
- Đám cưới được tổ chức từ năm 1983. 34 năm trôi qua, hai vợ chồng họ chưa từng một lần cãi vã. Hiện tại, 3 thế hệ với 3 cặp vợ chồng và 3 cháu nhỏ sống cùng nhau dưới một mái nhà nhưng nề nếp gia đình vẫn luôn được gìn giữ.Đó là gia đình ông Nguyễn Quốc Ngữ (SN 1950, bộ đội về hưu) và bà Phùng Thị Hiền (SN 1956, giáo viên về hưu).
Ông bà sinh được 2 người con trai. Các con của họ đều đã lập gia đình. Hiện tại, tất cả các thành viên bao gồm ông Ngữ - bà Hiền, vợ chồng con trai cả, vợ chồng con trai thứ và 3 cháu nhỏ cùng sinh sống trong căn hộ 78 m2 tại một chung cư ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội.
 |
Vợ chồng ông Nguyễn Quốc Ngữ và các cháu |
Chia sẻ về cuộc sống gia đình, ông Ngữ cho biết, vợ chồng ông kết hôn từ năm 1983. Đến nay, 34 năm trôi qua với rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ chưa một lần to tiếng.
“Tôi là bộ đội còn nhà tôi là giáo viên. Nghề bộ đội và giáo viên đều vất vả, lương bổng lại không đáng bao nhiêu vì thế phải thật sự cần cù, chịu khó vợ chồng tôi mới nuôi được các con.
Đến nay, các con của chúng tôi đều đã trưởng thành, có công ăn việc làm và gây dựng gia đình”, ông Ngữ chia sẻ.
Ông cho biết, 2 con trai của ông đều đã lấy vợ, sinh con và đến nay, tất cả đều sống cùng sống với nhau dưới một mái nhà.
Ông bảo, khi sống chung, ông bà đều xác định sẽ giúp đỡ các con các cháu, tạo điều kiện để các con yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan đoàn thể giao phó.
“Hàng ngày, tôi nhận nhiệm vụ đưa 2 cháu nội đi học. Vợ tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa, lo việc cơm nước và bế một cháu bé hơn. Buổi chiều, tôi đón các cháu từ trường về, tắm rửa và cho các cháu ăn. Bố mẹ chúng về chỉ việc tắm giặt, ăn cơm.
Tuy nhiên các con cũng rất có ý thức. Mỗi khi về sớm, các con đều chung tay làm việc nhà cùng với bố mẹ. Hai ngày cuối tuần, con cũng tạo điều kiện để bố mẹ được nghỉ ngơi”, ông Ngữ tiếp tục chia sẻ.
“Hai cô con dâu của tôi đều học qua đại học. Các cháu rất biết cư xử nên chưa bao giờ có chuyện mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng nàng dâu hay giữa hai chị em dâu. Các con dâu cũng dạy con rất tốt, rất bài bản”, ông Ngữ nói tiếp.
 |
Chia sẻ bí quyết chung sống hòa thuận, bà Phùng Thị Hiền cho biết, tất cả đều phải rõ ràng, không thiên vị, những người làm cha làm mẹ thì phải luôn gương mẫu. |
Bà Phùng Thị Hiền, vợ ông Ngữ, cũng đồng tình với quan điểm của chồng. Bà cho biết, mặc dù nhà đông người nhưng mọi người sống với nhau rất hòa thuận. Tất cả các thành viên trong gia đình đều tuân thủ theo các nguyên tắc mà bố mẹ đã đặt ra.
“Mọi việc trong gia đình đều được phân công rõ ràng. Ngày trước, tôi còn khỏe thì việc đi chợ do tôi đảm nhiệm. Tuy nhiên từ ngày sức khỏe yếu đi, việc đi chợ tôi giao lại cho các con dâu.
Mỗi con dâu sẽ đi chợ một tháng. Nếu tháng này chị dâu cả đi chợ thì em dâu phải dậy sớm nấu cơm để mấy anh chị em ăn và mang cơm đi làm. Anh, chị rửa bát thì vợ chồng em phải giặt và phơi quần áo … Tiền phí sinh hoạt cũng được chia đều. Như vậy, anh em sẽ không có cảnh tị nạnh nhau.
6 năm trời kể từ ngày chuyển đến căn nhà này, chưa bao giờ tôi thấy anh em trai hay chị em dâu hục hoặc mâu thuẫn với nhau. Điều này khiến tôi thấy rất tự hào”, Bà Hiền khẳng định.
 |
9 thành viên trong một căn hộ nhưng chưa bao giờ những người hàng xóm thấy họ to tiếng với nhau. |
Chia sẻ về bí quyết chung sống hòa thuận, bà Hiền nói: “Trong gia đình tôi, mọi thức đều phải có nguyên tắc. Nếu ai cư xử chưa đúng, tôi sẽ góp ý thẳng thắn.
Trong nhà có 3 cháu nhỏ nhưng khi có sự cãi cọ, tranh chấp giữa các cháu về đồ chơi, những người lớn trong gia đình sẽ là người phân xử công bằng, không có chuyện thiên vị bất cứ cháu nào”.
Đối với bản thân, bà Hiền cũng tâm sự: “Ngày tôi về làm dâu, mọi thứ đều khó khăn. Chồng đi bộ đội, mình tôi ở với mẹ chồng (bố chồng của bà Hiền đã mất). Bà cụ cũng yếu và khó tính nhưng là giáo viên, tôi luôn nhắc mình phải giữ gìn lời ăn tiếng nói và gương mẫu để các con học tập, mẹ chồng tin tưởng.
Bây giờ, ở cùng các con cũng vậy. Tôi luôn nghĩ, bố mẹ phải là người gương mẫu, phân công công việc và phân xử giữa các con rõ ràng, kinh tế sòng phẳng sẽ khiến gia đình êm ấm.
Quan trọng hơn nữa, tôi cho rằng, để có thể chung sống hòa thuận, tất cả mọi người phải cố gắng hòa hợp, chấp nhận lẫn nhau”.
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người nhìn lại và ý thức sâu sắc hơn ý nghĩa của mái ấm gia đình. Ngày này, mọi thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ... Các cặp vợ chồng cũng thêm hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. |

Mẹ chồng dọa con dâu uống 'thuốc liều' khiến MC giật mình
Người mẹ chồng 67 tuổi hài hước dọa, nếu chị Liên không mạnh dạn, bà sẽ mua thuốc liều cho con dâu uống.
" alt=""/>Ba cặp vợ chồng trong căn nhà chưa từng có tiếng cãi vã

Coi trọng công việc hơn tình yêu
Đàn ông luôn cho rằng chẳng có gì sai khi say mê công việc, vì suy cho cùng "Mình làm cũng vì tương lai với người yêu, vì gia đình...". Họ không biết quá đề cao công việc và dành nhiều thời gian cho nó khiến mối quan hệ của mình bị mất cân bằng.
Nói khác đi, khi quá mải mê công việc mà không vun vén cho tình yêu/hôn nhân, sau một thời gian dài, mối quan hệ đó có nguy cơ đổ vỡ. Bởi lẽ khi ấy phụ nữ là người chỉ cho đi mà không nhận lại được gì, họ sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, thất vọng, muốn tìm đến một người khác quan tâm đến mình hơn...
Gây sợ hãi hoặc luôn đe dọa phụ nữ
Sai lầm này của phái mạnh xuất phát từ tâm lý "thích kiểm soát" của họ đối với phụ nữ. Khi yêu cũng như khi kết hôn, nhiều người đàn ông như muốn tuyên bố ngầm với thế giới rằng cô ấy là của tôi, không ai được chạm vào!
Mong muốn này thể hiện tình yêu song mặt trái của nó để lại quá nhiều tiêu cực. Cụ thể, nó thể hiện bằng thái độ thiếu tôn trọng, lời lẽ cấm đoán, hành động ngăn cản phụ nữ trong các mối quan hệ khác... Sự ngăn cản đó khiến trái tim mong manh của phái đẹp luôn nơm nớp lo sợ mình "phạm quy".
Không thường xuyên ở bên người mình yêu
Khi yêu, khi đã kết hôn, phụ nữ luôn muốn ở gần người đàn ông mình yêu thương nhiều nhất có thể. Họ muốn dồn toàn bộ thời gian, năng lượng của mình cho nửa kia, nhưng đàn ông thì không vậy. Khao khát đó của chị em xuất phát từ mong muốn được bảo vệ, được chở che, được yêu thương... Trái ngược hoàn toàn với mong muốn đó, đàn ông lại không xem người phụ nữ mình yêu là đối tượng đáng để dành nhiều thời gian hơn những người khác.
Đàn ông cho rằng họ còn công việc, còn bạn bè... vì vậy họ không thường xuyên ở bên người mình yêu. Họ vô tình tạo ra khoảng cách trong tình yêu, khiến người yêu cảm thấy trống trải. Ngoài ra, khi phái mạnh tìm đến các mối quan hệ khác ngoài người yêu, họ còn khiến nửa kia cảm thấy buồn lòng vì nghĩ mình không đủ thu hút anh ta.
Có thể nói việc không thường xuyên ở bên cạnh người yêu/vợ của cánh mày râu là lỗi "tày đình" cần xếp lên hàng đầu vì nó tạo khoảng cách trong mối quan hệ, khiến hai người không gắn kết với nhau.
 |
Một trong những sai lầm của đàn ông là khiến người phụ nữ của mình sợ hãi vì tâm lý thích kiểm soát (Ảnh minh họa). |
Sống thoáng khiến phụ nữ cảm thấy không an toàn
Trái ngược hoàn toàn với mong muốn "thích kiểm soát" người phụ nữ của mình, đàn ông lại hay mắc phải sai lầm vì bản thân sống quá buông thả. Dù đã có người yêu hay lập gia đình, họ vẫn thoải mái tham gia vào các cuộc vui cùng bạn bè, đồng nghiệp. Công việc cũng tạo điều kiện cho phái mạnh có dịp nay đây, mai đó, gặp gỡ hết người này đến người khác. Trong khi chị em có xu hướng thu mình lại khi đã "có chủ", thì cánh mày râu không coi việc mình đang yêu/kết hôn là nguyên cớ để hạn chế các mối quan hệ nhạy cảm.
Chính bởi vậy, đàn ông thường khiến người phụ nữ của mình nơm nớp lo sợ. Họ thấy thiếu an toàn, không tin tưởng tuyệt đối vào nửa kia khi cuộc sống có biết bao điều cám dỗ mà bản thân người đàn ông của họ lại sống nhiệt tình, thậm chí là dễ dãi.
Đặt người khác/việc khác quan trọng hơn người phụ nữ của mình
Với phụ nữ, chỉ cần một lời khen ngợi, và nhất là lời khen của người đàn ông họ yêu, họ cũng cảm thấy mình nổi bật nhất trong mắt của đối phương. Lời khen có tác dụng khích lệ tinh thần đặc biệt với chị em. Tuy nhiên, chỉ cần mọi việc mình làm, mọi thay đổi bề ngoài của mình đều bị nửa kia bỏ qua, họ sẽ xem đó là nỗi buồn phiền lớn. Bởi điều đó khiến họ nghĩ bản thân không được người yêu/chồng để mắt tới.
Ngoài ra, mỗi khi đàn ông từ chối hẹn hò, trì hoãn một việc gì đó có liên quan đến hai người, ngay lập tức trong đầu phụ nữ sẽ nảy sinh suy nghĩ chàng coi trọng người khác, việc khác hơn mình. Trong khi đó, việc này đàn ông lại thường xuyên mắc phải.
Phụ nữ không cần "công kênh" mình thành người đẹp nhất, giỏi nhất thế giới, điều phụ nữ mong muốn là mình luôn giữ một vị trí đặc biệt trong mắt bạn đời. Nhưng không phải người đàn ông nào cũng làm được điều này.
Lãng quên cảm xúc của phụ nữ
Phái đẹp đặc biệt nhạy cảm, trong khi đó cánh mày râu lại hay mắc phải sai lầm khi bỏ qua các biểu hiện xúc cảm của nửa kia. Khi một cô gái ỉu xìu nét mặt, ắt hẳn trong lòng họ phải có chuyện không vui; khi một cô gái hỏi gì cũng im lặng, có lẽ họ đang có chuyện bực mình... Tất cả những biểu hiện này, chỉ cần chú ý, các chàng sẽ phán đoán được vấn đề. Tuy nhiên, vì vô tâm hay vì quá mải mê chuyện khác nên đàn ông lại không mấy khi để ý đến các trạng thái cảm xúc của chị em. Chính bởi thế, khi yêu, khi đã kết hôn, nhiều người phụ nữ luôn than vãn nửa kia thiếu quan tâm đến mình.
Không tạo dựng niềm tin hoặc đã phá vỡ nó
Niềm tin là yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì một mối quan hệ bền vững. Khi không có niềm tin hoặc niềm tin bị vụn vỡ, rất khó cho hai người có thể tạo dựng lại. Khi bước vào tình yêu hay hôn nhân, người phụ nữ nào cũng coi trọng các cam kết và việc thực hiện các cam kết đó. Đó là cơ sở để họ tạo niềm tin cho chính mình vào người bạn đời.
Trái lại, đàn ông lại sợ những lời cam kết hoặc họ cam kết chỉ để vừa lòng phái đẹp trong thời điểm hiện tại, còn tương lai lại sẵn sàng bỏ quên các cam kết đó. Vì điều này mà trong cách nhìn của chị em, đàn ông đã gây ra một lỗi "tày đình": không tạo dựng niềm tin hoặc phá vỡ niềm tin của phụ nữ.
Không hiểu phụ nữ
Việc đàn ông không hiểu được tâm lý phụ nữ cũng không có gì quá nghiêm trọng, nhưng với người phụ nữ họ yêu, đây lại là một trong những lỗi lầm lớn, nó phản ánh sự vô tâm của một người đàn ông. Người ta thường ví suy nghĩ của đàn ông giống như một quyển sách tô màu với đường nét rõ ràng, đơn giản nhưng lại thiếu đi chiều sâu, kích thước, sự pha trộn màu sắc - cái mà chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của phụ nữ. Trong khi phụ nữ sống thiên về cảm xúc thì phái mạnh có xu hướng nhìn nhận mọi việc theo lôgic.
Khác biệt là vậy, song khi yêu và đặc biệt là đã kết hôn, điều mọi người đàn ông cần làm là hiểu được lối suy nghĩ đó của người mình yêu. Đôi khi, họ cần nhìn nhận mọi việc theo lăng kính chủ quan của phái nữ để biết không phải chuyện gì cũng chỉ có trắng - đen, trái - phải, đúng - sai...
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Vạch trần 8 lỗi 'tày đình' đàn ông thường mắc với phụ nữ