Đại gia ngàn tỷ hết thời, mỗi ngày gom 10 triệu trả nợ
Đại gia địa ốc xin hợp thức hóa sai phạm vì… khó khăn
Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú, TP.HCM), vừa có văn bản phản hồi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Khang Gia (Công ty Khang Gia), về việc công ty này xin gia hạn thanh toán phí bảo trì chung cư.
![]() |
Chung cư Khang Gia Tân Hương tranh chấp kéo dài |
Theo đó, ngày 14/10, Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương, nhận được công văn của Công ty Khang Gia, với nội dung thừa nhận đã chậm trễ trong việc thanh toán tiền 2% phí bảo trì chung cư này, với số tiền khoảng 5,8 tỷ đồng. Do khó khăn nên Công ty Khang Gia xin thanh toán theo theo hình thức trả góp mỗi tháng 300 triệu đồng. Việc thanh toán bắt đầu từ cuối tháng 11/2018, cho tới khi thanh toán hết số tiền nêu trên.
Sau khi họp bàn, Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương đề nghị Công ty Khang Gia chấp hành đúng quy định của pháp luật, tiến hành bàn giao toàn bộ kinh phí bảo trì chung cư Khang Gia Tân Hương cho cư dân, thông qua Ban quản trị, với hình thức quyết toán 1 lần, thông qua tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương còn yêu cầu Công ty Khang Gia cung cấp bảng kê chi tiết phí bảo trì từng căn hộ và phần diện tích hồ bơi, chỗ để xe ô tô, phần diện tích ki-ốt thương mại, chủ đầu tư đã bán; Phần kinh phí bảo trì diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, không bán.
Ban quản trị cũng yêu cầu hạch toán chi tiết lãi suất tiền gửi ngân hàng, đối với khoản phí bảo trì của tòa chung cư, theo đúng quy định tại Khoản 1, điều 109 Luật nhà ở năm 2014. Đồng thời, chủ đầu tư phải cung cấp bảng kê chi tiết việc đã sử dụng 178.841.000 đồng phí bảo trì tòa nhà.
Cũng theo Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương, việc họ không chấp nhận cho Công ty Khang Gia xin gia hạn thanh toán 2% phí bảo trì chung cư là do: Ban quản trị đã nhiều lần có công văn đề nghị Công ty Khang Gia tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì theo đúng quy định pháp luật, nhưng không nhận được sự hợp tác của công ty này.
Trong cuộc họp Hội nghị nhà chung cư ngày 13/5, 173 hộ dân đã biểu quyết 100% thống nhất: Đề nghị UBND TP.HCM chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, khởi tố hình sự chủ đầu tư là Công ty Khang Gia, nếu công ty này cố tình chiếm dụng không bàn giao kinh phí bảo trì chung cư.
Ban quản trị và cư dân chung cư Khang Gia Tân Hương cho biết, họ rất thông cảm về tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty Khang Gia, nhưng kinh phí bảo trì tòa nhà chung cư đã được Nhà nước đưa vào Luật. Vì vậy yêu cầu Công ty Khang Gia thực hiện đúng pháp luật.
“Đề nghị quý Công ty chấp hành theo đúng quy định tại Luật Nhà ở, quy định pháp luật nhà nước, tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì trong đó có lãi suất tiền gửi ngân hàng của kinh phí bảo trì chung cư Khang Gia Tân Hương cho cư dân thông qua Ban quản trị, đúng thời gian quy định”, Ban quản trị chung cư Khang Gia Tân Hương nhấn mạnh.
Mạnh Đức
Một số gói thầu trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD, gặp khó khăn vì một số người dân địa phương khiếu nại, không đồng ý về giá đền bù.
" alt=""/>Công ty Khang Gia: kế hoạch trả nợ 10 triệu/ngày phá sảnTrường ĐH Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển tổng hợp và đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT. Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định. Điểm trúng tuyển ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Anh (chương trình đặc biệt) phương thức V-SAT môn Tiếng Anh đã nhân hệ số 2 và đã quy đổi về thang 450 điểm.
Điểm chuẩn đối với phương thức tổng hợp như sau:
Điểm chuẩn đối với phương thức đánh giá đầu vào đại học trên máy tính như sau:
ĐH Kinh tế TPHCM công bố điểm chuẩn 3 phương thức 3, 4 và 5. Cụ thể, tại TPHCM, điểm chuẩn phương thức 3 dao động từ 48-83, phương thức 4 từ 49-85, phương thức 5 từ 800-995.
Nhóm chương trình Cử nhân tài năng và Cử nhân ASEAN Co-op có điểm chuẩn từ 72-73 điểm. Phổ điểm trúng tuyển này tương ứng với các thí sinh đạt thành tích học tập loại giỏi trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên.
Tại Vĩnh Long, điểm chuẩn các phương thức 3 và 4 lần lượt là từ 49 và 40, phương thức 5 là 550-650.
Cụ thể điểm chuẩn các phương thức như sau:
Chấn động miền Tây, đại gia lấp sông làm dự án
Dự án 2 thế kỷ cỏ mọc vì dân gửi đơn khắp nơi?
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố danh sách 180 dự án không thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm (từ năm 2015-2018) và kiến nghị UBND TP điều chỉnh, hủy bỏ khỏi kế hoạch sử dụng đất hàng năm với các dự án này.
Theo Sở TN-MT TP.HCM, 180 dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm từ năm 2015-2018 của nhiều quận, huyện có tổng diện tích là 812,9ha. Trong đó, có 80 dự án thu hồi đất được HĐND TP nghị quyết thông qua với diện tích 281,79ha.
![]() |
180 dự án chậm triển khai nằm rải khắp ở 24 quận huyện của TPHCM |
Theo danh sách được công bố, 180 dự án chậm triển khai nằm rải khắp ở 24 quận huyện của TPHCM. Tại quận 1 có 8 dự án, đa số đều là các dự án cao ốc và tọa lạc ở các khu đất vàng của TP.
Điển hình như dự án Khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão với 1,22ha; Dự án Khu phức hợp Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế với diện tích 0,36ha; Dự án Trung tâm thương mại - mua sắm và cao ốc văn phòng tại số 164 Đồng Khởi.
Ngoài ra, quận 1 còn có các dự án đáng chú ý là dự án xây dựng bãi xe ngầm Trống Đồng, ở Công viên Tao Đàn, với diện tích 0,54 ha, do Công ty Tập đoàn Đông Dương làm chủ đầu tư; dự án 235B Nguyễn Văn Cừ của Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật với diện tích 1,5ha.
Cũng theo danh sách được công bố, dẫn đầu trong số các quận huyện có nhiều dự án chậm triển khai là quận 10, với 22 dự án. Tuy nhiên đây chủ yếu là các dự án bán đấu giá thành nhà ở, của Công ty TNHH MTV DVCI Q10 và bị tạm dừng thực hiện bán đấy giá, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Còn tại huyện Bình Chánh 17 dự án chậm triển khai. Trong đó, có nhiều dự án là khu thương mại và dân cư. Các dự án này có quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất từ tháng 8/2016, nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư. Hiện các dự án này được xử lý theo hướng không thực hiện riêng lẻ dự án từng thành phần, mà sẽ gộp lại thành khu để đấu thầu, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Đứng thứ 3 trong danh sách các quận có nhiều dự án chậm triển khai là quận 9 với 15 dự án. Trong đó có nhiều dự án lớn như: Dự án khu nhà ở có diên tích 158,64ha tại phường Long Trường, do Công ty cổ phần Sài Gòn Gôn, làm chủ đầu tư; Dự án Khu biệt thự Sanctuary Cove, quy mô 9,88ha, do công ty TNHH Liên doanh Belwynn - Hưng Phú làm chủ đầu tư; Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, có diện tích 36,31ha, Ban quản lý khu công viên LS-VH dân tộc làm chủ đầu tư; Dự án khu dân cư Mỹ Thịnh Phú, do Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Mỹ Thạnh Phú làm chủ đầu tư. Các dự án này đều đã trải qua 3 năm chưa triển khai.
Tại quận Thủ Đức 13 dự án chủ yếu là các dự án liên quan tới giao thông. Ngoài ra, quận 6 có 10 dự án, quận 3 có 11 dự án.
Đặc biệt, quận 2 chỉ có 1 dự án bị điểm tên nhưng là dự án tương đối lớn. Đó là dự án khu nhà ở kết hợp thương mại - dịch vụ, khách sạn, văn phòng cao tầng của Công ty Thương mại Dịch vụ Đầu tư Hồng Quang với diện tích 9,68ha ở phường Bình Khánh…
Mạnh Đức
Tiền đã vào túi, nhà đã bàn giao, nhưng nhiều tiện ích của dự án vẫn mãi còn nằm… trên giấy. Đây là tình trạng đang diễn ra với nhiều doanh nghiệp địa ốc thiếu uy tín, khiến khách hàng lâm vào cảnh dở khóc dở cười.
" alt=""/>Xử lý 180 dự án bất động sản “rùa bò”, bất ngờ đại gia số 1