Trên cơ sở Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Y tế khuyến nghị thành phố thực hiện linh hoạt theo 3 vòng cách ly:vòng chung là Chỉ thị 16, vòng thứ 2 là vùng cách ly y tế và vòng thứ 3 là vùng cách ly tập trung:
Thứ nhất,giãn cách theo Chỉ thị 16 và 16 cộng trên địa bàn toàn thành phố.
Thứ hai,thực hiện phong toả một số khu vực có nguy cơ cao, yêu cầu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Thứ ba,áp thiết chế cách ly tập trung tại vùng lõi để tăng cách ly F1 tại nhà, giảm tải cho các khu cách ly tập trung. Triệt để yêu cầu không được ra khỏi nhà, tất cả nhu yếu phẩm thiết yếu phải được đưa đến tận nhà cho người dân.
Về xét nghiệm,Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị đối với vùng lõi, vùng phong toả, vùng áp thiết chế cách ly tập trung, cứ 3 ngày phải lấy mẫu xét nghiệm một lần để đưa ra khỏi cộng đồng các ca bệnh dương tính. Có thể sử dụng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR.
Đối với khu vực có nguy cơ, khoảng 5-7 ngày lấy mẫu xét nghiệm một lần. Đối với các khu vực khác, tiến hành giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu theo hộ gia đình.
Được biết, ngay trong ngày 8/7, Bộ Y tế đã cử GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chuyên gia hàng đầu về xét nghiệm vào TP. HCM hướng dẫn triển khai công tác xét nghiệm.
Về điều trị,Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến nghị áp dụng theo 4 hình thức:
Thứ nhất,khu điều trị tập trung dành cho bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng. Số lượng bệnh nhân này khá lớn, chiếm khoảng 70% tổng số. Tại đây, cần tuyệt đối tuân thủ quy định phòng chống lây nhiễm để tránh lây lan sang người phục vụ và khu vực xung quanh.
Thứ hai,khu vực điều trị bệnh nhân có triệu chứng. Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM giảm tối đa người điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn để dành 50 nghìn giường bệnh phục vụ nhóm Covid-19 có triệu chứng.
Thứ ba,khu điều trị bệnh nhân nặng. Tất cả bệnh viện trên địa bàn sẽ điều trị bệnh nhân nặng tại các trung tâm cấp cứu ngay trong bệnh viện.
Thứ tư,khu điều trị bệnh nhân nguy kịch được giao cho đơn vị: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện 115 và Bệnh viện Nhân dân Gia Định. 4 bệnh viện này phải dành ít nhất 1.000 giường để điều trị bệnh nhân nguy kịch.
Về vấn đề vắc xin phòng Covid-19,Bộ trưởng cho biết, dự kiến trong tháng 7/2021, có khoảng 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam. Các liều này sẽ được ưu tiên dành cho TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đang có diễn biến dịch phức tạp và một số địa phương cần duy trì phát triển kinh tế.
“Bộ Y tế sẽ điều 30 xe tiêm lưu động để hỗ trợ TP. HCM tiêm cho một số khu vực dân cư, nhằm hạn chế tối đa người dân tập trung tại một địa điểm và ra ngoài nhiều”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Về nhân lực phục vụ phòng chống dịch,Bộ Y tế đã quyết định huy động khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế đến hỗ trợ TPHCM chống dịch trên nguyên tắc Trung ương và địa phương cùng làm, thực hiện “đảo quân” để đảm bảo sức chiến đấu.
Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác cho TP. Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TP.HCM do lãnh đạo các Vụ/Cục và đơn vị trực thuộc Bộ làm trưởng đoàn. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phối hợp cùng UBND TP.HCM điều hành nhân lực.
Trong công tác hậu cần phục vụ chống dịch,Bộ Y tế đã trao đổi với một tập đoàn lớn để hỗ trợ khoảng 3 triệu bộ sinh phẩm xét nghiệm và có thể nhiều hơn nữa cho TP.HCM.
Bộ trưởng đề nghị địa phương rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy móc, hoá chất…, có phương án bổ sung cho tình huống ca bệnh gia tăng. TP.HCM cần chuẩn bị phương án 1.000 máy tim phổi nhân tạo (ECMO) phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ thêm máy ECMO cho thành phố.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương khác rà soát lại tất cả trang thiết bị, máy thở, máy ECMO, máy thở oxy dòng cao HFNC, kể cả oxy, thuốc, hoá chất, thiết bị phòng hộ…, chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.
Nguyễn Liên
Trong 24h qua, TP.HCM ghi nhận có 915 bệnh nhân Covid-19, có 67 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế: ‘Dịch CovidSự trở lại của mảng eSports và thi đấu quốc tế
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mảng eSports của Đột Kích đã gặp phải nhiều khó khăn. Các giải đấu ít dần và sau đó mất hẳn suất dự chung kết CFS 2019 chỉ vì trong năm đó không có giải đấu vòng loại trong nước nào để tuyển chọn đội tham dự. Khoảng trống đó cộng với dịch Covid-19 bùng nổ đầu năm 2020 khiến công tác tổ chức giải gần như tê liệt. Các đội tuyển cũng bắt đầu mệt mỏi vì không có giải đấu, sức ép kinh tế, luyện tập.
Sau khi tiếp nhận chuyển giao công tác phát hành game, NPH VTC Online gần đây đã quyết định khởi động lại mảng eSports với giải đấu CFVN Championship 2020 tổ chức vào thời điểm cuối năm, hiện đang đi vào vòng 8 đội.
Tuy vẫn còn hạn chế, phải thi đấu online do ảnh hưởng của Covid-19 nhưng bước trở lại này đánh dấu sự hồi sinh thần tốc của cộng đồng eSports Đột Kích. Rất nhiều đội tuyển đã đăng ký tham gia và không thiếu những gương mặt danh tiếng trong các đội tuyển hàng đầu từng góp mặt tại chung kết thế giới. Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều đội tuyển mới quyết tâm thách thức kỹ năng của các lão làng để trở thành những ngôi sao mới trên bảng xếp hạng.
Có thể nói bước khởi đầu này cực kỳ ấn tượng và hứa hẹn một năm 2021 hoành tráng cho mảng eSports của Đột Kích mở ra một sự trở lại cực mạnh của Việt Nam trên đấu trường Đột Kích thế giới.
Chống hack hiệu quả
Hack game từng là nỗi ám ảnh của dân Đột Kích và từng có lúc trở thành một “meme” của cộng đồng mạng. Tuy nhiên điều này đã trở thành quá khứ với những nỗ lực chống hack ngày càng hiệu quả của NPH VTC Online. Đây là một sự kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau từ tự động đến thủ công và sự phối hợp của cộng đồng game thủ quyết loại trừ hack. Kết quả là các kênh cao cấp, chuyên nghiệp đã vắng bóng hack.
Đầu tiên, NPH VTC Online đã áp dụng hệ thống chống hack Xigncode 3, hệ thống report ingame và Code Hunter đều bật chế độ quét tự động. Các tay chơi hack sẽ bị phát hiện và loại bỏ với tốc độ cực nhanh. Kèm theo đó là hệ thống CSKH hoạt động 24/24, tiếp nhận 100% phản hồi từ người dùng, luôn luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng để hoàn thiện.
Tăng cường hoạt động phát triển cộng đồng
Trong năm 2020, NPH VTC Online đã có hàng loạt động thái nhằm mở rộng các hoạt động cộng đồng và tăng cường hoạt động stream cũng như tập hợp các nhân vật nổi tiếng của cộng đồng trở về server Việt Nam.
Hoạt động Đại Chiến Streamer được tổ chức thường xuyên với dàn khách mời là các gương mặt danh tiếng trong cộng đồng Đột Kích như bomman, rip113, bộ bim, ThụtTV... Game thủ không những được xem thần tượng stream mà còn được xem các thần tượng lập team đấu với nhau qua những trận đấu đầy hấp dẫn.
Số lượng các nhà sáng tạo nội dung, streamer trở lại với Đột Kích cũng tăng lên khi có ngày càng nhiều tên tuổi trở lại với Đột Kích sau khi dừng làm video hoặc từ các server nước ngoài quay về. Dạo qua các kênh video về Đột Kích nổi tiếng có thể thấy nhiều gương mặt như Rùa Ngáo, Anh Đã Già, Tiền Zombie, Pino liên tục ra các clip server Việt Nam.
Lấy lại sức mạnh, hướng đến tương lai
Có thể nói Đột Kích đã lấy lại được sức mạnh vốn có và đang tiếp tục hành trình hướng đến tương lai của mình. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng đây là một tín hiệu tốt và một động lực mạnh mẽ để NPH VTC Online cùng cộng đồng game thủ Đột Kích tiếp tục xây dựng một tương lai mới.
Việt Nam sẽ tiếp tục là một đội mạnh tranh giải vô địch thế giới hàng năm, Đột Kích sẽ tiếp tục là cái tên đầu tiên mọi người nhớ đến khi nói về game bắn súng online tại Việt Nam. Cộng đồng Đột Kích sẽ là cộng đồng xạ thủ đông đảo và mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt!
ABC
" alt=""/>Vượt qua khó khăn – Đột Kích đang trở lại và lợi hại hơn xưa!Nokia, Ericsson và Huawei đều rất quan trọng với Nga. Theo Financial Times, Huawei và ZTE cung ứng từ 40% đến 60% thiết bị không đây của Nga, còn Nokia và Ericsson đảm nhận phần còn lại. Vào tháng 11/2021, Nokia thành lập liên doanh với Yadro, nhà phát triển lưu trữ dữ liệu của Nga, để xây dựng các trạm gốc 4G và 5G ở đây. Dự án hiện đã bị hủy bỏ.
Những doanh nghiệp vẫn hoạt động tại Nga đang tìm cách tránh các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ và châu Âu sau khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2. Trước đó, chính phủ Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp có thể bị trừng phạt nếu họ bị phát hiện giúp đối tác Nga lách lệnh cấm vận. Hãng bán buôn thiết bị viễn thông Alexong của Singapore nằm trong số các pháp nhân bị ảnh hưởng từ lệnh cấm thứ cấp. Đây được xem là lời cảnh tỉnh mới nhất với các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei.
Mảng kinh doanh smartphone của Huawei bị thiệt hại nặng nề sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt với công ty vào năm 2019, hạn chế tiếp cận dịch vụ công nghệ từ những hãng như Google. Sau đó, Huawei tiếp tục bị cấm mua chip hiện đại - linh kiện quan trọng hàng đầu trong thiết bị di động - dẫn đến giấc mơ thách thức Apple, Samsung bị tan tành.
Du Lam (Theo SCMP, Forbes)
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei lần đầu tiên tái xuất trước báo giới sau cuộc chiến pháp lý gần 3 năm tại Canada và công bố kết quả tài chính của tập đoàn này năm 2021.
" alt=""/>Lo sợ trừng phạt, Huawei cũng dừng hoạt động tại Nga?