![]() |
Sự xuất hiện của bác sĩ tại nhà giúp người bệnh giảm căng thẳng về bệnh trạng. Ảnh minh họa. |
Tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước, Tết có khi lại tất bật hơn ngày thường vì đội ngũ bác sĩ phải sẵn sàng “trực chiến” để giải quyết những ca khẩn cấp. Do đó, bên cạnh lựa chọn việc đến khám bệnh tại các bệnh viện, người nhà có thể trực tiếp mời bác sĩ đến nhà thăm khám nhằm góp phần giảm tải áp lực cho các bệnh viện và kịp thời chẩn đoán cho người thân đang mắc bệnh.
Trong dịp Tết này, thông qua ứng dụng di động Jio Health, người dùng có thể nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa đến nhà thay vì bận tâm trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển trong mùa Tết để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Các dịch vụ như bác sĩ đến nhà (homevisit), tư vấn từ xa 24/7 (telemedicine) hoạt động xuyên suốt mùa Tết.
Theo ý kiến của nhiều khách hàng, việc trao đổi về tình hình bệnh tại nhà vừa tạo tâm lý thoải mái không chỉ cho người bệnh mà còn với những thầy thuốc khi họ có nhiều thời gian để tìm hiểu bệnh tình, lối sống để đưa ra biện pháp chăm sóc, hướng điều trị trong thời gian thích hợp cho bệnh nhân, phòng ngừa cho người nhà (nếu có).
Đại diện Jio Health cho biết, hiện đội ngũ bác sĩ của Jio Health tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc, giảng dạy tại các trường ĐH Y, bệnh viện hàng đầu tại TP HCM và cả nước.
Ứng dụng Jio Health có thể tải miễn phí trên kho ứng dụng Google Play (cho thiết bị chạy hệ điều hành Android) và Apple Store (cho iOS). Hoặc bệnh nhân có thể đặt hẹn khám qua website JioHealth.com, fanpage Jio Health Việt Nam và qua hotline 1900636893.
Đình An
" alt=""/>Đặt lịch mời bác sĩ khám tận nhà ngay cả trong TếtMột nghiên cứu năm 2013 cho thấy: các giọt nước bọt lớn có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét). Do đó, nó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét.
Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho.
![]() |
Khẩu trang trở thành vật "bất ly thân" những ngày này đối với người dân Trung Quốc - tâm điểm của dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV |
Khẩu trang y tế bằng vải không dệt thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau.
Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh,... Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt. Đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài.
Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra, mặt trong phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.
Theo FDA (Hoa Kỳ), một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng khẩu trang là "Hiệu suất lọc khuẩn" - Bacterial Filtration Efficiency (BFE).
Các loại khẩu trang chỉ được xếp là "khẩu trang y tế" khi có BFE > 95%. Chọn khẩu trang tốt là chọn loại có BFE cao nhất. Loại khẩu trang có BFE > 99% chính là sự lựa chọn tốt nhất.
![]() |
Một chiếc khẩu trang y tế đúng chuẩn phải đáp ứng đủ các tiêu chí |
Vậy sử dụng khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách? Dưới đây là khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới:
- Chỉ sử dụng khẩu trang 1 lần rồi vất vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi đeo khẩu trang, phải để mặt xanh ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
- Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.
- Khi mang khẩu trang, tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
- Khi tháo khẩu trang, chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Nguyễn Liên
- Bộ Y tế vừa gửi đi khuyến cáo mới nhất tới người dân, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV).
" alt=""/>Bộ Y tế khuyến cáo phòng virus corona nên đeo khẩu trang y tế đúng cáchTheo Thời báo Phố Wall, Melinda Gates đã gặp gỡ các luật sư từ năm 2019 trước khi quyết định chia tay với tỷ phú Bill Gates. Cả hai đã kết hôn 27 năm. Hôm 3/5, cặp đôi thông báo ly hôn. Tin tức này khiến giới thiện nguyện và cộng đồng công nghệ rúng động.
Tờ báo đưa tin bà Melinda đã làm việc với luật sư từ các hãng luật khác nhau cho cuộc hôn nhân “không thể cứu vãn” này. Bà Melinda và chồng không tiết lộ nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Song, một bài báo khác thên The Daily Beast cho rằng, bà bối rối trước mối quan hệ của Bill Gates với “tỷ phú ấu dâm” Jeffrey Epstein. Ngay cả khi chia tay, tình bạn giữa hai tỷ phú vẫn khiến bà ám ảnh.
The Daily Beast viết rằng, hai vợ chồng gặp Epstein tại New York trong căn biệt thự Upper East Side hồi tháng 9/2013. Nguồn tin của tờ báo tiết lộ ngay sau cuộc gặp, bà Melinda đã nói với bạn về cảm giác không thoải mái. Một số người thân cận với hai vợ chồng nói bà phản đối kịch liệt quan hệ giữa Gates và Epstein.
Sau khi New York Times đưa tin về cuộc gặp giữa Bill và Epstein vào tháng 10/2019, bà Melinda đã gọi cho cố vấn vài lần. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính của vụ ly hôn.
Trong khi đó, theo tờ People, giống với nhiều cặp đôi khác, vợ chồng Bill Gates đợi tới khi con gái út 18 tuổi và tốt nghiệp trung học mới thông báo chia tay.
Du Lam (Theo BI)
Thông tin về việc phân chia tài sản hậu ly hôn của vợ chồng tỷ phú Bill Gates và Melinda Gates đã được hé lộ.
" alt=""/>Vợ Bill Gates muốn ly hôn từ năm 2019?