
 |
Vải cũ được chuyển cho nhóm người khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) may thành đồ sơ sinh. |
Ý tưởng được thực hiện lần đầu tiên ở Philippines khi người dân một thành phố phía nam đất nước trải qua cơn bão tàn khốc vào tháng 12 năm 2011. Những người sống sót qua cơn bão này mất hết nhà cửa và toàn bộ đồ đạc. Sống trong các khu nhà tạm lánh, trại tị nạn, họ thiếu thốn đủ thứ đồ dùng sinh hoạt và cần rất nhiều đồ dùng bằng vải như: khăn mặt, khăn tắm, quần áo, ga giường, chăn, vỏ gối…
Trong khi đó, theo định kỳ các khách sạn cao cấp thải ra hàng tấn vải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn rất mới, chất lượng tốt. Số lượng vải này nếu không được tái chế sẽ có tác động xấu đến môi trường. Ông Stefan Phang đã làm cầu nối để đưa số vải cũ từ các khách sạn đến với những người cần.
Không những tái chế để làm đồ dùng cho gia đình mình, người dân còn biến những tấm ga trải giường thành các sản phẩm có thể bán được để kiếm thêm thu nhập như: áo sơ mi, túi xách, tạp dề, phao…
 |
Thành phẩm được tặng cho Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái). |
Từ năm 2016, ‘Vải cho cuộc sống’ đã được thực hiện ở Việt Nam dưới sự tham gia trực tiếp của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP). Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất tham gia dự án dưới hình thức trao vải cho người khuyết tật để họ may thành những bộ quần áo sơ sinh, khăn quấn, tã vải.
Chị Đinh Phương Nga chia sẻ: ‘Từ năm 2019, chúng tôi mới tập trung vào việc tái chế vải thành đồ sơ sinh, bởi vì chúng tôi nhận thấy người dân ở nhiều vùng miền có nhu cầu lớn về sản phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một nhóm khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) nhận may các sản phẩm với giá thành rẻ. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mới học nghề có kế sinh nhai’.
Ban đầu, chương trình được thí điểm ở một số bản làng thuộc khu vực phía Bắc. Những món quà ý nghĩa đã được trao tận tay các bà mẹ mới sinh con ngay tại trạm y tế xã.
Đến nay, chương trình đang được triển khai ở 14 tỉnh với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người được hưởng lợi từ chương trình.
Hàng ngàn món đồ dùng hữu ích đã được vận chuyển đến các trạm y tế, bệnh viện vùng cao như: Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Bệnh viện và Trạm y tế Thuận Châu (Sơn La), các trạm y tế xã thuộc huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Quy Nhơn (Bình Định).
 |
Một bà mẹ ở Bệnh viện huyện Mường Ảng (Điện Biên) được nhận đồ sơ sinh. |
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Stefan Phang cho biết, khó khăn lớn nhất là nguồn cung vải ổn định từ các khách sạn. Không giống như một số sản phẩm được các khách sạn thải ra hằng ngày như thực phẩm, xà phòng…, vải chỉ được các khách sạn loại bỏ từ 6-9 tháng/ lần.
Điều đó có nghĩa là sau khi một khách sạn đã cho một lượng vải nhất định, phải đợi một thời gian dài sau họ mới có thể cung cấp tiếp. Vì thế, sinh kế của những người khuyết tật may đồ sơ sinh bị gián đoạn và việc cung cấp đồ tới người dân cũng không được duy trì ổn định. Nó phụ thuộc vào việc khi nào các khách sạn sẽ tặng vải tiếp.
‘Một khó khăn nữa là hiện nay mới có ít khách sạn tham gia vào dự án này. Nếu có nhiều khách sạn tham gia hơn, chúng tôi sẽ có nhiều vải hơn. Nhiều người khuyết tật hơn sẽ có việc làm và nhiều bộ quần áo hơn được tặng cho những đứa trẻ nghèo’ – ông Stefan Phang nói.

Tình yêu cô thợ may 19 năm ngồi xe lăn: 'Anh ấy vệ sinh cá nhân cho em'
‘Ngày xưa em buồn lắm. Còn bây giờ, ngồi xe lăn không còn là thứ gì đó quá tồi tệ với em. Em biến nó thành động lực để làm những việc mà mình muốn’, Thắm nói.
" alt=""/>‘Hô biến’ vải cũ khách sạn 5 sao thành đồ sơ sinh cho trẻ em nghèo
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm. Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Gạo trắng đã bị biến thành một điều cấm kỵ trong khẩu phần của những người ăn kiêng bởi các nghiên cứu lặp đi lăp lại rằng ăn cơm trắng có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp…Sai lầm trong việc kiêng khem ăn cơm gạo trắng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dù là người bệnh hay khỏe mạnh thì trong chế độ ăn luôn cần đủ 4 nhóm là tinh bột, chất đạm, chất béo và các loại vitamin.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong các chất đường bột nhất là từ gạo thì có các cấu trúc tinh bột khác nhau. Có những chất tinh bột hấp thu nhanh thì sẽ làm tăng đường máu, có những chất tinh bột cũng ở trong gạo nhưng hấp thu chậm thì không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn.
 |
Người tiểu đường test máu (Ảnh minh hoạ) |
Việc lo sợ tăng đường huyết mà bỏ hoàn toàn cơm trắng sẽ là sai lầm. Bởi điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, gây hạ đường huyết, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu cấp cứu chậm trễ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và duy trì dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể, người bị bệnh đái tháo đường hoặc người thừa cân kiêng khem vẫn hoàn toàn có thể ăn một lượng cơm trắng vừa phải theo chế độ khuyến nghị của chuyên gia hoặc chế biến nấu cơm trắng theo cách thức phù hợp để hỗ trợ cho quá trình ăn kiêng và tập luyện của mình.
Cách ăn cơm gạo trắng đúng liều lượng
Để thay cơm trắng, nhiều người sử dụng các sản phẩm khác có chỉ số đường huyết thấp để thay thế như: gạo lứt, yến mạch, hạt quinoa…Tuy nhiên giá thành cao và không sẵn, cũng như không phải ai cũng có thể thay thế hoàn toàn cơm trắng bằng những loại hạt này.
Để quy ước đúng lượng nên ăn thì các bác sỹ sẽ tính trên chiều cao, thể trạng, cân nặng, công việc hàng ngày của bạn. Thế nhưng để đơn giản, bạn có thể tạm quy ước 1 bát (chén) con cơm trắng tương đương 60g tinh bột.
Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng thì 1 bữa chính có thể ăn 1 lưng chén cơm nhỏ. Nếu là nam giới thì khoảng 1.5 lưng chén cơm, nếu làm các công việc nặng nhọc có thể tăng lên 0.5 chén cơm/1 bữa chính.
Trong một bữa ăn, thứ tự ưu tiên sẽ là rau củ quả và uống nước canh trước. Bởi điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi lưng bụng, từ đó giảm sự thèm ăn. Đồng thời lượng chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, nhờ đó làm chậm hấp thu đường vào máu.
Nấu cơm gạo trắng đúng kiểu
Hiểu được nỗi khổ phải “nhịn cơm” của người có bệnh tiểu đường, thừa cân, các nhà sản xuất trên thế giới đã nghiên cứu tìm hiểu và cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm nồi cơm điện có thêm chức năng nấu cơm gạo trắng có thể hỗ trợ tốt hơn cho người có chế độ ăn kiêng. Sản phẩm này được gọi là “Low sugar rice cooker” (nồi cơm giảm đường) hoặc “” Free sugar rice cooker” (nồi cơm điện tách đường).
Tại Việt Nam, sản phẩm Nồi cơm điện tách đường cũng đã có mặt trên thị trường với các mức giá giao động từ 2 - 15 triệu đồng và nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
Tháng 8/2019 người tiêu dùng mới bắt đầu biết tới nhiều hơn dòng sản phẩm này khi Tập đoàn Nagakawa ra mắt dòng sản phẩm mới nồi cơm điện tách đường Nagakawa với mức giá khuyến nghị 2.990.000VND. Sản phẩm chính hãng, được lắp ráp tại Việt Nam và được phân phối chính thức qua hệ thống Siêu thị, hệ thống cửa hàng điện máy cũng như hệ thống các sàn thương mại điện tử toàn quốc.
Với thương hiệu uy tín gần 20 năm trên thị trường, Nagakawa tin tưởng rằng, dòng sản phẩm này sẽ mang tới những hiệu quả thiết thực cho người tiểu đường, huyết áp, thừa cân và những người muốn ăn kiêng một cách khoa học lành mạnh.
 |
Cơ chế hoạt động của nồi cơm điện tách đường Nagakawa |
“Bản chất của nồi cơm tách đường đó chính là tách thành phần đường hấp thu nhanh để nó tan vào nước rồi kéo nó ra ngoài. Vì vậy khi chúng ăn cơm còn lại thì vẫn còn thành phần đường hấp thu chậm và các chất dinh dưỡng khác nên sẽ không làm tăng đường máu sau khi ăn. Như vậy ứng dụng của sản phẩm này là vô cùng rộng như người bị đường máu cao, người bị đái tháo đường, người bị đường máu thai kì, người cần kiểm soát cân nặng, người cần chế độ ăn lành mạnh…”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết.
 |
Nồi cơm điện tách đường Nagakawa có 10 chức năng nấu ưu việt |
Điểm đặc biệt của Nồi cơm điện tách đường Nagakawa chính là ở phần thiết kế khay tách đường được đặt ở phía trên của nồi. Với thiết kế này, trong quá trình nấu cơm sẽ không có hiện tượng nhão, nát ở phía dưới. Đặc biệt một phần đường và tinh bột được tách ra trong quá trình nấu cơm được chứa trên khay tách đường (dân gian gọi là nước cơm) sẽ phù hợp với người gầy, ốm, người cần bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài chức năng nấu cơm tách đường, nồi cơm điện tách đường Nagakawa còn có 9 chức năng nấu khác như: Nấu cơm thường, cơm gạo lức, cháo, sữa chua, làm bánh… Lòng nồi với lớp phủ chống dính an toàn cũng là điểm nổi bật của Nồi cơm điện tách đường Nagakawa. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Ăn cơm trắng đúng cách