- Năm qua, dịch bệnh Covid-19 và chuyện tình cảm lục đục đã ảnh hưởng tới đời sống của chị như thế nào?
Ảnh hưởng nhiều chứ! Nghề nào cũng vậy thôi mà. Nghệ sĩ chúng tôi lại là nghề đặc trưng của sự vui vẻ hoan hỷ thì lại không thể nào vui vẻ hoan hỷ trong tình cảnh như vậy và xã hội như thế.
![]() |
Thanh Thanh Hiền đã tìm được niềm vui mới. |
Văn hóa văn nghệ, giải trí phải đi sau kinh tế, người ta phải đầy đủ một chút thì người ta mới bắt đầu liên hoan, người ta mới có thể thưởng thức văn nghệ được. Khi nào mà kinh tế ổn định, xã hội ổn định trở lại lúc ấy nghề nghiệp của mình mới có thể tưng bừng được.
Còn chuyện gia đình, nhà nào chả có chuyện này chuyện kia, tôi cũng không ngoại lệ. Có một thời gian dài mất hơn một tháng, tôi không đi đâu và không làm gì chỉ ở nhà thôi. Tôi rút hết lên Sóc Sơn ở trên đấy liền một tháng không về Hà Nội. Ở đấy tôi trồng cây nuôi gà...
Thu nhập của tôi lúc đó mất hẳn và tôi chỉ ngồi ước được đi diễn bằng 1/10 như trước kia. Rồi sau đó nhịp sống lại dần trở lại, tôi cũng dần ổn định và trở lại bình thường. Ai cũng vậy thôi không riêng gì mình.
Mình khó khăn vậy nhưng nghĩ lại còn có nhiều người khó khăn hơn, mình chỉ có mỗi cái "vốn tự có" là giọng hát và đi diễn, không phải kinh doanh bán hàng, không thuê nhà, không phải trả cho nhân viên...
- Chị từng chia sẻ với VietNamNet rằng, chị và anh Chế Phong hay xung đột với nhau kiểu ngôn ngữ vùng miền, phải chăng đó là lý do gia đình chị lục đục và chia tay?
Cái đó là những lặt vặt, cũng có nhưng không xảy ra thường xuyên. Ví dụ anh Phong mà gọi điện thoại cho tôi không được, khi gọi được rồi tôi nhấc máy anh ấy sẽ nói: Làm cái gì mà không bắt máy?" Với người miền Bắc như tôi chẳng hạn, tôi sẽ nghĩ rằng hỏi "làm cái gì" là đang làm một hành động không tốt.
Nếu là tôi, không gọi được cho ai đó sẽ nghĩ là họ đang bận, chắc người ta sẽ gọi lại cho mình chứ tôi không hỏi như thế. Bao giờ tôi cũng giảm thiểu sự nặng nề và nghĩ tích cực lên.
![]() |
Thanh Thanh Hiền đã ly hôn với Chế Phong sau 7 năm gắn bó. |
Nhiều lần như thế, vợ chồng tôi cũng cãi nhau, ví dụ như tôi cũng hỏi lại anh ấy là Làm cái gì là làm cái gì? Thế nhưng sau này tôi lại nghĩ là mình không nên hỏi như thế. Anh Phong cũng không thay đổi, vẫn hỏi như thế mỗi khi không gọi được cho tôi (cười).
- Sau đổ vỡ với Chế Phong, chị đã có người bạn đồng hành mới chưa?
Tôi có rồi! Tôi có một người bạn, một người cộng sự mới. Dạo này tôi phát hiện ra ở bạn ấy có một sự đồng điệu với tôi rất nhiều. Đó chính là con gái tôi - bé Tấm. Tôi chỉ cần nói ngắn gọn, không cần giải thích dài dòng là bạn đã hiểu ngay. Hoặc chỉ bắt đầu bằng một câu nói là ánh mắt 2 mẹ con đã tự hiểu với nhau rồi. Đó là điều mới mẻ và niềm vui của tôi lúc này.
Mua nhà xong đều cho
- Người ta đồn Thanh Thanh Hiền rất giàu có dù không kinh doanh thứ gì ngoài đi hát. Chị đã mua được rất nhiều nhà và đất, phải chăng, cát xê của chị ở mức ngang bằng với người bạn diễn lâu năm - NSƯT Xuân Hinh?
Chính xác là tôi không làm bất cứ thứ ngoài chuyên môn của mình - tức chỉ đơn thuần là đi biểu diễn và đi hát thôi. Nếu mà để so tiền cát xê với anh Xuân Hinh thì tôi không biết mà so sánh. Tôi cũng không biết chính xác là cát-xê của anh Xuân Hinh là bao nhiêu tiền, tôi cũng chẳng bao giờ hỏi anh ý chỉ biết anh ý là người có thu nhập cao. Tôi có nhiều show, lương của tôi cũng cao nếu so với một nghệ sĩ nữ.
Nói thật, nếu cát-xê cao mà ít show cũng không ăn thua gì đâu. Cát-xê cao mà một tháng chỉ nhận được một vài show thì chi phí cũng hết. Thứ nữa, cát-xê đòi cao quá ai người ta trả được, chỉ có những nơi nào người ta quá yêu mến có đầy đủ kinh tế, có khả năng để chi trả cho mình người ta mới mời mà như vậy thì ít lắm và như thế cuộc sống cũng phải tính toán đấy.
Nhưng tôi thì khác, cát-xê có cao nhưng cao ở mức độ người giàu có, dư giả mời được đã đành, người trung bình người ta cũng mời được. Cho nên tôi nhiều show.
Tuy vậy, tôi hiện tại không có cái nhà nào cho thuê hết. Tất cả những bất động sản mà tôi đang có thì một là tôi ở, hai là tôi để không, không cho thuê bao giờ. Tôi không nhận mình là đại gia bất động sản được. Tôi chỉ có mấy cái nho nhỏ.
- Chị mua đất từ thời chị trẻ đi diễn tích cóp được hay mới gần đây?
Tôi mua từ thời lâu rồi, nhiều năm rồi. Nhưng mà tôi mua xong đều cho mà. Tôi có giữ cái gì cho mình đâu. Tôi cho giai (cười),rồi cho các con. Cho bố của các con của tôi - cũng là cho giai mà. Bố của các con tôi có trách nhiệm phải giữ cho chúng nó. Tôi cho hết cách đây 10 năm rồi. 10 năm trở lại đây tôi tay trắng làm lại từ đầu. Tôi mua nhà, mua đất từ đầu và hiện tại nó là của tôi nhưng nếu có cần phải cho nữa tôi lại cho (cười).
- 10 năm trước, khi cho hết tài sản của mình, chị làm lại từ đầu, đó có phải là quyết định khó khăn?
Không! Tôi thấy bình thường, bởi vì tôi thấy việc cho ấy hết sức bình thường. Thế mới cho được, mới bắt tay làm lại từ đầu chứ nếu quyết định khó khăn, đắn đo, tiếc mình không cho được đâu. Chỉ cho một cách vui vẻ và người được cho người ta cũng nhận một cách vui vẻ lịch sự mới vui được.
Tôi thuộc tuýp người sống đơn giản, có thì sắm không thì thôi. Tôi cũng chẳng đặt ra vấn đề là mình cần mua thêm nhà, thêm đất. Tôi đơn giản và cũng là người thuận theo lẽ tự nhiên. Bởi vì tôi tự tin vào mình lắm, tôi dễ sống dễ thích nghi và được nhiều người yêu mến, đó là một tài sản lớn của tôi rồi. Tôi nghĩ vật chất nó cũng ở mức độ nào đấy thôi mình cứ làm, mình cứ sống sao cho nó thoải mái. Nếu có dư dả ra thì tốt không cũng chẳng sao cả.
![]() |
Thanh Thanh Hiền không hối hận về những điều đã qua. |
- Phụ nữ vốn thiệt thòi về mặt tinh thần sau ly hôn, chị đằng này còn tự nhận thiệt thòi về mặt vật chất nữa. Có khi nào chị bị người xung quanh nhận xét sống bản năng và quá 'dại trai'?
Chắc tôi cũng là một số hiếm người cư xử như thế. Tất nhiên, đâu đó vẫn có người phụ nữ như tôi, chẳng qua họ không thuộc số được quan tâm nên không ai khai thác (cười).Khi tôi chia tay bất kể một cuộc tình nào cũng là người thiệt thòi về tình cảm lẫn tâm lý và về kinh tế, đặc biệt khi chia tay với chồng. Tôi cho nhà, cho đất, cho ô tô, cho hết...
Có những người không chỉ nói tôi dại trai mà còn bất bình và đau xót cho tôi. Anh Xuân Hinh còn bảo: Tôi là người ngoài mà tôi còn không chịu được thì tại sao Thanh Thanh Hiền lại có thể như thế? Anh Hinh nói nhiều quá, tôi đành bảo: Thôi, việc đấy nó là việc của cá nhân em, trong lòng em thấy nó nhẹ thì mọi người không nên có ý kiến. Còn dại hay khôn tự mình sẽ rút ra cho mình bài học mà chứ đâu cần người ta nói.
- Trong khoảnh khắc nào đó nghĩ về quá khứ, chị có nghĩ mình cần thay đổi để hiện tại đỡ bị nói dại trai?
Tôi sống đơn giản, tôi nghĩ mình đã sống đúng. Từ nhỏ tôi đã có tính xởi lởi như vậy rồi, bây giờ vẫn thế, thay đổi làm sao được. Thay đổi nó chỉ chóng vánh thôi, nếu như tôi thay đổi để làm cho mình khác đi thì chỉ có thể trong một khoảng thời gian ngắn thôi nó lại lộ nguyên hình vẫn chính là mình - con người có đức hy sinh lớn và sống thảo thơm.
- Phải chăng với cách sống xởi lởi như thế, chị vẫn được tổ nghề đãi, giữ mãi cho chị cả thanh và sắc như chưa hề bị tuổi tác làm tổn hại?
Đúng là Tổ nghề thương tôi mới có thể cho tôi một giọng hát bền bỉ và một sức khỏe tương đối cũng như có một dung mạo dễ coi được khán giả mãi yêu quý.
Tình Lê
Nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền khẳng định, chị và Chế Phong hiện tại không còn là vợ chồng sau 7 năm chung sống bên nhau.
" alt=""/>Thanh Thanh Hiền: 'Tôi dại trai nhưng không hối hận'Jho Low cố gắng xây dựng hình ảnh một doanh nhân trẻ thành đạt với nhiều dự án đầu tư béo bở. Ảnh: Jezebel.
[...]
Việc thành lập Công ty Đầu tư ADIA là cuộc thử nghiệm mới của Low với một chiêu trò khác trong lĩnh vực tài chính, bổ sung vào danh sách các mánh khóe của anh ta. Công ty này chỉ phát hành đúng một cổ phiếu không đăng ký, định giá ở mức 1 USD và thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai đang nắm trong tay chứng chỉ sở hữu cổ phiếu.
Những “cổ phiếu vô danh” loại này đã bị cấm ở nhiều lãnh thổ tài phán, trong đó có Anh và Mỹ. Nevada và Wyoming là hai quốc gia gần đây nhất tuyên bố bãi bỏ việc sử dụng cổ phiếu này vào năm 2007, bởi chúng cho phép chủ sở hữu các công ty giấu mình đằng sau tầng tầng lớp lớp các tấm màn bí mật, khiến các cơ quan chức năng gần như không thể xác định được chủ sở hữu của một món tài sản vào một thời điểm cụ thể.
Đầu thập niên 2000, với mục tiêu phát hiện các vụ gian lận thuế quan, Mỹ bắt đầu gây áp lực cho các trung tâm tài chính nước ngoài, buộc họ phải giao nộp thông tin chi tiết về chủ sở hữu của các công ty và tài khoản đăng ký ở đó. Ngay cả Quần đảo Virgin thuộc Anh mới đây cũng đã cấm sử dụng cổ phiếu vô danh. Nhưng Low biết được rằng ở Seychelles, chúng vẫn được cho phép.
Tiếp theo, Low để các công ty nước ngoài mạo danh này nắm giữ một lượng cổ phần thiểu số ở các công ty xây dựng Malaysia mà anh ta vừa mua lại. Giờ đây, bất kỳ đối tác kinh doanh nào có ý định hợp tác với Low khi thực hiện các vòng thẩm soát đều dễ dàng tưởng rằng những vị hoàng thân ở Kuwait và Malaysia, Đại sứ Otaiba, và hai quỹ lợi ích quốc gia lớn kia, đều là đối tác làm ăn của Low trong các kế hoạch phát triển dự án Iskandar.
Sau khi đã cắt đặt mọi việc đâu vào đấy, Low bắt đầu thả câu. Anh ta cần tìm một con mồi, một doanh nhân giàu có nhưng ngây thơ về thế giới tài chính, sẵn sàng mua các công ty và bất động sản từ tập đoàn đầu tư có vẻ rất danh giá của anh ta với mức giá cao.
Low tìm được một con mồi như vậy ở Taib Mahmud, vị Thủ hiến 71 tuổi của Sarawak, một bang xa xôi nằm khuất nẻo trong rừng của Malaysia trên Đảo Borneo, nằm tách biệt với phần còn lại của quốc gia này ở khoảng cách hàng trăm dặm đường biển.
Với vóc người thấp bé và vẻ mặt tinh ranh, mái tóc màu bạc trắng, Taib là một trong những người giàu nhất Malaysia, đây là thành quả của nhiều chục năm đầu tư làm ăn vào các lĩnh vực như đồn điền chế biến gỗ và dầu cọ, dẫn tới hệ quả là bang do ông ta phụ trách cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.
Vốn là một chính khách sành sỏi do lăn lộn nhiều năm trên chính trường, Taib thường mặc bộ comple màu trắng, lái chiếc xe Rolls-Royce, và sở hữu một cây đàn piano lớn màu trắng, trước kia từng thuộc về nghệ sĩ Mỹ lừng danh Liberace. Dẫu vậy, ông không phải là một người lọc lõi trong thế giới tài chính.
Trước đó, vị Thủ hiến này đã biết đến Low khi anh ta rêu rao quảng bá tham vọng tăng cường đầu tư rộng rãi vào Malaysia của Mubadala sau thành công của thương vụ Iskandar. Taib muốn thu hút các khoản đầu tư để xây dựng các nhà máy tinh chế dầu cọ và cho các dự án năng lượng khác ở Sarawak. Low vẽ ra triển vọng về các khoản chi mạnh tay của Trung Đông. Nhưng cùng lúc đó, Low cũng thuyết phục Taib bỏ tiền mua các công ty xây dựng và đất đai ở Iskandar.
Vài tháng sau đó, Wynton, công ty của Low, hoàn tất thương vụ bán cổ phần ở Iskandar cho UBG, một công ty bảo hiểm của Thủ hiến Taib, để nhận về các khoản tiền mặt và cổ phần ở công ty này. Thương vụ này đã đưa Low trở thành cổ đông lớn nhất của UBG.
Anh ta khoe khoang với bạn bè rằng Wynton đã bỏ túi được 110 triệu USD tiền lãi nhờ bán lại cổ phần ở Iskandar cho Taib với mức giá cao gấp nhiều lần. Vậy là Low đã thực hiện được mẻ lưới đầu tiên. Anh ta đổi chiếc Mercedes E-series sang chiếc Ferrari màu đen, và đưa món đồ chơi mới coóng này của mình đi dạo phố đêm quanh Kuala Lumpur.
Nhưng các rắc rối đang sắp đến gần. Mẻ lưới mà Low kéo lên rất lớn, và Taib, người vẫn giữ cổ phần ở UBG, sẽ nổi giận khi phát hiện ra khoản tiền đội thêm mà mình phải trả là bao nhiêu. Bản thân Otaiba cũng bắt đầu nghe phong thanh về những món hời ngất ngưởng mà Low vừa thu hoạch được, và anh sợ rằng mình chỉ đang được vứt cho những mẩu xương thừa.
Suy cho cùng, chính Otaiba đã cho mượn danh của mình trong thương vụ này, để thêm thắt vào câu chuyện giả tưởng rằng chính phủ Abu Dhabi cũng dự phần vào đây.
“Anh bạn Jho có lẽ đang đối xử bất công với chúng ta trong thương vụ ở Khu vực Phát triển Iskanbar rồi,” Awartani viết cho Otaiba. “Theo tôi, có lẽ chúng ta chỉ được hắn quẳng cho một cục xương để gặm cho thỏa thuê và im miệng”.
Trên các chương trình tin tức hàng đêm của Mỹ, Otaiba giải thích cho các khán giả Mỹ về tình hình Trung Đông với phong thái cực lôi cuốn, nhưng khi bị lợi dụng làm lá chắn quyền lực, anh có thể trở nên rất nhẫn tâm, và trò hai mang của Low đã chọc giận anh.
Anh coi Low là mối quan hệ hữu ích, có thể giúp anh tiếp cận những thương vụ béo bở ở Malaysia, nhưng hóa ra, chính gã người Malaysia này mới là người cần đến anh, và các mối quan hệ cấp cao của anh ở Abu Dhabi, hơn là anh cần đến hắn.
“Hắn cần phải hiểu rất rõ ràng rằng hắn không thể làm gì khuất tất với chúng ta,” Otaiba viết email trả lời Awartani, giục anh xử lý Low. “Cá nhân tôi thích đối đầu tay đôi hơn bởi như thế hắn ta sẽ phải hoảng sợ.”
Ngay cả các đối tác cũng bắt đầu tỏ ra thiếu tin tưởng Low. Nhưng lúc đó, rốt cuộc anh ta cũng đã ôm được cả một núi tiền mà không cần chật vật đi kiếm việc làm. Khi ấy Low 27 tuổi, chỉ mới ra trường vỏn vẹn ba năm.
Trong khi phần lớn các bạn học cùng lớp ở trường Wharton vẫn đang chật vật xoay sở với những biến động bao trùm cả Phố Wall và hệ thống tài chính thế giới vào cuối năm 2008, thì Low đã chễm chệ ngồi trên một núi tài sản mà các bạn học cùng chuyên ngành tài chính với anh ta ở trường Wharton chỉ có thể nằm mơ mới có.
Không cần phải làm ra bất cứ sản phẩm gì, Low đã thể hiện được năng lực phi thường là có thể khai thác quyền lực và thuyết phục các nhà đầu tư chi tiền bằng cách hứa hẹn về những khoản lợi nhuận kếch xù.
Anh ta đã kiếm tiền cho Otaiba và những nhân vật có ảnh hưởng khác đỡ đầu cho mình, để qua đó củng cố thêm mạng lưới quan hệ. Không phải toàn bộ số tiền thu về đều thực sự nằm trong tay Low, anh ta sẽ phải tìm cách đưa lại cho Taib một chút, nhưng dù sao, lúc này Low cũng bắt đầu gây dựng được danh tiếng là người thiết lập các thương vụ.
Anh ta không còn là kẻ vô danh tiểu tốt nữa, mà là một nhà đầu tư có thành tích đáng nể, và giờ đây anh ta là một nhân vật không thể thiếu tại các sự kiện do giới tinh hoa ở Kuala Lumpur tổ chức, tính cả các cuộc gặp gỡ bàn chuyện làm ăn lẫn các cuộc giao lưu xã hội. Chính nhờ danh tiếng đến sớm này mà Low lọt được vào tầm mắt của một lãnh đạo ngân hàng nhiều tham vọng ở thể chế tài chính hùng mạnh nhất Phố Wall.
" alt=""/>Mánh khóe của siêu bịp Jho Low