
Trượt giá, sinh viên hết mặn mà coi thi
Thay đổi mới nhất cho thí sinh trượt đại học
Hoa khôi Tài chính: Nhật kí tình nguyện mùa thi
Khắp nơi đồng hành cùng sỹ tử mùa thi
Máy chơi nhạc iBeat Organix Gold dung lượng chỉ 1 GB nhưng đắt nhất thế giới. Ảnh: Geeksugar
ICTnews- Nếu có những chú ‘dế’ siêu xa xỉ, laptop đắt hàng triệu USD và TV dát vàng thì cũng không nên ngạc nhiên khi biết có chiếc MP3 hàng chục nghìn USD.
Chiếc máy chơi nhạc của Lorsch được phủ vàng 18 karat và trang trí 63 viên kim cương viền quanh màn hình. Ngoài vàng và kim cương phủ ngoài, chiếc máy chơi nhạc iBeat Organix Gold này có các chức năng như các máy chơi nhạc thông thường khác: dung lượng 1 GB, tích hợp chức năng ghi âm, radio FM stereo.
" alt=""/>Máy chơi nhạc MP3 đắt nhất thế giớiMáy ảnh Canon IXUS i7 vẫn sử dụng cảm biến ảnh CCD.
Ảnh: Mobilewhack
Khi chọn mua máy ảnh hoặc máy quay video kỹ thuật số, đa số người dùng đều chú ý vào số chấm (số điểm ảnh tối đa mà máy hỗ trợ được, thường gọi là Megapixel) mà quên đi những thông số khác.
Thật ra, số điểm ảnh tối đa đó phụ thuộc hẳn vào chip cảm biến hình ảnh. Có thể nói, chip cảm biến hình ảnh sẽ quyết định đến phần lớn chức năng của máy, như độ nét của hình, độ nhạy sáng, năng lượng điện tiêu thụ... Vì vậy nó còn được ví là “trái tim của máy ảnh số”.
Hiện nay, trên thị trường, ngoài các máy ảnh, máy quay kỹ thuật số sử dụng chip cảm biến hình ảnh CCD, đã bắt đầu xuất hiện dần loại dùng chip cảm biến CMOS. Ở thời điểm hiện tại, loại máy dùng chip cảm biến CMOS đang thắng thế trên thị trường cao cấp so với loại máy dùng chip cảm biến CCD.
![]() |
Canon EOS D30 sử dụng cảm biến CMOS. Ảnh: Lonestardigital. |
Sự trở lại ngoạn mục của CMOS
Trước đây, chip cảm biến CMOS được trang bị trong các thiết bị rẻ tiền (điện thoại, camera kỹ thuật số, PDA ...) do độ nhạy sáng thấp, hình ảnh thu được không sắc nét... Vì vậy, trong một thời gian dài nó không được các nhà sản xuất máy ảnh số quan tâm.
Trong khi đó, mặc dù đắt tiền hơn so với chip cảm biến CMOS nhưng nhờ khả năng vượt trội về mọi mặt (độ nhạy sáng cao, tái hiện ảnh với độ phân giải lớn, sắc nét...), chip cảm biến CCD được các nhà sản xuất máy ảnh và máy quay video kỹ thuật số phát triển qua hàng loạt và giữ vai trò độc tôn về công nghệ.
Tưởng chừng chíp cảm biến CMOS sẽ rơi vào sự quên lãng, và không có khả năng chạy đua cùng CCD. Nhưng kỳ diệu thay, đến năm 2000, nó đột ngột trỗi dậy và gây tiếng vang bằng chiếc máy ảnh số chuyên nghiệp EOS D30 của hãng Canon với khả năng cảm biến đến 3,2 triệu điểm ảnh.
![]() |
Tiếp đến là Canon EOS D60. Ảnh: Robgalbraith. |
Hai năm sau, năm 2002, CMOS đã thật sự thể hiện được thế mạnh của mình qua phiên bản nâng cấp của EOS D30, đó là EOS D60 với cảm biến lên 6 triệu điểm ảnh. Đây là một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của CMOS khiến hầu hết các nhà sản xuất đang đeo đuổi CCD phải suy nghĩ.
Vài tháng sau đó, Kodak đã tung ra ngay dòng máy Kodak DSC 14n với 14 triệu điểm ảnh nhờ vào chip cảm biến CMOS thế hệ mới. Còn Canon tiếp tục phát triển chip CMOS và tung ra dòng máy Canon EOS 1Ds với 11 triệu điểm ảnh. Đến lúc này, CMOS đã vượt qua CCD về độ nhạy sáng, độ phân giải, chất lượng hình ảnh... nhưng đặc biệt là chi phí không cao đến mức như nhiều người nghĩ.
" alt=""/>Chọn CCD hay CMOS cho camera kỹ thuật sốĐầu tiên là tính năng bù trừ sáng (Exposure Compensation), một trong những tính năng mà những người chụp nghiệp dư thường ít khi sử dụng đến.
Trên tất cả các máy ảnh tự động bao giờ cũng có một bộ phận gọi là bộ phận đo sáng. Bộ phận này đo điều kiện ánh sáng trong khuôn hình ta muốn chụp và đưa ra các tham số cần thiết cho máy ảnh (tốc độ chụp, độ mở của ống kính) trước khi việc chụp được thực hiện. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của bộ phận này cũng giống như một chiếc máy tính, nên trong một số tình huống cụ thể, nó sẽ dễ bị "đánh lừa". Bù trừ sáng sẽ giúp người chụp giải quyết được phần nào vấn đề này.
Một ví dụ thường gặp nhất là khi chụp một vật nào đó mà phía sau vật này có một nguồn sáng rất mạnh (thường gọi là chụp ngược sáng), rất dễ xảy ra tình trạng người hoặc vật định chụp sẽ bị tối đen trong các bức ảnh in ra. Để xử lý việc này, ngoài cách sử dụng Flash, người chụp còn có thể nhờ cậy đến tính năng bù trừ sáng.
![]() |
Phím bù trừ sáng. |
Sau khi chọn tính năng này, trên màn hình của những chiếc máy ảnh Canon Powershot sẽ hiện ra một thanh với các mức độ khác nhau. Hãy di chuyển vị trí của con trỏ đến +1 rồi +2 và chụp thử lại một lần. Bạn sẽ thấy vật định chụp sáng hơn và các chi tiết hiện ra rõ ràng hơn. Hãy thử lại với các giá trị -2 và -1 rồi so sánh các kết quả với nhau, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính năng này. Khi bạn cộng thêm, người ta gọi là "bù sáng", còn khi bạn trừ đi, người ta gọi là "trừ sáng".
Một số người chụp chuyên nghiệp thường để trừ sáng cố định ở vị trí -1/3 hoặc -2/3. Đây là một cách để giúp màu sắc trong bức ảnh có sự tương phản cao hơn. Tốt nhất là trước khi chụp trong một môi trường nhất định nào đó, bạn hãy sử dụng tính năng bù trừ sáng, chụp một vài kiểu cho đến khi cảm thấy ưng ý. Sau đó, giữ nguyên thông số vừa thiết lập rồi tiến hành chụp tiếp. Một điều cần lưu ý là nếu chụp trong nhà, việc trừ sáng có thể làm cho các bức ảnh tối đi.
" alt=""/>Mẹo sử dụng máy ảnh Canon PowerShot