Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs Portland Timbers, 08h00 ngày 28/4: Sao thế Galaxy?

- Ngày 22/10, Ban Thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành Thông báo về việc thu hồi Dự án Phân khu B, khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5, đô thị mới Phố Nối của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên.>> Áp lực thu hồi vốn Tổng HUD xin bán một phần trụ sở nghìn tỷ
19 chung cư của tổng HUD ‘lọt’ danh sách đen vi phạm PCCC
Căn cứ thông báo trên, đầu tháng 11 mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên có văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dựng dự thảo văn bản của UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng về việc dừng triển khai thực hiện Dự án Phân khu B, khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5, đô thị mới Phố Nối của Tổng Công ty HUD.
UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh trước ngày 16/11/2018.
 |
Dự án Phân khu B, khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5, đô thị mới Phố Nối của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tại Hưng Yên bị thu hồi. |
Về dự án này, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 19/10/2004, UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5, khu đô thị mới Phố Nối.
Tháng 11/2005, UBND tỉnh có văn bản giao Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà số 2 (đơn vị thành viên của HUD) làm chủ đầu tư dự án lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 phân khu B, khu đô thị phía Bắc QL5, khu đô thị mới Phố Nối.
Đến tháng 7/2006, UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục có văn bản chấp thuận cho Tổng Công ty HUD làm chủ đầu tư dự án lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500 phân khu B, khu đô thị phía Bắc quốc lộ 5, khu đô thị mới Phố Nối thay thế chủ đầu tư cũ là Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà số 2.
Tháng 11/2011, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Phân khu B, Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 5, khu đô thị mới Phố Nối trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Theo đó, HUD được giao làm chủ đầu tư lập quy hoạch. Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khoảng 140,39ha, trong đó diện tích triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị mới khoảng 136,5ha.
Ngày 28/8/2012, UBND tỉnh có văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án phân khu B, khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 5, Đô thị mới Phố Nối.
Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên thời điểm đó việc triển khai thực hiện dự án rất chậm. Công ty chưa nghiêm túc thực hiện đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, không có văn bản báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai thực hiện dự án cũng như lập kế hoạch chi tiết các công việc triển khai tiếp theo. Đồng thời Sở này cũng cho biết, sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét về năng lực tài chính, tính khả thi của dự án cũng như khả năng triển khai dự án của HUD.
Tại Hà Nội, Tổng Công ty HUD cũng đang “ôm” nhiều dự án KĐT với hàng trăm hecta đất, chục năm nay không triển khai xây dựng như: KĐT Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 trên 55ha, Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) chậm triển khai 16 năm…
Hồng Khanh

Không kỷ luật được lãnh đạo HUD, Bộ Xây dựng nói vướng quy định
Sai phạm tại tổng HUD xảy ra nhiều năm và được thanh tra công bố từ năm 2015 nhưng Bộ Xây dựng chưa kiểm điểm các cán bộ vi phạm.
" alt=""/>Thu hồi siêu dự án của Tổng công ty HUD ôm đất hơn chục năm

- Cùng với cơn sốt đất hồi đầu năm 2018, các dự án “ma” cũng nở rộ. Bên cạnh đó, nhiều dự án bán đất gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giao nền, kéo theo tình trạng khách hàng căng băng rôn, cầu cứu nhiều nơi.Khốn khổ vì mua đất 15 năm không được giao nền
Dân Sài Gòn dọa “bao vây” đại gia địa ốc
Hàng loạt “dự án” chưa được duyệt đã rao bán
Khu đất số 770 Kha Vạn Cân, khu phố 5, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, được môi giới rao bán và giới thiệu là dự án Civitas Linh Đông, do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Nam Việt Homes (Nam Việt Homes) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, cho biết, khu đất này thuộc thửa đất số 75, tờ bản đồ số 41, phường Linh Đông. Hiện nay, UBND quận Thủ Đức chưa có hồ sơ pháp lý nào của cấp có thẩm quyền công nhận việc triển khai xây dựng dự án nhà ở hay hồ sơ xin làm hạ tầng giao thông tại thửa đất này.
Trước đó “dự án Heart Land” tại quận Tân Phú, cũng được môi giới rao bán và giới thiệu do Nam Việt Homes làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, “dự án Heart Land” thực ra bao gồm 9 thửa đất đứng tên cá nhân. Khu đất đã bị địa phương đình chỉ thi công vì chưa hoàn thành pháp lý.
 |
Bộ Công An đang điều tra Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba |
Tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công An) điều tra, xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định về sử dụng đất đai đối với Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.
Cơ quan công an xác định, Địa ốc Alibaba đã quảng cáo trên mạng nội bộ 19 dự án khu dân cư trên địa bàn huyện Long Thành. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành chưa chấp thuận chủ trương đối với bất kỳ dự án nào của Địa ốc Alibaba.
Cảnh báo lừa đảo đất nền vùng ven
Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Công an TP.HCM điều tra làm rõ vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đối với các công ty môi giới bất động sản Việt Hưng Phát, Kim Phát có dấu hiệu lừa đảo, trong việc môi giới rao bán các dự án trên địa bàn Đồng Nai.
 |
Khách hàng căng băng rôn tại Công ty Việt Hưng Phát |
Tại Bình Dương, ngày 23/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau khi phát hiện hành vi bán 1 miếng đất cho nhiều người, thu lợi bất chính hơn 9 tỷ đồng.
Trước đó, các quận huyện vùng ven TP.HCM cũng đã có nhiều cảnh báo tình trạng lừa đảo. Theo UBND huyện Hóc Môn, lợi dụng cơn sốt đất nền, một số đối tượng đã rao bán các “dự án nhà ở không hợp pháp” trên địa bàn.
Các đối tượng này hứa hẹn nếu đặt tiền cọc từ 50 - 400 triệu đồng thì trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, họ đưa ra một số bản sao biên nhận đã nộp hồ sơ để chứng minh. Tuy nhiên, khi kiểm tra các bản sao biên nhận hồ sơ này thì không có trên hệ thống lưu trữ hồ sơ hành chính đã nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.
UBND quận 12 cũng đã cảnh báo chiêu lừa đảo trắng trợn tại “dự án nhà ở liên kế Royal Gold Land”. “Dự án” được phân lô gần 100 nền nhà và đường giao thông, đất công viên. Tuy nhiên, qua kiểm tra, khu đất nêu trên thuộc quy hoạch đất cây xanh và cơ quan có thẩm quyền không phê duyệt hoặc thỏa thuận bất kỳ dự án nào thuộc khu vực này.
Khách hàng Intresco, Tranimexco căng băng rôn đòi đất
Sáng 5/9, hàng chục khách hàng mặc áo đỏ, in dòng chữ “Dự án 6A Intresco thu tiền 15 năm chưa xong giải tỏa”, tập trung trước trụ sở Intresco, để yêu cầu công ty này bàn giao phần đất mà họ đã mua từ 15 năm trước, tại Khu dân cư 6A, (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Trong một cuộc họp sau đó, ngày 3/10, có ghi nhận trong biên bản, nếu Intresco tiếp tục kéo dài việc thực hiện dự án, khách hàng sẽ đến văn phòng công ty này để căng băng rôn, biểu ngữ. Điều này không phải gây mất trật tự, mà là khách hàng bức xúc do công ty chưa thực hiện dự án.
 |
Hàng chục khách hàng "bao vây" trụ sở Intresco |
Cũng tại cuộc họp này, đại diện Intresco cho biết, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất cuối năm 2019. Tuy nhiên, đại diện khách hàng không đồng ý việc kéo dài thời gian đền bù đến năm 2019, đề nghị công ty thực hiện sớm, vì khách hàng đã chờ đợi 15 năm.
Cùng cảnh ngộ mua đất không được giao nền là hàng trăm người góp vốn mua nền dự án Khu nhà ở cán bộ, công nhân viên (CBCNV) của Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình (Tranimexco). Họ góp vốn từ năm 1999, nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao.
Sáng 8/10, rất đông khách hàng góp vốn mua nền dự án này đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết. Mặc dù sau đó, Tranimexco và khách hàng góp vốn đã tổ chức họp nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được thống nhất hướng giải quyết.
Quang Hải

Lộ diện đại gia 9X đứng sau "dự án" khủng của Alibaba
Cơ quan chức năng xác định trên địa bàn xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không có bất kỳ công ty Alibaba nào đăng ký hoặc thông báo làm dự án.
" alt=""/>Dự án “ma” nở rộ, khách hàng vây chủ đầu tư đòi đất
Dân có quyền khiếu nại đòi quyền lợiNhư VietNamNet đã phản ánh, việc lấp đoạn sông Cầu Tràm (còn gọi là rạch Trị Yên), rộng khoảng 34m, dài 1,2km, kéo theo ngập lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Long An. Các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là hậu quả trước mắt. Tác động lâu dài vẫn là điều khôn lường, nếu thiếu đánh giá tác động môi trường từ các nhà chuyên môn.
Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, nếu con rạch có chiều rộng tới 34m, thì cũng là con sông quan trọng rồi. Do đó, chính quyền địa phương không thể đơn phương, tự ý ra quyết định lấp đi được. Nếu con rạch nhỏ, tiêu thoát nước trong nội đồng thì địa phương có thể quyết định được.
“Cần xác định thực tế là việc lấp sông có ảnh hưởng tới đời sống người dân hay không? Nếu ảnh huởng thì người dân có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước. Cụ thể như UBND tỉnh, cơ quan thanh tra tỉnh, HĐND tỉnh để được bảo vệ quyền lợi”, luật sư Bình nói.
Cũng theo luật sư Bình, thực tế đã xảy ra nhiều sự việc tréo ngoe như vậy, có chỗ xây bờ kè chắn song nhưng đâu có chắn được, vì nó đi ngược với quy luật tự nhiên. Hoặc chắn được chỗ này nhưng nó lại gây sạt lở ở chỗ khác. Không phải tự nhiên mà các con sông rạch lại chảy theo kiểu uốn lượn chứ không thành một đường thẳng. Hình dạng của con sông được hình thành qua rất nhiều năm, việc nắn dòng chắc chắn sẽ gây ra các tác động về địa chất.
“Việc lấp sông như vậy hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tới dòng chảy, gây sạt lở chỗ này chỗ kia. Có thể hiện tại chưa sạt lở nhưng nhiều năm sau mới xảy ra. Việc lấp rạch rồi xây cống để thoát nước cũng không phải là giải pháp tốt”, luật sư Bình đánh giá.
‘Quyết định của chính quyền không phải lúc nào cũng đúng’
“Tôi đánh giá dự án này là chủ trương của tỉnh đó (Long An - PV) rồi, vấn đề là chủ trương đó xét về góc độ khoa học có đúng hay không. Đánh giá về tác động môi trường và xã hội đã được làm đầy đủ hay chưa. Có nhiều khi có những quyết định, chính sách của chính quyền cũng sai, đâu phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng”, luật sư Trần Thái Bình nói.
Luật sư Bình cũng dẫn thực tế, hiện nay đã có một số nơi xảy ra tình trạng lấp sông rạch, sau đó người ta phải khơi lại dòng chảy, nhưng nhỏ hơn trước. Ở Đồng Nai cũng có vụ việc lấp sông Đồng Nai…
“Nếu việc lấp sông này được xác định là sai thì cần phải sửa ngay. Tôi được biết có dự án lấp kênh từ mấy chục năm trước, giờ mới thấy là sai vì nó gây ngập úng. Hiện đã phải khôi phục lại và rất tốn kém, vì phải giải tỏa các hộ dân sinh sống trên đoạn kênh bị lấp đó. Còn dự án mới lấp mà đã xác định là lấp sai thì phải khắc phục ngay”, luật sư Bình khuyến cáo.
Trong khi đó, luật sư Trần Đức Phượng cho rằng, việc lấp hay tạo mới sông rạch nói chung, đều phải dựa vào khoa học và có sự đánh giá tác động tốt và tác động xấu. Điều này được thực hiện thông qua ý kiến của các sở ngành; ý kiến của người dân qua việc quy hoạch dự án (Luật Quy hoạch); điều tra lập báo cáo tác động môi trường. Như trường hợp lấp Sông Đồng Nai thì sai về quy hoạch, sai về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
“Trong phạm vi dự án này, cần xem xét về những vần đề báo cáo tác động môi trường và về quy hoạch (đặc biệt là các bản đồ kèm theo quy hoạch). Việc điều chỉnh các tuyến sông, suối, kênh, rạch… là cần thiết, nếu giúp cải thiện môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, phải dựa vào các công tác quản lý chuyên ngành địa phương (giao thông, thủy lợi) và việc giảm các tác động môi trường. Nếu việc thực hiện chưa đúng, chưa phù hợp thì cần phải có sự tham gia ý kiến của các Sở ngành chuyên môn và việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ”, luật sư Phượng nói.
Môi giới ‘lụi’ bủa vây khách hàng Bất chấp hậu quả diễn ra với người dân xung quanh dự án, và những vấn đề pháp lý còn chưa được làm sáng tỏ, môi giới vẫn liên tục chào mới khách hàng mua đất nền trên con sông Cầu Tràm đã bị lấp. Dự án này có tên trên giấy phép là dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng. Tuy nhiên, môi giới đã 2 lần đổi tên thương mại thành Trị Yên Riverside và Long Thượng Riverside. Đơn vị môi giới đầu tiên cho dự án là Công ty Cổ phần Địa ốc First Real, với tên thương mại Trị Yên Riverside. Ngày 6/5/2018, công ty này đã mở bán dự án và công bố 85% sản phẩm tại dự án đã được giao dịch thành công. Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Long An, đến ngày 31/10/2018, Sở Xây dựng mới ký quyết định cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dự án cho Công ty Long Thượng Lộc. Điều này cũng cho thấy, First Real Miền Nam đã tổ chức huy động vốn trái phép, khi dự án còn chưa được cấp phép xây dựng. Gần đây, sau hàng loại vấn đề ‘lùm xùm’ pháp lý, tên gọi Trị Yên Riverside đã được môi giới đổi thành Long Thượng Riverside. Lần này, đơn vị môi giới mới xuất hiện là Mland Vietnam. Buổi mở bán sáng 6/1 vừa qua cũng đã thu hút khá đông khách hàng. Tuy nhiên, điều bất ngờ là môi giới đã quảng cáo nhiều tiện ích không được phê duyệt trong quy hoạch 1/500, để dụ khách hàng xuống tiền. Trong đó, điển hình là các tiện ích: Khu compound có camera an ninh 24/24; Trung tâm thương mại; Trường tiểu học, trường mẫu giáo; Cầu cảnh quan, khu vui chơi trẻ em. |
Mạnh Đức - Quốc Đại

Chấn động miền Tây, đại gia lấp sông làm dự án
Dự án Trị Yên Riverside do First Real Miền Nam mở bán từ tháng 5/2018, được hình thành từ việc lấp đoạn rạch dài 1,2km, rộng khoảng 34m, vốn là rạch điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
" alt=""/>Vụ lấp sông chấn động miền Tây: Dân có quyền khiếu nại