Ông Veli-Juhani Antero Westerholm, 63 tuổi, đã chơi game thường xuyên trong hơn 30 năm qua. Ông chủ yếu chơi các game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) như Brothers in Arms, Sniper Elite, hay Call of Duty: World at War. Westerholm cho rằng các tựa game ngày nay có giao diện và cơ chế phức tạp hơn nhiều so với trong quá khứ.
"Game mới quá nhanh, tôi khó lòng theo kịp. Tôi thường chết rất nhiều lần trước khi ngộ ra cách trò chơi hoạt động", ông Westerholm chia sẻ với Wired. Ông lấy ví dụ về game Call of Duty. Trong game, người chơi chỉ cần vũ khí là có thể hoàn thành game mà không phải mua trang bị hay vật phẩm gì thêm. Trong khi đó, các game FPS hiện đại thường yêu cầu người chơi mua thêm đồ.
Sự chậm chạp khi game thủ già đi
Tuổi già là không thể tránh khỏi và sự suy giảm kỹ năng chơi game cũng vậy. Kể cả những người chơi kỳ cựu của các tựa game FPS hay đối kháng cũng phải đối diện sự thật rằng rất khó để duy trì phong độ khi họ già đi.
Theo giáo sư Stian Reimers tại Đại học Thành phố London, những ảnh hưởng của tuổi già đến sớm hơn mọi người thường nghĩ. Reimers là nhà tâm lý học nhận thức, từng tham gia một nghiên cứu với khối dữ liệu lớn về tốc độ xử lý và chuyển đổi tác vụ.
![]() |
Call of Duty: World at War, một game FPS được nhiều người yêu thích. Ảnh: Activision. |
Ông Reimers cho biết thời gian phản ứng, một yếu tố phản ánh tốc độ xử lý của não bộ, cho thấy chúng ta nhanh nhạy nhất ở tuổi 18-20. Từ mốc này, khả năng xử lý sẽ bắt đầu suy yếu với tốc độ khá chậm và nhanh hơn một chút sau khi về hưu. Reimers cho biết chênh lệch trong thời gian phản ứng ở đỉnh điểm và lúc về hưu trung bình là 20%.
Điều này có thể được quan sát trên Aim Lab, một phần mềm giúp luyện các kỹ năng cơ bản trong thể loại FPS. Theo Wayne Mackey, nhà sáng lập Aim Lab, không có nhiều thay đổi trong độ chính xác nhưng thời gian phản ứng tăng đáng kể. Dữ liệu của Aim Lab cho kết quả khá giống với nghiên cứu của Reimers: tốc độ xử lý bắt đầu giảm ở tuổi 22 và tăng nhanh ở tuổi 44. Mackey cho biết trong nhóm tuổi 18-25, thời gian phản ứng trung bình là 271-272 mili giây, đối với nhóm tuổi 41-50, con số này là 339 mili giây.
Vài phần giây có vẻ không nhiều nhưng có thể là yếu tố quyết định thắng bại trong các game đòi hỏi phản ứng nhanh như Sekiro: Shadows Die Twice, đặc biệt là game FPS và đối kháng. Ở mức độ chuyên nghiệp, thế mạnh của tuổi trẻ thể hiện rõ nét qua sự chiếm ưu thế của các tuyển thủ ở tuổi vị thành niên và mới trưởng thành.
Ngay cả một huyền thoại game đối kháng như Justin Wong, người giữ kỷ lục 9 lần vô địch Evo, cũng phải thừa nhận chiến thắng ngày càng khó hơn ở tuổi 35. Wong cho rằng những tuyển thủ lớn tuổi vẫn có thể vô địch những giải lớn, nhưng anh tin đỉnh cao sự nghiệp nằm ở tuổi 21-25.
![]() |
Sekiro: Shadows Die Twice, tựa game đối kháng khó bậc nhất hiện nay. Ảnh: FromSoftware. |
Đương nhiên, game không chỉ đòi hỏi ở người chơi khả năng phản ứng, đặc biệt là game ngày nay như những gì Westerholm nhận thấy. Theo Reimers, khả năng làm nhiều thao tác một lúc thậm còn chí sụt giảm nhanh hơn cả khả năng xử lý. Trong một thí nghiệm, người tham gia được yêu cầu nêu lên 2 tính chất của nhiều khuôn mặt, và chỉ phải nêu 1 tính chất trong một hoạt động khác. Kết quả cho thấy chênh lệch trong thời gian hoàn thành hai hoạt động của người trẻ thấp hơn người già.
Điều đó chỉ ra rằng game đối kháng sẽ khó hơn rất nhiều với người chơi lớn tuổi. Trong thể loại game này, để thực hiện một hành động, người chơi đồng thời phải quyết định sẽ tung ra chiêu thức gì và bấm thứ tự nút như thế nào. Theo Reimers, việc này tương tự như theo dõi 2 streamer cùng một lúc. Không chỉ game đối kháng, nhiều tựa game online đòi hỏi người chơi phải di chuyển và hành động trong khi quan sát đồng đội.
Lợi thế của game thủ lớn tuổi
Theo Giáo sư Reimers, trong khi nhiều chức năng của não bộ suy giảm, có một thứ có thể duy trì, thậm chí cải thiện theo thời gian: kiến thức.
Tương tự như thể thao truyền thống, Mackey tin rằng kỹ thuật và tốc độ phản ứng chỉ là một cấu phần nhỏ của trình độ tuyển thủ. Chính vì điều đó, kinh nghiệm có thể bù cho tốc độ và kỹ năng của tuổi trẻ. Lấy ví dụ các võ sĩ quyền anh có tuổi như Randy Couture hay George Foreman, họ từng giành chiến thắng trước những đối thủ đang trong độ tuổi đỉnh cao của sự nghiệp nhờ vào kinh nghiệm.
Theo Wong, giống trong quyền anh, kinh nghiệm là thế mạnh của tuyển thủ game đối kháng. Anh cho biết có nhiều tiểu xảo mà người chơi mới hiếm khi biết và chúng giúp ích rất nhiều trong các giải đấu.
![]() |
Street Fighter, tựa game làm nên tên tuổi Justin Wong. Ảnh: Capcom. |
Theo dữ liệu của Aim Lab, luyện tập vẫn giúp cải thiện kỹ năng, ngay cả khi bạn đã có tuổi. Ở nhóm tuổi 18-20, tốc độ cải thiện là nhanh hơn, Mackey cho biết. Mặc dù vậy, ở nhóm tuổi 41-50, tốc độ cải thiện trung bình một tuần là 18%. Reimers cũng đồng ý với kết luận trên. Kỹ năng chắc chắn sẽ được nâng cao khi một hành động được lặp đi lặp lại, điều thường xảy ra trong game.
Tuy nhiên, người già lại có ít thời gian để luyện tập hơn người trẻ. Điều này không khiến David Kelly, 55 tuổi, nản lòng. Ông bắt đầu chơi các game nhưPong, Space Invadershay Asteroidvào cuối thập niên 1970. Dù khả năng tập trung không còn tốt như lúc trẻ và có nhiều trách nhiệm phải gánh vác, Kelly vẫn tìm thấy niềm vui trong game. Ông thậm chí hoàn thành nhiều tựa game bullet hell (thể loại game tập trung vào né đạn) trong 1 lần chơi. "Tuy không nhanh nhạy như trước, tôi chơi thông minh hơn và chỉ chơi 1-2 game trong một khoảng thời gian", ông chia sẻ bí quyết.
Cuối cùng, trong khi kinh nghiệm và sự nhẫn nại chỉ giúp được phần nào, những người chơi như Kelly và Westerholm vẫn muốn thử những game mới thuộc thể loại họ yêu thích. Điều này đòi hỏi lập trình viên cũng như người thiết kế giao diện tìm ra giải pháp nhằm đơn giản hóa game để người chơi lớn tuổi dễ dàng tiếp cận hơn.
Theo Zing/Wired
Tencent tiếp tục 'nuốt chửng' các startup game; Trợ lý Google lén ghi âm người dùng; Trung Quốc đổ tiền vào bán dẫn;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Chúng ta còn có thể chơi game khi về già?Anh chủ yếu trao đổi với 8 nhân viên và khách hàng của mình qua tin nhắn.
![]() |
Nhiều người trẻ sợ sự căng thẳng thường trực email mang lại. Ảnh: Sleep Advisor. |
"Email là nơi tụ họp tất cả yếu tố gây căng thẳng. Bạn vào đó và thấy công việc, hạn tiền nhà, hóa đơn. Sống như vậy thật tiêu cực", anh nói với New York Times.
Bước ngoặt đối với Simmons là khi email công việc của anh bị lạc trong hộp thư rác. "Đó là một công cụ lỗi thời", anh bức xúc.
"Một phần lý do tôi không muốn làm thuê là tôi sẽ phải kiểm tra email liên tục để xem sếp có nhắn gì không. Điều đó thực sự rất căng thẳng", Simmons cho biết thêm.
Nỗi sợ email
Trong khảo sát gần đây của công ty tư vấn Deloitte, 46% người tham gia thuộc Gen Z (sinh năm 1996-2010) ở Mỹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng gần như toàn bộ thời gian trong năm 2020. 35% đã nghỉ làm với lý do trên.
Gen Z thường được miêu tả là nghiện dùng điện thoại mà không quan tâm tác hại.
Tuy nhiên, theo Gloria Moskowitz-Sweet và Erica Pelavin, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận về giới trẻ và công nghệ, đây là thế hệ có suy nghĩ chín chắn nhất về thói quen sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
Các thành viên của thế hệ Z "nhận thức rõ ảnh hưởng của công nghệ đến cuộc sống và có cái nhìn sâu sắc hơn người lớn tưởng", họ viết.
Nỗi sợ email không phải của riêng Gen Z.
Vào tháng 4, The New York Times đã nhận được rất nhiều tin nhắn phản ánh sự kiệt sức trong đại dịch vì email.
Một độc giả gọi nó là "việc vặt không hồi kết". Một người khác kể rằng: "Vào những ngày tồi tệ, tôi khóc ngay tại chỗ khi nhận email".
"Mỗi khi nhận email, tôi thấy rất kinh khủng vì lại thêm việc để làm", một sinh viên chia sẻ.
![]() |
Email khiến nhiều người trẻ cảm thấy quá tải, mất tập trung và lo âu. Ảnh: NBC News. |
Những thiếu sót của email trở nên rõ ràng khi nó được dùng để thay thế nhiều quy trình làm việc trong đại dịch.
Những quyết định từng được đưa ra sau khi thảo luận trực tiếp cùng đồng nghiệp, nay bị thay thế bởi tiếng ping-pong của hộp thư đến.
Nhiều người chia sẻ cảm giác tội lỗi khi không thể trả lời email đồng nghiệp nhanh chóng hoặc khi phải chất đầy hộp thư của người khác.
Số khác cho rằng việc trả lời hàng loạt email làm họ quên mất các tác vụ khác, khiến công việc kém hiệu quả và gây bực tức.
“Sau khi gửi email, tôi thường phải nghĩ mãi mới nhớ ra mình ở đâu và đang làm gì", Vishakha Apte (46 tuổi), kiến trúc sư ở New York, viết.
Quá tải
Một số người muốn loại bỏ email từ lâu. Cây viết Cal Newport lập luận rằng “sự thống trị của hộp thư đến” khiến chúng ta mất khả năng tập trung. Việc chuyển đổi giữa email và các tác vụ khác làm não quá tải.
“Chúng ta cảm thấy thất vọng, mệt mỏi và lo lắng. Bộ não con người không chịu được việc này", ông Newport nói với tờ The Times vào tháng 3.
Nghiên cứu năm 2017 cho thấy một hộp thư đến trung bình có 199 email chưa đọc. Giờ đây, sau 16 tháng làm việc tại nhà, hòm thư của các nhân viên văn phòng càng thêm chồng chất.
Những người lao động trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất ổn của đại dịch, đang đánh giá lại ưu tiên nghề nghiệp của họ và thực sự hướng đến việc loại bỏ email.
![]() |
Nhiều người trẻ chọn gọi điện thoại, nhắn tin thay vì gửi email để trao đổi công việc. Ảnh: NBC News. |
Harrison Stevens (23 tuổi) mở cửa hàng thực phẩm sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2020. Anh cho khách hàng số điện thoại và yêu cầu họ nhắn tin hoặc gọi nếu cần trao đổi.
Việc này giúp anh giảm lượng email nhưng tạo ra vấn đề mới: ranh giới công việc và đời tư trở nên mập mờ.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người cảm thấy gửi tin nhắn dễ dàng và thuận tiện hơn là soạn email. Tôi bị áp lực phải tỏ ra chuyên nghiệp và đảm bảo mọi thứ hoàn hảo mỗi khi gửi email đi", Stevens nói.
Đối với một số người, việc nhắn tin điện thoại phức tạp hóa cách trao đổi công việc.
Aurora Biggers (22 tuổi), nhà báo vừa tốt nghiệp Đại học George Fox (Mỹ), cho biết cô cảm thấy khó khăn nhất khi không có hình thức giao tiếp tiêu chuẩn. Có quá nhiều phương tiện liên lạc cạnh tranh với email.
"Email không nên là cách thức trao đổi chính. Nhiều người không làm văn phòng và cũng không ngồi trước máy tính cả ngày để đợi thông báo email. Tôi cho rằng đó không phải cách phù hợp nhất để trao đổi với người khác”, cô nói.
(Theo Zing)
Tuần qua giới công nghệ có một số sự vụ đáng chú ý, bao gồm việc người dùng bị lừa 7,5 triệu đồng vì tin nhắn giả mạo, Trung Quốc phạt hàng loạt công ty, hay chuyện hãng game Konami cắt hợp đồng với ngôi sao bóng đá Pháp.
" alt=""/>Email sẽ chết dưới thời đại của Gen Z?Số huyết tương của họ nếu đủ điều kiện sẽ được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, là giải pháp đặc biệt có giá trị trong thời điểm chưa có thuốc đặc hiệu khống chế virus gây bệnh như hiện nay.
Yến là du học sinh Anh, về Việt Nam hồi cuối tháng 3 và được cách ly tập trung ngay tại tỉnh Bạc Liêu. Sau khi có kết quả dương tính SARS-CoV-2, cô gái 21 tuổi trở thành bệnh nhân 155 mắc Covid-19 tại Việt Nam, chuyển về điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Yến được công bố khỏi bệnh ngày 13/4, cách ly tại viện thêm 2 tuần sau khỏi bệnh. Về quê, cô dọn ra ở riêng trong 1 căn nhà tách biệt, không giao tiếp, gặp người thân 14 ngày trước khi chính thức trở lại cuộc sống bình thường. Hiện Yến đã xin bảo lưu kết quả học tập tại Anh đến tháng 4 năm sau và nhận một công việc làm thêm ở Hà Nội.
![]() |
![]() |
Nữ sinh Cáp Thị Yến, bệnh nhân 155 mắc Covid-19 - Ảnh: NVCC |
Yến tâm sự, cô biết tin về chương trình kêu gọi hiến huyết tương người đã khỏi Covid-19 để điều trị cho bệnh nhân nặng qua một trang mạng xã hội. Ngay thời điểm ấy, cô đã trằn trọc, suy nghĩ suốt đêm.
Từ nhỏ, Yến đã rất nhát, lại đặc biệt sợ máu, sợ kim tiêm. “Hồi đầu khi các bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm, tôi khóc to tới nỗi cả các bạn phòng bên cũng nghe thấy. Sau này quen hơn, cảm giác sợ đỡ dần nhưng vẫn rất run mỗi khi nhìn thấy kim tiêm hay dụng cụ y tế ”, Yến mỉm cười, kể.
Thế nhưng, cô gái trẻ đã mạnh mẽ gạt phắt nỗi sợ 20 năm trời sang một bên để quyết định đăng ký tham gia hiến huyết tương. “Tôi sợ hãi, nhưng niềm mong mỏi được giúp đỡ người khác lớn hơn nỗi sợ ấy”, Yến bảo.
Nữ sinh 21 tuổi tâm sự, cô còn có một động lực đặc biệt khác khiến bản thân quên cả nỗi sợ lớn nhất. Những ngày điều trị tại Bạc Liêu, cảm giác đơn độc giữa một vùng đất xa lạ, người thân ở cách xa cả nghìn cây số khiến cô gái trẻ không ít lần tủi thân.
Thời gian ấy, chính sự chăm sóc, động viên tận tình của các y bác sĩ đã giúp cô vượt qua những phút yếu lòng nhất: “Mỗi ngày, các bác sĩ đều hỏi thăm từ sáng tới tối, rằng hôm nay con thế nào, con có biểu hiện gì khác không, có ho không, mệt không. Họ khiến tôi có cảm giác thân thuộc như người trong gia đình”, Yến chia sẻ.
Sau ra viện, cô vẫn theo dõi các tin tức về tình hình dịch Covid-19 hàng ngày. Những câu chuyện về các ca bệnh nặng không thể qua khỏi, về sự vất vả của đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu đã thôi thúc nữ sinh hành động, “đóng góp những gì cô có thể”.
“Tôi rất vui nếu có thể giúp đỡ các bác sĩ trong việc cứu người bệnh”, Yến tâm sự.
![]() |
![]() |
Nữ sinh 21 tuổi trong buổi xét nghiệm sàng lọc sáng 12/8 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: M.Nhật, Q.Toàn |
Trong ngày hôm nay, Yến đã được làm tất cả xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, lao, giang mai,….và các yếu tố viêm, các yếu tố chống đông để bảo đảm sản phẩm máu thực sự sạch, an toàn. Dự kiến, cô sẽ nhận kết quả trong từ 1 đến 3 ngày tới để biết chính xác có đủ điều kiện thực hiện hiến huyết tương hay không.
Cũng trong ngày 12/8, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 4 trường hợp khỏi Covid-19 khác tới xét nghiệm sàng lọc để hiến huyết tương. Trường hợp xa nhất đang sống ở TP.HCM, là một phụ nữ người Mỹ 50 tuổi, đã bay ra Hà Nội từ đêm qua để kịp lịch sàng lọc.
Bác sĩ Vũ Thị Thu Hương, Khoa Khám bệnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, bệnh viện ghi nhận 17 người khỏi Covid-19 đăng ký hiến huyết tương, trong đó có 9 người được tiến hành sàng lọc, 2 người đã được lấy huyết tương, còn lại đang chờ kết quả. Các mẫu huyết tương thu thập được hiện sẵn sàng cho việc điều trị.
Nguyễn Liên
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Văn Quảng đề nghị ngành y tế đưa vào vận hành bệnh viện dã chiến Tiên Sơn trong ngày 14/8.
" alt=""/>Cô gái trẻ khỏi Covid