Các bác sĩ cũng gặp không ít trường hợp mẹ quá stress vì con quấy khóc đêm đã từng quăng con mạnh xuống giường nhiều lần, thậm chí có người mẹ sau sinh rạch tay tự tử, rạch bụng tự sát hoặc dọa tự tử.
Theo các chuyên gia, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như đã từng bị trầm cảm, gia đình có người trầm cảm hoặc gặp vấn đề tâm lý khác… Trầm cảm sau sinh có tỷ lệ tái phát cao từ 25-68%. Khoảng 20% các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần phải can thiệp chuyên môn, nếu không có thể dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, việc khám sàng lọc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai được đề cập trong Kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký ban hành.
Chương trình này đặt ra một số mục tiêu như, đến năm 2025, 90% người dân TP.HCM nhận biết và dự phòng, phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề rối loạn tâm thần; 60% quận huyện và TP Thủ Đức có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm; đến năm 2030, 100% bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế quận huyện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần...
Quá trình triển khai, thành phố sẽ thực hiện công tác dự phòng, tầm soát phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho người dân, thành phố sẽ tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm vấn đề sức khỏe tâm thần ở cộng đồng, trong học đường, nhân viên y tế và với người mẹ ở giai đoạn mang thai - hậu sản.
Riêng với đối tượng phụ nữ mang thai và hậu sản, ngành y tế sẽ tổ chức khám sàng lọc sức khoẻ tâm thần, lồng ghép nội dung sức khỏe tâm thần vào chương trình giáo dục cho sản phụ, giúp sản phụ và người nhà phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn tâm thần.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các bà mẹ có tinh thần lạc quan, tránh tình trạng trầm cảm lúc mang thai và sau khi sinh con, tương tác tốt với trẻ trong và sau thai kỳ.
Kế hoạch về chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân TP.HCM đã được các chuyên gia trong lĩnh vực này của thành phố xây dựng, Sở Y tế tổ chức lấy ý kiến đóng góp và điều chỉnh. Tháng 7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã có tờ trình đề nghị UBND TP ban hành kế hoạch này.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định sức khỏe tâm thần là một trong những lĩnh vực sức khỏe cộng đồng bị bỏ quên nhiều nhất, đặc biệt cấp thiết trong giai đoạn sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Năm 2022, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận tổng cộng 170.000 lượt khám bệnh, trung bình từ 800-1.000 lượt khám/ngày. Trong đó, các rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc chiếm tỷ lệ cao nhất, tương đương 35,67% và 24,95%.
Còn trên thế giới, năm 2019, ước tính 970 triệu người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó 82% tập trung ở các nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Bên cạnh đó, trong tháng 11, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tiếp nhận và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý 249 phản ánh, kiến nghị của người dân về hỗ trợ do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, các cơ quan có thẩm quyền đã trả lời 192 phản ánh kiến nghị. Đến nay, Cổng này đã tiếp nhận 1.039 phản ánh kiến nghị về hỗ trợ do ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, các cơ quan có thẩm quyền đã trả lời 729 phản ánh kiến nghị.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thời gian qua, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì tập trung phát triển Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Quyết định 1498 ngày 11/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với 14 bộ, cơ quan để thống nhất kết nối thêm 38 dữ liệu; đã phối hợp đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng kho dữ liệu của hệ thống; và đang xây dựng và hiển thị 20 nhóm chỉ tiêu phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, cung cấp ấn phẩm đồ họa thông tin (infographic) về tình hình kinh tế xã hội phục vụ họp Chính phủ thường kỳ.
Với Trục liên thông văn bản Quốc gia, trong 1 tháng từ ngày 23/10 đến 23/11, hệ thống đã gửi, nhận hơn 484.700 văn bản điện tử, nâng tổng số lượng văn bản điện tử gửi trong 11 tháng đầu năm nay lên 4 triệu văn bản, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ khi khai trương – ngày 12/3/2019 đến nay, đã có tổng số hơn 7,8 triệu văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước được gửi qua Trung liên thông văn bản quốc gia.
Đối với Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ cho biết, trong tháng 11, hệ thống đã phục vụ 3 phiên họp của Chính phủ và xử lý 61 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ. Tính từ khi được khai trương đến nay, hệ thống đã phục vụ 44 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và xử lý 960 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 350.000 hồ sơ, tài liệu giấy).
Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới tiếp tục phối hợp cùng cơ quan này cung cấp, kết nối các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức năng xử lý kịp thời các phản ánh kiến nghị và dịch vụ công trực tuyến theo các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Vân Anh
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 20/10, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận 57.867 hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Đã tích hợp, cung cấp 3.200 dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia![]() |
Dù chưa được thỏa thuận phương án kiến trúc, nhưng dự án Khu biệt thự Đường Đệ vẫn ngang nhiên mọc lên. (Ảnh: Nhiên Ca) |
"Bà ấy (chủ đầu tư - PV) cố tình làm như vậy. Chúng tôi đã gọi lên giải thích rồi nhưng vẫn cứ xây lên. Đồng ý không cần giấy phép xây dựng nhưng đã có phương án kiến trúc đâu mà xây" - ông Thọ nói và cho rằng "đây là việc làm đánh lận con đen".
Theo ông Thọ, trong tuần này, Sở Xây dựng sẽ trực tiếp kiểm tra thực tế tại dự án. Nếu chủ đầu tư không chấp hành, Sở Xây dựng sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép.
Nguồn tin riêng của phóng viên cho biết, Khu biệt thự Đường Đệ có diện tích 2,66ha. Ngày 23.3.2003, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo số 189 về việc cho phép lập dự án đầu tư.
Ngày 20.3.2004, UBND tỉnh thỏa thuận dự án đầu tư xây dựng. Đến 23.1.2008, UBND tỉnh tiếp tục có thông báo số 35, thỏa thuận địa điểm lập dự án đầu tư mở rộng đối với dự án này. UBND tỉnh Khánh Hòa cũng phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 2905 (ngày 12.11.2009).
Ngày 28.5.2019, Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 249 đối với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tâm Hương vì đang xây dựng 4 căn biệt thự chủ đầu tư chưa thực hiện việc gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định.
Nhiên Ca
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định “cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” đối với 13 công trình xây dựng vượt tầng tại dự án Ocean View Nha Trang.
" alt=""/>Biệt thự 'khủng' xây trái phép trên núi ở Nha Trang