- MU được bật đèn xanh mua gấp sao Barca,ểnnhượbáo bóng đá Andre Gomes, Leo Messi bước vào đàm phán, chuyển sang Man City, nóng bốc thăm C1 là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 24/8.
- MU được bật đèn xanh mua gấp sao Barca,ểnnhượbáo bóng đá Andre Gomes, Leo Messi bước vào đàm phán, chuyển sang Man City, nóng bốc thăm C1 là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 24/8.
Nhiều người dân trong làng kể, khi Yang Suo 8 tuổi, cha của Yang Suo sợ con đi lại bị ngã nên đã cho Yang vào một chiếc giỏ tre và khiêng cậu đi. Tháng thu hoạch mùa màng, họ cũng mang con theo rồi kê một chiếc ghế dài nhỏ ven đường và để Yang Suo ngồi trên đó đợi.
Yang Suo cũng có lúc muốn làm việc này việc khác nhưng cậu vừa làm được chút việc nhỏ, bố mẹ liền nhắc ra ngoài chơi, không cho cậu giúp.
![]() |
Căn nhà của người nông dân nghèo. |
Chính vì được chiều chuộng quá mức, Yang dần dần trở nên lười biếng và khó bảo. Cậu không muốn đi học, cũng không chịu làm bài tập cô giáo giao khi về nhà. Cô giáo phê bình thì cậu về mách bố mẹ.
Hôm sau, bố mẹ Yang Suo lại lên gặp nhà trường để phản ánh khiến các thầy cô không muốn quan tâm đến Yang Suo nữa.
Năm 1999, khi Yang Suo 13 tuổi, cha cậu qua đời vì bệnh gan, gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ Yang vẫn lựa chọn một mình gánh vác trách nhiệm quan trọng của gia đình chứ không đành lòng để cho Yang Suo phải khổ sở một chút.
Tuy nhiên, chính vì làm việc quá sức nên sức khỏe của bà ngày càng giảm sút, tài chính gia đình ngày càng khó khăn. Lúc này, Yang Suo đã gần đến tuổi trưởng thành, người mẹ mới đặt niềm hy vọng vào Yang Suo, mong cậu có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của cả gia đình như một người đàn ông.
Nhưng vì được bao bọc từ bé nên Yang không có khả năng này. Cậu vẫn dựa vào mẹ trong mọi việc, từ việc kiếm tiền, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và thậm chí là bón cho cậu ăn.
Năm 2004, mẹ của Yang Suo qua đời vì bạo bệnh và cậu thực sự là người duy nhất còn lại trong gia đình.
Anh họ của Yang Suo thấy cậu đáng thương nên giới thiệu cho Yang một công việc và rủ cậu đi theo để làm việc trên công trường. Nhưng công trường là nơi làm việc vất vả nên Yang không thể chịu đựng nổi. Cậu bỏ về nhà sau hai ngày đi làm.
![]() |
Ở độ tuổi 20, Yang không biết làm bất cứ việc gì, kể cả việc nấu ăn, chăm sóc cho bản thân. |
Sau đó, người trong làng giới thiệu Yang làm bồi bàn nhưng Yang Suo đã quen được cha mẹ chăm sóc từ khi còn nhỏ, cậu chưa từng chăm sóc cho người khác nên không thể hoàn thành công việc này.
Lần trở về nhà này, Yang Suo ở nhà và không đi đâu nữa. Vì bố mẹ Yang Suo là những người tốt bụng nên dân làng không nỡ nhìn đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng khó sống sót. Thỉnh thoảng họ mang cho Yang Suo một chút thức ăn. Nhưng Yang Suo hoàn toàn không biết nấu ăn, cũng không thèm tự học. Những đồ dân làng cho, nếu có thể ăn trực tiếp thì cậu sẽ ăn, còn không thì cậu bỏ mặc cho hỏng.
Khi không có đồ để ăn, Yang mang bán dần đồ nội thất trong nhà để lấy tiền tiêu. Mùa đông, khi trời rét buốt, cậu cũng đốt đồ đạc để sưởi ấm.
Cuối năm 2009, anh họ của Yang Suo thương tình mang cho Yang một chiếc chăn bông và một bữa ăn. Nhưng đến nơi, người anh này đã thấy Yang chết vì đói và lạnh. Lúc đó, Yang mới 23 tuổi.
Sau này, người ta đã làm một bộ phim về Yang Suo để cảnh báo các bậc cha mẹ. Thông điệp của bộ phim là: Cha mẹ yêu thương con là lẽ đương nhiên nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức lại hoàn toàn không có lợi cho con.
Sau một lúc, tiếng khóc của Alex khiến David kinh hoàng. "Em định để con khóc vậy sao?" anh hoang mang hỏi tôi...
" alt=""/>23 tuổi không biết tự nấu ăn, chàng trai trẻ chết đói tại nhàMỗi sáng, một vài phụ nữ diện đồ công sở chạy xe chậm lại, vứt xịch một túi rác buộc kỹ, rồi tăng ga đi tiếp. Không ai bảo ai, dần dần quãng đường chưa đầy một cây số đã mọc lên hai bãi rác.
Đó là kịch bản quen thuộc của những bãi rác tự phát mọc lên khắp nước ta. Không chỉ đô thị, những ai ở nông thôn có lẽ cũng quen với những khoảng ruộng ven đường bỗng nhiên trở thành nơi tập kết rác. Chỉ 10 năm từ cơn sốt đất ven sông Nhuệ, Ngân hàng Thế giới cho biết số lượng rác thải ở Việt Nam tăng gấp đôi, đạt 27 triệu tấn/năm. Thêm 10 năm nữa, con số này ước tính là 54 triệu tấn.
Có một sự thật không mấy dễ chịu: chỉ có 85,5 % rác ở đô thị và 45,5% ở nông thôn được thu gom. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang sống với hàng triệu tấn rác không được xử lý mỗi năm. Điểm đến tất yếu của chúng là những dòng sông, con phố, hay ngay trước cửa nhà bạn.
Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội lần này, Bộ Tài nguyên Môi trường đề xuất xử lý cuộc "khủng hoảng rác" bằng nguyên tắc thị trường: ai xả rác nhiều sẽ phải trả nhiều tiền, thông qua hệ thống bao bì do nhà nước quyết định. Người dân vì thế sẽ có động lực xả ít rác hơn để tiết kiệm, đồng thời phân loại rác tại nguồn. Bởi túi đựng rác tái chế được sẽ có giá thấp hơn, hoặc được phát miễn phí (như nơi tôi đang sống ở New Zealand). Điều này vừa làm giảm lượng, vừa giúp việc xử lý rác hiệu quả so với hiện tại.
Khi không được phân loại, cách xử lý khả dĩ nhất là chôn lấp rác. Những ai từng chịu đựng mùi hôi thối từ bãi rác sẽ biết biện pháp này hiệu quả thế nào trong dài hạn. Nếu kém may mắn hơn - như những người dân ở gần bãi rác Cam Ly, Đà Lạt - rác sẽ là quả bom kinh hoàng đổ ụp xuống đầu bạn.
Nỗi lo đầu tiên: áp dụng nguyên tắc thị trường sẽ khiến người dân mất thêm chi phí. Nhưng thực tế là chi phí xả rác ở Việt Nam đang quá rẻ.
Chi phí môi trường trên mỗi hộ gia đình Việt Nam hiện là 0,1 % trên tổng thu nhập, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 1% của thế giới. Ở Hà Nội, một hộ gia đình phải trả khoảng 200 nghìn Đồng cho mỗi tấn rác thải ra, trong khi chi phí thực tế để xử lý lên đến 900 nghìn Đồng. Tôi nghĩ ít ai phàn nàn nếu phải trả thêm một bát phở mỗi tháng để đổi lấy môi trường sạch hơn.
Lo ngại thứ hai là sự trỗi dậy của "rác tặc". Chi phí tăng sẽ khiến hiện tượng vứt rác bừa bãi tăng lên. Điều này có phần đúng, nhưng đổi lại, nếu quy định hiện tại giữ nguyên, bạn có chắc những người lén lút ném rác bên vệ đường có dừng lại hay không? Tôi không nghĩ vậy. Đây là vấn đề thuộc về ý thức nhiều hơn là lợi ích kinh tế.
Thay đổi ý thức cần nhiều thời gian, nhưng không phải là không thể. Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là luật pháp và văn hóa. Tại sao nhiều người Việt ở nước ngoài rất nghiêm chỉnh, bỏ rác đúng nơi quy định, nhưng ngay sau khi bước chân xuống Nội Bài đã nhổ toẹt bã kẹo cao su ra vỉa hè?
Tôi không cho rằng quy định luật pháp chưa đủ nghiêm. Vào năm 2006, khi khu nhà tôi rục rịch sốt đất, mức phạt hành chính cho hành vi xả rác nơi công cộng là 100 đến 500 nghìn Đồng. Hiện tại, mức phạt tối đa là 7 triệu Đồng. Một con số lớn với mức thu nhập bình quân, nhưng thực tế là không mấy người bị xử phạt. Thiếu sót trong thi hành khiến quy định chỉ nằm trên giấy và không có tác động nào để thay đổi hành vi, ta vẫn phải sống chung với rác.
Thành công của quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hay gần đây chiến dịch xử phạt nồng độ cồn, cho thấy chính sách có thể điều chỉnh được hành vi nếu được thực hiện nghiêm ngắn. Đó có lẽ là nỗi lo lớn nhất của tôi với đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhất là với ai đã chứng kiến nhiều dự án thất bại, như chương trình phân loại rác 3R hơn 10 năm trước.
Trước mùa Covid, nhờ sự bùng nổ của hàng không giá rẻ, trên "tường" của tôi tràn ngập hình ảnh bạn bè du lịch Hàn Quốc. Điểm đến ưa thích để check-in là đồi bông lau ở Haneul, công viên cao nhất thành phố Seoul nằm cạnh sân vận động World Cup, phủ quanh bởi rừng cây rợp bóng. Câu chuyện của Haneul mang màu sắc điện ảnh Hàn: trước năm 2002, đó là một bãi rác khổng lồ với 92 triệu tấn. Chính quyền mất 6 năm để biến Haneul từ vịt con xấu xí thành thiên nga, và là biểu tượng cho thái độ với môi trường của người dân Seoul. Chi phí đương nhiên là không rẻ, nhưng có mấy thành phố quyết tâm biến một bãi rác trở thành niềm tự hào?
Nhiều người có thể cho rằng, Hàn Quốc giàu, muốn làm gì chẳng được. Nhưng đồng tiền chật ví không đương nhiên làm tăng ý thức. Haneul tương thích kỳ lạ với bãi rác gần nhà tôi. Tính theo đường chim bay, nó cũng chỉ cách sân vận động quốc gia Mỹ Đình chưa đến một km. Nhìn từ xa, bạn cũng có thể thấy chỏm đồi với hàng cây xanh. Nhưng có những thứ chỉ nên nhìn từ xa hơn là lại gần.
Tôi mong tới ngày có thể dẫn con mình đi dạo trên ngọn đồi đó, và kể cho nó nghe về cuộc chuyển biến trong thái độ với rác của thế hệ tôi, giữa không gian thơm mùi cỏ và tiếng chim kêu. Nhưng nếu không bắt đầu từ hôm nay, ngày mai thứ chúng ta thấy vẫn là những túi rác lổn nhổn dọc đường.
Nguyễn Khắc Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Tính rác theo cânNhững ngày gần đây, MC Kỳ Duyên đột nhiên biến mất khỏi facebook. Cô tạm gác công việc và rời xa mạng xã hội để dành thời gian cho gia đình và tận hưởng kỳ nghỉ thư thái trong căn biệt thự xa hoa. Sau một thời gian xa nhà, nữ MC rất hạnh phúc khi lại được đắm mình trong không gian quen thuộc. Cô tự hào khoe với khán giả từng góc của căn biệt thự do mình tự tay sắp đặt, chăm chút.
![]() Khuôn viên ngập tràn hoa và cây xanh của Kỳ Duyên khiến nhiều người thốt lên lời khen ngợi. Không gian tươi mát này không thua kém vườn sinh thái của các khách sạn, resort cao cấp. ![]() ![]() Khoảnh đất nhỏ trước nhà với muôn hoa đua nở như tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức sống của nữ MC đã ngoài 50 tuổi. Bấy nhiêu với Kỳ Duyên chưa đủ, cô còn tự hứa sẽ ‘rinh’ thêm một xe hoa nữa về trồng. ![]() Kỳ Duyên là người yêu thích việc đọc sách. Nữ MC bày tỏ sự tiếc nuối khi không có chỗ để lưu giữ tất cả những cuốn sách tâm đắc. ![]() ‘Nữ đại gia’ đặt gần kệ sách một chiếc ghế với kiểu dáng đẹp mắt. Cô ‘khoe’ với khán giả: ‘Ghế này là nơi Kỳ Duyên thích nhất để ngồi đọc sách’. ![]() MC Kỳ Duyên nhận được nhiều lời khen về sự hiếu thảo khi dành riêng cho mẹ không gian yên tĩnh để tụng kinh. Cô tiết lộ rằng: Chiếc bàn được thiết kế đặc biệt, có thể gấp gọn sau khi sử dụng để căn nhà luôn gọn gàng và sang trọng. ![]() Bàn ăn sang trọng với chùm đèn màu ấm cúng được đặt gần cửa sổ. Đây là nơi gia đình Kỳ Duyên dùng bữa bên nhau mỗi khi cô có dịp về thăm nhà. Sự bài trí tinh tế theo phong cách phương Tây khiến mỗi bữa ăn đều đặc biệt như tại nhà hàng. ![]() Đây là một góc khác trong căn biệt thự của Kỳ Duyên. Để nói về nơi này, nữ MC chia sẻ: ‘Nhà không phải là nơi bạn ở mà nơi bạn để lại trái tim.’ |
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh năm 1965, hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Cô sở hữu vóc dáng săn chắc và tâm hồn phóng khoáng như thiếu nữ 18 tuổi. Kỳ Duyên nổi tiếng với vai trò MC của chương trình ca múa nhạc hải ngoại Paris by Night. Cô cũng có nhiều video chia sẻ bí quyết làm đẹp, cách luyện tập để trẻ khỏe được khán giả yêu thích.
Lam Trà
" alt=""/>MC Kỳ Duyên: Ngắm biệt thự xa hoa của MC Kỳ Duyên tại Mỹ