ảnh: Bộ Công an
Khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 7 bị can về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm:
Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, hiện là Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa; Trịnh Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Văn Phụng, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Bùi Trí Thức, Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa;
Nguyễn Quốc Việt, Thẩm định viên Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE; Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa; Vũ Thị Ninh, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa.
![]() | ||
Các đối tượng (từ trái sang): Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức. Ảnh: Bộ Công an
|
![]() |
Các đối tượng (từ trái sang): Nguyễn Quốc Việt, Lê Thế Sơn, Vũ Thị Ninh. Ảnh: Bộ Công an |
Quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Văn Cương, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Hồ Thị Sáu, Giám đốc khối thẩm định III Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE;
Ngày 16/7, VKSND Tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với các bị can nêu trên.
Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thi hành các quyết định và lệnh nêu trên. Quá trình khám xét đã tiến hành thu giữ một số hồ sơ tài liệu quan trọng có liên quan đến vụ án. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tập trung lực lượng để phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án và xác minh thu hồi tài sản bị thiệt hại.
Khám xét nhà riêng của bà Phạm Thị Hằng Theo ghi nhận của VietNamNet, từ 19h đến 22h hôm nay, rất nhiều công an xuất hiện tại nhà riêng của bà Phạm Thị Hằng (ở số 14 đường Phó Đức Chính, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa), sau đó sang Sở GD&ĐT để thực hiện việc khám xét.
|
Đoàn Bổng - Lê Dương
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an hôm nay (14/7) xác nhận với VietNamNet, có hai đơn vị của Bộ đang vào cuộc điều tra vụ chủ nợ mất tích ở Hải Dương.
" alt=""/>Bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh HóaĐại diện một công ty BĐS tại TP.HCM cho biết, công ty ông đang có sẵn quỹ đất và dự tính xây NƠXH. Tuy nhiên, khi bắt tay làm thủ tục thì nhận thấy có nhiều vướng mắc.
Theo vị này, Luật Nhà ở hiện nay quy định, đất để xây NƠXH gồm: Đất được Nhà nước giao, cho thuê; đất trong các dự án nhà ở thương mại; và đất ở hợp pháp để xây NƠXH.
Nếu doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch xây nhà ở, đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì mới được giao làm chủ đầu tư dự án NƠXH.
“Ngoài đất được Nhà nước giao, cho thuê và đất trong dự án nhà thương mại, doanh nghiệp muốn đầu tư dự án NƠXH thì phải có đất ở. Tức là, nếu doanh nghiệp đi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không phải đất ở thì cũng không đáp ứng điều kiện”,đại diện công ty này cho biết.
Nói về thủ tục đầu tư dự án NƠXH, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, điều kiện đầu tư dự án NƠXH hiện nay thậm chí còn khó hơn nhà ở thương mại.
Bởi theo Luật Nhà ở, trường hợp nhà đầu tư vừa có đất ở vừa có đất khác, tức không phải đất ở, nhưng đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì vẫn đủ điều kiện đầu tư dự án nhà thương mại.
Trong khi đó, Luật Đầu tư và Luật Đất đai đã có quy định cho phép thực hiện dự án nhà ở nói chung và NƠXH nói riêng trong trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, gồm đất ở và đất khác không phải đất ở, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dự án NƠXH ít đi, giá bán tăng
Theo lãnh đạo một công ty BĐS tại TP.Thủ Đức, ngoài điều kiện về đất, Nhà nước còn có công cụ khác để quản lý việc phát triển nhà ở, đó là quy hoạch và kế hoạch.
Các công cụ này sẽ xác định khu vực nào được xây dự án NƠXH và trong giai đoạn nào sẽ được phát triển bao nhiêu NƠXH? Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng mua gom đất, xây NƠXH ồ ạt.
Vị này cho rằng, nếu không cho phép thực hiện dự án NƠXH do hiện trạng đất không phải là đất ở sẽ dẫn đến lãng phí đất đai.
Cụ thể, nếu nhà đầu tư tiếp tục sử dụng đất theo mục đích cũ hoặc làm dự án mới phù hợp với mục đích sử dụng đất hiện hữu thì không được chấp thuận vì không phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Còn nếu nhà đầu tư xin chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án nhà ở thì sẽ không phù hợp với quy định phải có đất ở mới được đầu tư nhà ở thương mại, NƠXH theo Luật Nhà ở.
“Việc yêu cầu phải có đất ở mới được thực hiện NƠXH đang khiến các khu đất đủ điều kiện làm NƠXH ít đi, làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp trong việc huy động quỹ đất, qua đó làm tăng giá NƠXH”, vị này nói.
Thực tế thời gian qua, UBND TP.HCM đã nhận được nhiều hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, NƠXH.
Trong hồ sơ, nhà đầu tư chứng minh có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất ở để đầu tư dự án NƠXH hoặc nhà đầu tư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, quyết định giao đất nhưng mục đích sử dụng đất hiện hữu không phải là đất ở.
Với những trường hợp này, căn cứ vào Điều 23 và Điều 56 của Luật Nhà ở thì nhà đầu tư không đáp ứng được điều kiện về đất để phát triển nhà ở thương mại, NƠXH.
Theo UBND TP.HCM, quy định nhà đầu tư phải có đất ở mới được phát triển NƠXH như hiện nay khiến cho Luật Nhà ở không đồng bộ với Luật Đầu tư, Luật Đất đai.
Tại dự thảo thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố vừa trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định mới đây, UBND TP.HCM đề xuất gỡ vướng nội dung trên.
Theo đó, cho phép TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, chủ đầu tư các dự án NƠXH khi nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho chuyển mục đích sử dụng và các quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Đồng thời, cho TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án NƠXH khi nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở.
Trường hợp khác là nam bệnh nhân L.Đ.C., 64 tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội. Ông C. vốn có tiền sử cao huyết áp, trước khi vào viện 6 ngày chỉ có biểu hiện sổ mũi, sốt, sau sốt cao, ho khan liên tục kèm theo tức ngực. Khi đi khám ở tuyến cơ sở, ông được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn dùng thuốc nhưng không cải thiện.
Ông C. được chuyển đến BV Bạch Mai cấp cứu ngày 25/1 khi đã khó thở do suy hô hấp, ý thức chậm, ngay lập tức được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus cúm A/H1N1.
Sau 1 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, tình trạng ông C. tiếp tục nặng thêm, bệnh nhân được lọc máu, thở ECMO. Đến nay, bệnh nhân tạm thời đã cai được ECMO nhưng vẫn đang phải thở máy và nằm hồi sức đặc biệt, tiên lượng hết sức dè dặt.
Vào ngày mùng 2 Tết, khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận trường hợp bị cúm nặng khác là nam bệnh nhân N.V.D., 51 tuổi ở Ứng Hoà, Hà Nội, vào viện khi đã suy hô hấp, thở máy. Bệnh nhân vốn to béo, có tiền sử đái tháo đường và thường xuyên uống rượu.
Gia đình cho biết, trong nhà trước đó có vài người bị cúm, trong đó có cháu nội. Khi bị hắt hơi, sổ mũi, ho, nhức mỏi toàn thân, ông D. chỉ nghĩ cúm thường nên chủ quan, khi vào viện đã nguy kịch do biến chứng suy đa phủ tạng.
Bệnh nhân được lọc máu liên tục, điều trị kháng sinh liều cao nhưng không đáp ứng, hiện vẫn đang dùng ECMO, tình trạng chưa cải thiện, tiên lượng khó qua khỏi.
Mới nhất vào mùng 4 Tết, khoa tiếp nhận nam bệnh nhân 40 tuổi từ Điện Biên chuyển xuống do biến chứng suy hô hấp nặng sau cúm thường 2-3 ngày.
Vì sao cúm thường cũng chết?
PGS Đào Xuân Cơ cho biết, cúm A/H1N1 là cúm mùa, ít gây nguy hiểm, ở người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày điều trị thông thường.
Cúm mùa chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp do hít phải giọt bắn từ nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp lây do tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng có dính nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại, cốc, bát đũa…)
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng.
![]() |
Tiêm vắc xin ngừa cúm là cách hiệu quả để tránh cúm mùa |
Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh, có thể lên tới 40 – 41 độ C.
Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: Sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do virus tấn công sâu vào phổi, suy đa phủ tạng và có thể gây tử vong.
Đặc biệt nguy cơ tử vong cao nhất trên các bệnh nhân tiền sử bệnh lý nền, các bệnh mãn tính gây suy giảm sức đề kháng như: Suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ...
Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt cao và liên tục, tức ngực, khó thở dù đã dùng các thuốc cảm cúm thông thường, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
PGS Cơ khuyến cáo, người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền bệnh cho những người xung quanh trong thời gian từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cúm và kéo dài tới 7 ngày sau khi lui bệnh.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là nên tiêm vắc xin ngừa cúm. Khi bị bệnh, người dân cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho, hắt hơi, sau đó rửa sạch tay.
Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc cúm. Với thuốc kháng virus như Tamiflu, người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thúy Hạnh
Cúm có khả năng lây lan cực mạnh nhưng nhiều người Việt vẫn rất “hồn nhiên” khiến bệnh lây lan khắp công sở.
" alt=""/>Chủ quan cúm thường, mẹ trẻ Thanh Hoá cùng 2 thai nhi tử vong